Thủ đoạn của “cò đất” ngày càng tinh vi
Cảnh giác những hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi của cò đất thông qua việc làm giả giấy ủy quyền khiến cho cả chủ đất lẫn các tổ chức hành nghề công chứng đứng ngồi không yên.
Tình trạng dùng chiêu lừa bán đất nền của cò đất ngày càng phức tạp và tinh vi
Trong thời gian gần đây, tình trạng dùng chiêu lừa bán đất nền ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… của cò đất ngày càng phức tạp và tinh vi.
Chủ đất gặp hạn
Câu chuyện bà Trần Thị Ngọc Điệp, tại quận 3 TP.HCM là một ví dụ. Bà Điệp cho biết, sau khi rao bán khu đất tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương với giá 11 tỷ, thì ngay lập tức có một nhóm người đến trả giá và đặt vấn đề làm hợp đồng đặt cọc.
Sau khi đặt cọc là 1 tỷ, nhóm người này đã “nổ” với bà Điệp rằng quan hệ rộng nên sẽ tự làm thủ tục sang tên nhưng với điều kiện “phải làm giấy ủy quyền cho nhóm người này”. Đồng ý với phương án trên, 2 bên đã làm giấy ủy quyền tại một văn phòng công chứng tại Bình Dương.
Thời gian trôi qua hơn 2 tháng, nóng ruột, bà Điệp đã gọi điện cho nhóm người này thì được giải thích “trong sổ bị sai về số thửa…”, cho nên phải điều chỉnh lại, tuy nhiên để làm được điều này thì bà Điệp phải mượn được sổ đỏ nhà bên cạnh thì thị xã Bến Cát mới điều chỉnh và làm thủ tục sang tên.
Thấy những lý do vô lý, bà Điệp đã yêu cầu nhóm người kia trả lại sổ để trực tiếp đi làm. Tuy nhiên, sau khi nhận lại sổ bà phát hiện sổ đất của bà bị bóc xé te tua.
Chưa dừng lại ở đó, bà Điệp còn phát hiện nhóm người này còn giả mạo chữ ký của bà để ký giấy ủy quyền cho người khác khiến bà hết sức băn khoăn. Để đảm bảo cho miếng đất của mình, bà Điệp đã phải trực tiếp lên thị xã Bến Cát để làm lại giấy tờ với mục đích ngăn chặn hành vi nêu trên để tránh những rủi ro không đáng có.
Bà Hoàng Thị T, quận 1, TP.HCM cũng chia sẻ câu chuyện tương tự sau khi đang thông tin rao bán căn nhà ở phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 với giá 16 tỉ đồng. Qua trao đổi với vài khách mua, một thời gian ngắn, bà H thấy có nhiều người đến nhà xem nhà nhưng thực chất là nhóm người này lại khẳng định là muốn bán nhà. Đáng ngạc nhiên là trên thực tế thì bà H vẫn là chủ nhà, vẫn đang sử dụng nhà và chưa từng bán cho ai.
Sau bà H mới ngớ ra sổ đỏ thật và tờ lệ phí trước bạ của mình đã không cánh mà bay từ lúc nào. Tìm hiểu thêm, bà H mới biết là sau khi có được hai bản chính giấy trên, ai đó đã giả mạo chị và dùng CMND giả tên bà đến Phòng Công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền cho người khác được quyền định đoạt nhà của bà…
Video đang HOT
Với những thủ đoạn tinh vi nêu trên, các đối tượng cò đất không chỉ khiến cho chủ đất lo lắng với nguy cơ dẫn đến tranh chấp vì các đối tượng này đã dùng giấy tờ giả để thế chấp ngân hàng, mà các tổ chức hành nghề công chứng cũng đứng ngồi không yên.
Thủ đoạn tinh vi
Một số đối tượng môi giới hay còn gọi là “cò đất” thông qua việc “làm hợp đồng đặt cọc, giả giấy ủy quyền…” với người bán để lừa cả người bán lẫn người mua, thậm chí là cả các tổ chức hành nghề công chứng.
Đáng chú ý, với khả năng “hoạt ngôn” của mình, các đối tượng cò đất đã “nổ” với người bán rằng có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương nên việc làm thủ tục sang tên đổi chủ khá nhanh chóng và vấn đề này giúp cho việc mua bán, thanh toán tiền nhanh hơn cho cả người bán và người mua.
