Thu được 154 triệu USD Bitcoin tiền ăn trộm, FBI trả hết cho Sony
Cho dù tên trộm đã chuyển hết số tiền này thành Bitcoin, chúng vẫn bị FBI thu giữ và trả lại cho Sony.
Một lượng Bitcoin trị giá 154 triệu USD từng bị chính phủ Mỹ thu giữ đang được trả lại cho công ty Sony Life Insurance Company, một công ty con của Sony. Số tiền mã hóa này đã bị một nhân viên của công ty đánh cắp trong một cuộc tấn công vào hệ thống email doanh nghiệp vào Sony.
” Theo khiếu nại của chính phủ, Rei Ishii, một nhân viên của Sony Life Insurance Company tại Tokyo, bị cáo buộc đã chuyển hướng 154 triệu USD khi công ty đang chuyển tiền giữa các tài khoản của họ.” Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
” Ishii bị cáo buộc làm việc này bằng cách làm sai lệch các chỉ dẫn chuyển tiền, khiến cho các khoản tiền này bị chuyển tới một tài khoản do Ishii kiểm soát tại một ngân hàng ở La Jolla, California.”
Chuyển số tiền bị ăn trộm thành Bitcoin
Theo tài liệu của tòa án, Ishii sau đó chuyển số tiền ăn trộm được này thành 3.879 Bitcoin thông qua một tài khoản Coinbase, được thiết lập để tự động chuyển tất cả số tiền này vào một ví lạnh với địa chỉ Bitcoin ở bc1q7rhc02dvhmlfu8smywr9mayhdph85jlpf6paqu.
Video đang HOT
Sau khi chuyển số tiền này thành tiền mã hóa, Ishii cố gắng thuyết phục giám sát của mình và nhiều lãnh đạo Sony Life không giúp đỡ các nhà điều tra bằng cách gửi email một tin nhắn đòi tiền chuộc cho họ.
” Nếu các ông chấp nhận dàn xếp, chúng tôi sẽ hoàn trả lại khoản tiền bị mất. Nếu các ông tố cáo hình sự, khoản tiền bị mất sẽ không thể quay lại.” Tin nhắn đòi tiền chuộc cho biết.
” Chúng tôi có thể biến mất tăm sau vụ việc này, nhưng một điều chắc chắn là các ông sẽ luôn ở ngay bên cạnh chúng tôi. Chúng tôi khuyến cáo ông nên dừng liên lạc với bất kỳ bên thứ ba nào, bao gồm cả các cơ quan thực thi pháp luật.”
Tuy nhiên, đến ngày 1 tháng 12, trong một cuộc điều tra phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật Nhật Bản, FBI đã thu giữ được ví của Ishii với mã khóa riêng tư được ghi lại trong đó. Nhờ vậy, FBI có thể lấy được toàn bộ 3.879,16242937 BTC trong ví lạnh của Ishii và chuyển chúng sang ví Bitcoin của FBI.
” Sony và Citibank đã ngay lập tức liên hệ và hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật khi vụ trộm được phát hiện ra và FBI đã hợp tác với cả hai để định vị nguồn quỹ này.” Đặc vụ FBI, Suzanne Turner cho biết.
Sau đó, phòng cảnh sát Thủ đô Tokyo đã bắt giữ Ishii và buộc tội anh ta vì nghi ngờ lấy trộm 154 triệu USD thông qua hoạt động chuyển tiền gian lận từ giữa tháng Năm năm nay.
” Vụ án này là một ví dụ về việc hợp tác đáng kinh ngạc giữa các đặc vụ FBI và cơ quan thực thi pháp luật Nhật Bản, những người đã hợp tác để lần theo dõi số tiền ảo này. Tội phạm nên lưu ý: Tiền mã hóa cũng không thể che giấu lợi nhuận bất chính của chúng khỏi các cơ quan thực thi pháp luật.” Luật sư Randy Grossman cho biết.
