Thu giữ gần nửa tấn pháo lậu ở Yên Bái
Công an huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) vừa phối hợp với Cục Cảnh sát Giao thông ( Bộ Công an) bắt giữ vụ vận chuyển gần 500 kg pháo nổ qua địa bàn.
Cụ thể, vào khoảng 22h30 tối 10/1, tại Km164, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Tổ công tác của Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Văn Yên phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phát hiện, bắt quả tang ô tô mang BKS 30A-957.00, do tài xế Nguyễn Xuân Trường (SN 1985) điều khiển theo hướng Lào Cai – Hà Nội đang chở 20 thùng cát tông, nghi là pháo nổ.
Lực lượng chức năng kiểm tra số hàng thu giữ
Qua đấu tranh khai thác, tài xế Nguyễn Xuân Trường khai nhận số hàng trên là pháo nổ, nặng gần 500 kg, do Trung Quốc sản xuất, mua từ một người không biết tên ở Km178, Cao tốc Nôi Bài – Lào Cai, để mang về Vĩnh Phúc tiêu thụ. Tổng số tiền hàng mua là 114 triệu đồng.
Video đang HOT
Tài xế Nguyễn Xuân Trường khai nhận mua pháo nổ từ một người không biết tên
Tiếp tục khám xét nhà tài xế Nguyễn Xuân Trường ở Vĩnh Phúc, cơ quan chức năng thu được thêm một số pháo nổ khác.
Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra, xử lý theo quy định.
Tuyên án trùm đa cấp Lê Xuân Giang
Chủ tịch Liên Kết Việt Lê Xuân Giang bị cáo buộc là chủ mưu vụ lừa đảo hơn 6.000 bị hại, chiếm đoạt trên 1.100 tỷ đồng.
Chiều 25/12, TAND Hà Nội đưa ra phán quyết đối đối với Lê Xuân Giang (Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt) và 6 bị cáo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong phần luận tội trước đó, VKSND đề nghị phạt bị cáo Giang tù chung thân. Với vai trò đồng phạm, Lê Văn Tú (Tổng giám đốc Liên Kết Việt) bị đề nghị 19-20 năm tù. Còn Nguyễn Thị Thủy (phó tổng giám đốc công ty này) bị viện kiểm sát đề nghị mức án 17-19 năm tù.
Nhóm nhân viên phát triển thị trường của Liên Kết Việt gồm Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Nguyễn Xuân Trường và Vũ Thị Hồng Dung bị đề nghị 12-16 năm tù.
Lê Xuân Giang và 6 đồng phạm. Ảnh: N.H.
Bản luận tội được đại diện viện kiểm sát trình bày tại tòa xác định năm 2005, Lê Xuân Giang thành lập Công ty BQP, chuyên sản xuất máy khử độc Ozone và nhiều loại thực phẩm chức năng.
Năm 2010, bị cáo Giang tiếp tục thành lập Công ty Liên Kết Việt và được cấp giấy phép kinh doanh đa cấp để bán máy khử độc do Công ty BQP sản xuất.
Theo cơ quan tố tụng, từ tháng 3/2014, Lê Xuân Giang lợi dụng việc Liên Kết Việt được cấp giấy bán mặt hàng trên đã cùng các bị cáo dùng thủ đoạn gian dối, cung cấp thông tin sai lệch khiến nhà đầu tư nghĩ Liên Kết Việt là công ty con của Công ty BQP thuộc Bộ Quốc phòng.
Tháng 10/2014, Giang nhờ nhà sư Phạm Văn Út làm giả bằng khen của Thủ tướng. Sau đó, Chủ tịch Liên Kết Việt giao nhân viên scan màu bằng khen giả đăng lên website của công ty và đóng khung, treo giấy tờ giả tại trụ sở các chi nhánh trên toàn quốc để thu hút thêm nhà đầu tư.
Quá trình hoạt động, Lê Xuân Giang và đồng phạm còn đưa ra những khoản khuyến mại lớn như nộp 7 triệu đồng sẽ được thưởng hơn 400 triệu. Hoặc nhà đầu tư vận động được nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp sẽ được thưởng ôtô trị giá một tỷ đồng, hoặc căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, Lê Xuân Giang đã thu của 68.000 bị hại tổng số tiền gần 2.100 tỷ. Sau khi trừ các chi phí thực tế, các bị cáo chiếm đoạt hơn 1.100 tỷ.
Trong vụ án, Lê Xuân Giang giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ngoài đề nghị tù chung thân, VKSND còn cho rằng bị cáo Giang phải bồi thường hơn 800 tỷ đồng cho các bị hại.
Bị cáo công ty Liên Kết Việt khai từng cảnh báo khách hàng việc lừa đảo Tại tòa, bị cáo Nguyễn Xuân Trường phủ nhận việc thuyết trình sai lệch về công ty và cho rằng bản thân còn cảnh báo khách hàng cảnh giác việc lừa đảo. Video: Bảo vệ khai được trùm lừa đảo Liên Kết Việt 'phong' làm phó tổng giám đốc Sáng 22/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử 7 bị cáo tại...