Lợi dụng vào những thông tin này, các cò đất đề nghị chủ đất làm thủ tục ủy quyền để các đối tượng đi làm giấy tờ. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi được chủ đất làm thủ tục ủy quyền, các đối tượng này đã ôm toàn bộ giấy tờ gốc rồi tự ý phân lô để rao bán nền cho nhiều người chứ không hề làm thủ tục sang tên đổi chủ như những gì các đối tượng này cam kết trước đó.
Chưa dừng lại ở đó, để đối phó với chủ đất, các đối tượng cò này còn làm “sổ đất giả”, giấy ủy quyền giả, sau đó sẵn sàng trả lại giấy tờ cho chủ đất với lý do “giấy tờ sai thửa đất, có tranh chấp…”. Thậm chí, các đối tượng này còn dùng giấy tờ thật của chủ đất để thế chấp ngân hàng. Và sự việc này chỉ thực sự vớ lẽ sau khi nhân viên ngân hàng thông báo với chủ đất là đất đang bị thế chấp không thể mua bán.
Đáng chú ý, trong sự việc này một số các văn phòng công chứng cũng dễ dàng trở thành nạn nhân do các cò đất dùng giấy tờ giả để thực hiện các hành vi giao dịch mua bán và thông qua công chứng. Và hai tổ chức hành nghề công chứng ở TP.HCM cùng mắc bẫy người giả, giấy tờ giả… là một ví dụ điển hình, đang là vấn đề bức xúc trong dư luận trong suốt thời gian qua.
Nguyễn Hùng
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Giàu siêu tốc nhờ địa ốc: Đâu phải ai mua cũng lãi, chớ dại xuống tiền lúc sốt?
Chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng: Với nhà đầu tư an toàn, lâu dài thì không nên mua lúc giá đang sốt, mà chọn mua lúc tình hình đã yên ắng, giá đã rớt hoặc đi ngang trong 1, 2 năm.
Nhiều người nghĩ "mua đất không bao giờ lỗ, rồi thì giá cũng lên"
Nhiều người nói rằng kinh doanh bất động sản là con đường làm giàu của nhiều "đại gia". Không sai, thực tế đã có rất nhiều người giàu "siêu tốc" nhờ địa ốc nhưng cũng không ít người điêu đứng.
Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, với giá đất tăng mạnh trong 3 năm qua 2016 - 2018 ở mọi phân khúc và lan ra khắp nơi, đã khiến không ít nhà đầu tư "nhảy" vào bất động sản trong tâm thế, suy nghĩ "mua đất không bao giờ lỗ, rồi thì nó cũng lên giá".
Quan sát trong 2 thập niên gần đây, ông Hiển cho biết, đúng là nhờ đầu tư vào bất động sản đã giúp nhiều người trở thành "đại gia". Tuy nhiên, cũng có nhiều người vì "ôm" đất mà phá sản.
"Cục máu đông nợ xấu ngân hàng đến nay vẫn chưa xử lý ổn là một minh chứng cho thời kỳ xôm tụ nhất của bất động sản giai đoạn năm 2006 - 2010", ông Hiển nói.
Bằng quan sát cùng những kinh nghiệm thực tế, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng: Với nhà đầu tư an toàn, lâu dài thì không nên mua lúc giá đang sốt, mà chọn mua lúc tình hình đã yên ắng, giá đã rớt hoặc đi ngang trong 1, 2 năm.
Dẫn chứng từ dự án đất ở dự án khu đô thị Nhơn Trạch, ông Hiển đưa ra một số phép tính, so sánh. Theo đó, ngoại trừ người mua sơ cấp năm 2006 và bán ra lúc giá trên "đỉnh" hồi năm 2008 đạt siêu lợi nhuận, thì những người mua sau không có lời, thậm chí thua lỗ nặng nề nếu mua thời điểm "đỉnh" năm 2008.
Nhiều người nói rằng kinh doanh bất động sản là con đường làm giàu của nhiều "đại gia".
"Những người mua lúc đáy là năm 2010 nếu cứ kiên trì giữ đến năm nay thì có lợi nhuận, nhưng nếu "ôm" 4, 5 năm thấy "đuối" mà bán ra thì vẫn lỗ vì giá đất chỉ mới ngóc lên lại từ 2017, 2018", ông Hiển nói.
Cụ thể theo vị chuyên gia này, giá đất nền tiêu chuẩn đường 12m năm đầu tiên (năm 2006) là 1,8 triệu đồng/m2; năm đỉnh (năm 2008): 4 triệu đồng/m2; năm đáy (năm 2010) rớt xuống còn 2 triệu đồng/m2 và hiện tại năm 2019 (bắt đầu tăng từ 2017 - 2018): 4,8 triệu đồng/m2.
