Thu được ‘giọng hát’ kỳ bí của Trái Đất
Giới thiên văn học lần đầu tiên thu âm được “bài hát” kỳ bí của từ trường Trái Đất trong lúc bị bão Mặt Trời tấn công.
Từ trường Trái Đất (màu trắng bên dưới) khi tiếp xúc với hạt tích điện từ Mặt Trời phóng ra. Ảnh: NASA
Tờ Daily Mail của Anh đưa tin “giai điệu” này được thể hiện dưới dạng sóng âm của một đợt ánh sáng cực quang có thể quan sát ở gần hai cực trong lúc các hạt tích điện tương tác với bầu khí quyển Trái Đất.
Nhóm chuyên gia tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã thu được “giọng hát” trên trong lúc phân tích các đợt sóng từ trường sinh ra khi “gió Mặt Trời” ập đến hành tinh của chúng ta. Họ biến kết quả thu được sang dạng tần số âm thanh, tạo thành một âm thanh lạ thường mà họ mô tả là giống “hiệu ứng âm thanh trong phim khoa học viễn tương hơn là một hiện tượng tự nhiên”.
Video đang HOT
“Bài hát” được xác định sau khi nhóm nghiên cứu gửi bốn tàu vũ trụ đến “vùng địa chấn” của từ trường Trái Đất, nơi đối diện Mặt Trời và là phần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Mặt Trời.
Thông thường, dòng chảy liên tục của các hạt tích điện tạo nên gió Mặt Trời làm cho “vùng địa chấn” phát ra sóng từ đơn giản – khi chuyển thành sóng âm thanh sẽ giống như một nốt đơn thấp. Khi bão Mặt Trời tấn công Trái Đất, tác động của nó lên “vùng địa chấn” trong từ trường khiến “âm nhạc” nâng lên tông cao và phức tạp hơn.
“Như thể cơn bão đã thay đổi giai điệu của vùng địa chấn”, nhà vật lý vũ trụ Lucile Turc – tác giả nghiên cứu – viết trên tạp chí Geophysical Research Letters.
Sứ mệnh “Solar Orbiter” của ESA sắp tới, được dự kiến phóng vào tháng 2/2020, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những điều kiện tạo ra âm thanh vũ trụ kỳ bí như trên.
Xuân Chi
Theo Báo Tin tức
Thiên thể liên sao phát tán sự sống từ Trái đất ra vũ trụ
Cùng với sự phát hiện các thiên thể từ vũ trụ xa xôi, những người theo thuyết tha sinh (panspermia - thuyết cho rằng sự sống tồn tại khắp vũ trụ) bắt đầu tìm cách chứng minh rằng các thiên thể liên sao có thể phát tán sự sống từ Trái đất ra khắp Dải Ngân hà.
Thuyết tha sinh truyền thống đặt giả thiết là sự va chạm của một thiên thể lớn với hành tinh có thể dẫn tới sự phóng vật chất vào không gian vũ trụ bên ngoài trường hấp dẫn của hành tinh hoặc thậm chí của ngôi sao.
Tuy nhiên, các mảnh vụn hành tinh là rất nhỏ, các loại vi sinh hiện diện trên đó hoàn toàn bị mất khả năng bảo vệ trước bức xạ vũ trụ nguy hiểm. Hơn nữa, thiên thể phải va vào hành tinh với vận tốc đủ lớn thích hợp, để số vật chất bắn ra có thể thoát khỏi trường hấp dẫn của ngôi sao và của ngôi sao chủ.
Hai nhà thiên văn học Amir Siraj và Abraham Loeb của ĐH Harvard (Mỹ) đã quyết định kiểm tra xem việc phát tán các vi sinh vật từ khí quyển Trái đất có khả thi hay không. Theo kết quả nghiên cứu, các vi sinh vật có thể ở trên độ cao 77 km so với mặt đất.
Siraj và Loeb tập trung vào các thiên thể liên sao như Oumuamua hay sao Chổi Borisov. Những vật thể vũ trụ này, khi đến gần Trái đất ở một khoảng cách nào đó, có thể "lấy" vi sinh từ Trái đất và gieo rắc chúng lên các hành tinh khác ngoài Hệ Mặt trời
Các nhà khoa học đánh giá sức cản khí quyển Trái đất lên quỹ đạo của các thiên thể liên sao và hiệu quả của hiện tượng gọi là hỗ trợ hấp dẫn (thay đổi hướng bay và vận tốc nhờ sử dụng trường hấp dẫn của hành tinh hoặc các thiên thể lớn khác).
Nhờ vậy, các nhà khoa học xác định được kích thước và năng lượng các thiên thể có khả năng vận chuyển vi sinh vật lên các hành tinh hoặc hệ hành tinh khác. Sau đó, họ ước lượng được số lần các thiên thể liên sao "lấy vi sinh vật từ Trái đất", tính từ khi sự sống xuất hiện trên hành tinh của chúng ta.
Các nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian 4,54 tỷ năm, có tối đa 10 sao Chổi chu kỳ dài và tối đa 50 thiên thể liên sao có thể "lấy" vi khuẩn từ khí quyển Trái đất. Hơn nữa, nếu cho rằng các vi sinh vật có thể xuất hiện trên độ cao hơn 100 km so với mặt đất, thì số lần xảy ra những sự kiện như vậy lên tới 100.000 lần.
Các nhà khoa học cho rằng, sự sống cũng có thể hiện diện trong những hệ hành tinh khác, ngoài Hệ Mặt trời. Họ cũng không loại trừ khả năng là sự sống trên Trái đất có thể được "nhập khẩu" từ các nơi khác, từ hàng tỷ năm trước, cũng nhờ các thiên thể liên sao.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn/
Cảnh tượng siêu hiếm: Bắt gặp cảnh "liên hoan xác thịt" dưới đáy đại dương cùng cú twist cực mạnh về số phận của "vua săn mồi" Kẻ đi săn cũng có thể trở thành con mồi bất kỳ lúc nào - đó chính là sự thực đáng sợ của thế giới tự nhiên. Bạn có biết một trong những cảnh tượng hiếm bậc nhất thế giới tự nhiên là gì không? Chính là những bữa đại tiệc "xác thịt" dưới đáy đại dương, khi một sinh vật chết đi...