Thu Dung – TikToker gây thương nhớ với những bản cover nhạc Trung
Trào lưu cover đã không còn quá xa lạ với thị trường âm nhạc hiện nay. Dù biểu diễn lại những bài hát của các nghệ sĩ nổi tiếng khác nhưng bản thân những TikToker cover cũng mang những phong cách rất riêng, thổi vào ca khúc một màu sắc mới, sinh động, mới mẻ.
Thông qua MXH, có rất nhiều những tài năng mới nổi tiếng với những clip cover “triệu view” và nổi bật trong số đó là bạn trẻ 9X Trần Thu Dung.
Người xem bất ngờ trước giọng hát của Thu Dung, dành cho cô nhiều lời khen cũng như động viên cô tiếp tục ra nhạc. Phong cách nhẹ nhàng, chứa đựng nỗi niềm của Thu Dung trong các video clip cũng nhận được nhiều sự đồng cảm. Các video clip ngắn của Thu Dung thu về trăm nghìn lượt xem cho mỗi clip trên TikTok. Kênh tiktok của cô thành công thu về 400.000 lượt follows và 3,6M lượt yêu thích.
Ngoại hình xinh xắn của TikToker Thu Dung
Trước khi đến với TikTok, Thu Dung là một freelancer phụ trách công việc liên quan đến content, nội dung và dịch thuật tiếng Trung. Thời gian xây dựng nội dung cho kênh fanpage, TikTok cho nhãn hàng giúp Dung có nền tảng vững chắc về xây dựng kênh trên mạng xã hội. Bản thân cũng mê âm nhạc từ nhỏ, cộng thêm nền tảng tiếng Trung, Dung chọn cover các bài nhạc tiếng Trung làm định hướng xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội.
Dung kể năm 2020, cô lấy một ít tiền dành dụm để mua cây đàn piano và học thêm kiến thức về đệm hát. Thế là, Dung bắt đầu cover (hát lại) các bài nhạc nổi tiếng và sau đó đăng lên TikTok, nhưng không ngờ lại đạt được “triệu view”, có thể kể đến một số video như: Mang chủng, Tát nhật lãng rực rỡ, Nhớ người,… Bên cạnh đó, Dung mong muốn có thể lan tỏa văn hóa âm nhạc Việt tới bạn bè quốc tế thông qua các bản cover, Dung chủ động viết lại lời, dịch lại lời cho những bài hát kinh điển Việt Nam sang tiếng Trung như Vách ngọc ngà, Sầu hồng gai, Chiếc lá cuối,…
Video đang HOT
“Tôi làm vì cảm xúc và đam mê là chính. Bản thân cảm thấy nhẹ lòng khi được chia sẻ âm nhạc với người khác. Với tôi, âm nhạc đã trở thành 1 phần cuộc sống lúc nào không hay“, Dung chia sẻ.
Tuy nhiên, TikToker Thu Dung không ít lần đối mặt với antifan trên mạng xã hội. ” Đôi khi tôi thấy chạnh lòng vì một vài bình luận tiêu cực, như: Chỉ đi hát lại thôi mà, hát cover thì mãi mãi chỉ là hát cover thôi… nhưng tôi không quá buồn vì điều đó, mà ngược lại nó tạo động lực cho bản thân có được thành quả như ngày hôm nay. Tôi sẽ hát cover và ra thêm những sản phẩm cho riêng mình trong thời gian sắp tới”.
Thu Dung cho hay: “Bản thân nghĩ mình hát cũng ổn thôi chứ chưa hay. Tôi không quyết định phong cách mà phong cách quyết định mình. Tôi chưa học nhiều về thanh nhạc, nên gặp khó khăn về cách lấy hơi, luyến hoặc lên nốt cao… nhưng tôi hát vì tình cảm, tâm hồn mình nên bản thân sẽ hát sao cảm thấy thoải mái nhất có thể. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng trau dồi thêm kiến thức về âm nhạc”.
Trong thời gian tới, Dung dự kiến sẽ ra mắt nhiều dự án và mong muốn tiếp tục làm mới, đưa nhạc Việt tiếp cận rộng rãi hơn tới giới trẻ, mong Thu Dung sẽ có thêm những dự án chất lượng và thành công hơn nữa trên con đường chinh phục đam mê đã chọn.
Nguyên nhân khiến Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thiết bị, vật tư y tế nghiêm trọng
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã trải lòng về hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong quá trình mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế.
Những khó khăn này đều xoay quanh "giá gói thầu".
Sáng 25/2, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác đã đến tặng hoa, chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Tham dự cùng đoàn còn có ông Lê Đức Luận, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy bày tỏ Đảng ủy, Ban giám đốc và gần 4.500 nhân viên y tế bệnh viện rất vinh dự khi đón tiếp đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương thăm và chúc mừng.