"Nếu so sánh giá đất hiện nay với tiền gửi ngân hàng các năm 2006, 2008, 2010 với lãi suất bình quân 7m5% thì giá đất không tăng hơn gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Cụ thể nếu mua năm 2006, thì lợi suất bình quân 1 năm là 7,8% có cao hơn gửi ngân hàng một chút, còn mua năm 2010 là lúc giá xuống đáy thì lợi suất chỉ có 7,3% vẫn không bằng gửi ngân hàng", ông Hiển tính toán.
Từ thực tế trên, ông Hiển cho biết có thể rút ra một số nhận định. Thứ nhất, nếu mua đất đúng thời điểm, là lúc giá còn thấp nhưng chuẩn bị tăng thì người mua sẽ đạt lợi nhuận lớn.
Thứ hai, nếu mua chệch thời điểm mà nhà đầu tư có phải vay từ 50% - 70% thì nguy cơ mất trắng vì không thể trả ngân hàng là rất cao. Nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ, phá sản vì mua nhầm thời điểm và dùng đòn bẩy tài chính cao.
Cuối cùng, nếu mua giá đáy, tức là giá đã rớt 1, 2 năm và không có dấu hiệu rớt tiếp cộng thềm việc dùng vốn của mình thì khá an toàn và khả năng lợi nhuận là cao.
Tránh tâm lý bầy đàn trong đầu tư
Ông Dương Đức Hiển - Giám đốc kinh doanh bất động sản nhà ở Savills Việt Nam nêu quan điểm: Đất nền là sản phẩm đầu tư dài hạn, khi quyết định đầu tư đất nền nên xác định nó là dài hạn.
"Khi những mảnh đất không được đầu tư phát triển xây dựng, không có tính thương mại nhưng lại được mua đi bán lại, đẩy giá lên cao. Nếu những mảnh đất đó được thế chấp ngân hàng thì bong bóng phát sinh từ đây, tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông Hiển nói.
Theo ông Hiển, nên nhìn vào đất nền giống như một lương khô thay vì kỳ vọng trong vòng 1-2 tháng hay 6 tháng, 1 năm bán nó đi để kiếm lời gấp đôi. Chưa kể, nếu ai cũng tập trung đầu tư đất nền sẽ dẫn đến việc nhiều người sở hữu rất nhiều đất nhưng không "đẻ" được ra tiền.
Ngoài ra vị này cho rằng, khi nhà đầu tư có dòng vốn dư thừa thì có thể quan tâm đầu tư đất nền thay vì sử dụng đòn bẩy tài chính.
"Tôi cho rằng, đừng đi vay tiền để đầu tư đất nền. Bởi vay tiền để mua được mảnh đất xong sau đó lại không có tiền để xây dựng, để kinh doanh... mà để đất đó không bán được sẽ thành nợ xấu, gây nhiều hệ luỵ", ông Hiển nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, có dòng tiền ổn định đầu tư đất nền cũng nên xác định đầu tư trung hạn cho đến dài hạn, thay vì chỉ tìm cách đầu tư trong ngắn hạn rồi lại tìm cách bán đi.
Trước khi đầu tư, ông Hiển lưu ý, phải xem quy hoạch khu đó như thế nào, bao giờ sẽ phát triển, xung quanh dự án đất nền đó có những cái gì đảm bảo yếu tố mang lại thương mại cho khu đó không.
Theo quy định, dự án phải công khai minh bạch, nhất là những giấy tờ pháp lý như quyết định 1/500, chấp thuận đầu tư, giấy phép xây dựng, sổ đỏ... Nếu chủ đầu tư không cung cấp được những giấy tờ này thì tốt nhất đừng nên đầu tư.
Nếu muốn đầu tư theo kiểu đón đầu thì đồng nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh việc tâm lý bầy đàn, đầu tư kiểu mù mờ. Cứ "cắm đầu" vào mua mà không tìm hiểu thì càng bị thổi giá...
Theo Dân trí
Dòng tiền đang chảy vào loại hình BĐS nào, đâu là thị trường đầu tư sáng giá? Thị trường BĐS đang có những diễn biến trái chiều ở các phân khúc, có loại hình sụt giảm mạnh những cũng có nhiều bất động sản vẫn duy trì sức tăng trưởng cao và tiềm năng. Vậy, đâu là những kênh đầu tư được đánh giá là vẫn còn hấp dẫn và thu hút dòng tiền của NĐT nhiều nhất trên thị...