Bitcoin đang rất dễ bị thao túng
Theo một nghiên cứu gần đây, những "cá voi" kiểm soát 27% lượng Bitcoin đang lưu hành. Điều này khiến họ có thể dễ dàng thu lợi và thao túng thị trường.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) chỉ ra rằng 10.000 ví tiền mã hóa lớn nhất đang nắm giữ 5 triệu Bitcoin, với giá trị khoảng 232 tỷ USD. Con số này tương đương chưa đến 0,01% trong khoảng 114 triệu ví trên toàn cầu đã cất giữ 27% số Bitcoin đang lưu hành.
Nghiên cứu này do các giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan và Trường Kinh tế London thực hiện. Nhóm tác giả cho rằng BTC là một hệ thống tập trung cao do chúng đang nằm ở một số ít địa chỉ. Điều này vô tình khiến BTC dễ bị rủi ro hệ thống hơn.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ việc đồng tiền tăng giá cũng chỉ về tay một nhóm nhỏ các nhà đầu tư và tổ chức lớn.
Phần lớn số Bitcoin vẫn nằm trong ví của các cá voi.
"Mặc dù đã tồn tại được 14 năm và sự phổ biến của nó ngày càng rộng rãi, nhưng đây vẫn là một hệ sinh thái rất tập trung", giáo sư Schoar tại Trường Quản lý MIT Sloan nhận định về Bitcoin.
Nếu so sánh với mức phân bổ giàu nghèo tại Mỹ, Bitcoin thậm chí còn có mức độ tập trung cao hơn. Theo số liệu của Fed, 1% số hộ gia đình tại Mỹ nắm giữ khoảng 1/3 toàn bộ tài sản của quốc gia này.
Theo Wall Street Journal, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích toàn bộ giao dịch trong lịch sử Bitcoin. Dù chủ các ví tiền mã hóa không thể định danh chính xác, dòng tiền vào, ra của các ví này đều được lưu lại trên chuỗi khối. Từ đó, những nhà phân tích có thể dự đoán liệu một ví thuộc về cá nhân hay tổ chức tài chính, sàn giao dịch lớn.
Vào năm 2008, Bitcoin lần đầu được người lấy biệt danh Satoshi Nakamoto giới thiệu. Trên lý thuyết, bất kỳ ai có kiến thức về công nghệ thông tin đều có thể dễ dàng khai thác Bitcoin bằng một bộ máy tính.
Tuy nhiên, việc khai thác đã trở nên đắt đỏ đến mức chỉ các công ty quy mô lớn mới đủ khả năng "đúc" Bitcoin mới cho mạng lưới bằng cách xác minh các giao dịch trên blockchain. Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, các giao dịch Bitcoin chủ yếu vẫn diễn ra thông qua các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase, Huobi...
Do đó, nghiên cứu cho thấy khối tài sản của các sàn giao dịch tiền mã hóa và thợ đào BTC đã tăng vọt trong 2 năm qua, khi giá của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới tăng từ 5.000 USD vào tháng 3/2020 lên gần 69.000 USD vào tháng 11 năm nay.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết khoảng 90% các giao dịch Bitcoin bắt nguồn từ 2 hoạt động không có chức năng kinh tế thực. Nó chỉ đơn thuần là cách mạng lưới xử lý các giao dịch và một cá nhân nào đó chuyển số BTC sang các ví khác nhau nhằm tránh lộ danh tính.
Chỉ số ít giao dịch còn lại mới có mục đích thực tế, nơi những sàn giao dịch và các nhóm đầu tư chuyên nghiệp chiếm tới 75% tổng khối lượng.
Đỉnh mới của Bitcoin là dấu hiệu đáng lo ngại Trước khi Bitcoin lập đỉnh ở mức trên 66.000 USD/đồng, tỷ phú Peter Thiel cho rằng hiện tượng coin tăng giá đột biến chứng tỏ nền chính trị, kinh tế của Mỹ đang có những vấn đề. Theo The Information , Peter Thiel đánh giá việc đồng Bitcoin cùng hệ thống tiền tệ phi tập trung tăng trưởng mạnh chứng tỏ chính trị...