Bên cạnh báo cáo tình hình hoạt động, bác sĩ Thức đã chia sẻ hàng loạt khó khăn, vướng mắc mà bệnh viện tuyến cuối ở phía Nam đang đối mặt. Trong đó, khó khăn nhất là xây dựng giá gói thầu.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tặng hoa và chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, việc xây dựng giá gói thầu hiện dựa trên Thông tư 68 của Bộ Tài chính. Theo thông tư này, việc mua sắm hóa chất và vật tư y tế tiêu hao chủ yếu vẫn là 3 bảng báo giá.
Trong quá trình triển khai, việc có được 3 bảng báo giá gần như không thực hiện được. Dù là Bệnh viện Bạch Mai hay Chợ Rẫy, khi mở gói thầu lớn, những sản phẩm đủ 3 báo giá chỉ dao động 30-40%.
Với sản phẩm không có đủ 3 báo giá, Thông tư 68 cũng đưa ra nhiều giải pháp như thẩm định giá, giá kê khai... Bệnh viện Chợ Rẫy đã nghiên cứu rất kỹ và khẳng định các biện pháp đó rất khó triển khai trong thực tế.
Ông Thức ví dụ trên cổng thông tin có một đơn vị kê khai giá mua máy CT. Thế nhưng, có hàng trăm loại máy CT, từng loại sẽ có nhiều độ phân giải, nhiều chức năng khác nhau. Mỗi bệnh viện, mỗi tuyến lại mua máy có chức năng khác nhau. Ví dụ, bệnh viện tỉnh mua máy CT 64 lát cắt nhưng Bệnh viện Chợ Rẫy hay Việt Đức phải mua loại 258 hay 512 lát cắt. Giá các loại máy này hoàn toàn khác nhau.
Máy siêu âm cũng rất nhiều loại với chức năng khác nhau như siêu âm bụng, siêu âm doppler... Do đó, không thể áp cái chung chung mà xây dựng giá.
"Sau này có thể các cơ quan hậu kiểm sẽ hỏi tại sao chỗ này mua máy siêu âm 10 đồng mà Bệnh viện Chợ Rẫy xây dựng giá máy 15 đồng", bác sĩ Thức nói.
Bên cạnh đó, hiện nay, không có cơ quan nào kiểm định giá kê khai có đúng không. Giá này do các đơn vị tự kê khai công khai theo ý của mình, nhưng đã xảy ra tình trạng giá cao hơn rất nhiều so với thực tế.
"Khi xây dựng giá gói thầu, bệnh viện gặp rất nhiều rủi ro trong công tác mua sắm đấu thầu. Đây là khó khăn của cả ngành chứ không phải riêng Bệnh viện Chợ Rẫy", bác sĩ Thức thẳng thắn.
Thời điểm này, Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn vướng không đủ 3 báo giá với gói thầu stent mạch vành nên chưa triển khai. Do đó, bệnh viện có thể gặp nguy cơ chỉ tiến hành đặt stent với bệnh nhân cấp cứu, trường hợp khác sẽ phải chờ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: GL.
Trước tình hình trên, ông Thức kiến nghị Bộ Y tế có thể tham mưu, xem xét cho phép các bệnh viện hạng đặc biệt được lựa chọn thương hiệu để mua sắm. Đặc thù bệnh nhân của tuyến cuối là tình trạng bệnh nhân rất nặng, cần có máy móc trang thiết bị hiện đại trong quá trình điều trị.
Trong khi đó, gần như 100% trang thiết bị y tế hiện đại sẽ độc quyền. Giá bán các thiết bị này thống nhất trên thế giới hoặc từng khu vực.
Cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể tự định giá để bệnh viện tự mua, bệnh viện không quyết định giá nhưng được lựa chọn thương hiệu.
Cuối cùng, bác sĩ Thức đề nghị cho phép các bệnh viện nói chung được sử dụng hình thức máy đặt máy mượn, máy xét nghiệm do liên quan đến hóa chất đóng (đi theo máy). Ông đề xuất giá hóa chất có thể giao cho trung tâm đấu thầu quốc gia và bệnh viện sử dụng giá đó.
Isaac từng bị trầm cảm, 'Biển của Hy vọng' là nơi thực sự để chữa lành Chia sẻ của Isaac khiến cho nhiều người vô cùng bất ngờ. Đây cũng là lần đầu tiên giọng ca 'Vượt qua Everest' trải lòng về điều này. Tham gia chương trình Biển của Hy vọng, các nghệ sĩ vốn thường ngày mỗi người mỗi hướng đi riêng, rất ít liên quan tới nhau trong cuộc sống có cơ hội ngồi bên nhau...