Thủ đô Brussels chấn động vì vụ nổ súng, 3 người chết
Một người đàn ông đã nổ súng vào một bảo tàng Do Thái ở thủ đô Brussels của Bỉ hôm qua, làm 3 người chết và một người khác bị thương nặng, trước khi chạy trốn khỏi hiện trường.
Các nhân viên pháp y khám xét hiện trường.
Các nguồn tin báo chí địa phương cho biết tay súng đi ô tô tới Bảo tàng Do Thái tại Brussels vào khoảng 15h30 giờ địa phương, đeo một chiếc ba lô. Tên này ra khỏi xe và nổ súng vào mọi người tại lối vào bảo tàng trước khi quay trở lại xe và chạy trốn khỏi hiện trường.
Vụ tấn công đã làm 2 nam giới và một phụ nữ thiệt mạng. Người thứ 4 bị thương rất nặng.
Một nghi phạm đã bị bắt và cảnh sát đang truy lùng người thứ 2. An ninh đã được tăng cường tại các địa điểm Do Thái trên khắp nước Bỉ.
Theo các nguồn tin, một nhân chứng có thể đã ghi lại biển số xe của nghi phạm và giao cho cảnh sát.
Video đang HOT
Thị trưởng Brussels Yvan Mayeur cho hay 3 nam giới và 1 phụ nữ đã bị vướng vào một vụ tấn công mà ông tin có thể là một “hành động khủng bố”.
Còn Bộ trưởng nội vụ Bỉ Joelle Milquet cho hay đó là một vụ tấn công chống người Do Thái.
Lãnh đạo cộng đồng Do Thái Julien Klener cũng cho rằng động cơ của vụ tấn công có thể xuất phát từ tâm lý bài Do Thái.
Thủ tướng Elio Di Rupo đã bày tỏ lời chia buồn và sự ủng hộ đối với gia đình các nạn nhân.
Cộng đồng người Do Thái tại Bỉ gồm khoảng 42.000 người, một nửa trong số đó sinh sống tại thủ đô Brussels.
Theo Dantri
Ben Gurion và lịch sử hình thành nhà nước Israel - Kỳ 6: Chuyển bại thành thắng
Tháng 6.1948, người Do Thái và người Ả Rập ngừng bắn trong bốn tuần. Và 'sứ thần hòa bình' do Hội đồng Bảo an chỉ định, công tước Thụy Điển Folke Bernadotte, đã đến và ngay lập tức làm việc để có một thỏa thuận ngừng bắn dài hơn giữa các bên tham chiến.
Ben-Gurion đã lãnh đạo Israel giành thắng lợi trong Cuộc chiến Độc lập - Ảnh: GPO
Trong bốn tuần ngừng bắn, quân đội Israel đã có một cuộc cách mạng. Một lượng lớn vũ khí được đưa về nước và đã tuyển mộ lực lượng bổ sung. "Vào lúc kết thúc ngừng bắn lần thứ nhất", Yigael Yadin nhớ lại, "chúng tôi nắm được thế chủ động trong tay; và sau đó chúng tôi không bao giờ để nó quay lại với lực lượng Ả Rập". Ngày 8.7, 28 tiếng trước khi kết thúc lệnh ngừng bắn, quân Ai Cập bất ngờ tấn công phía nam, và chiến cuộc lại nổ ra.
Chiến cuộc chỉ kéo dài mười ngày, nhưng nó đem đến cho Israel một số thắng lợi quan trọng. Chiếm được nhiều vùng rộng lớn ở khu vực Galilee và Jerusalem, và hành lang Jerusalem được mở rộng. Các máy bay ném bom B-17 mua từ hải ngoại đã ném bom Cairo và Raffiah trên đường về Israel. Ngày hôm sau, chúng ném bom sân bay El Arish (Ai Cập), trong khi một chiếc Dakota thả bom Damacus (Syria). Khi lệnh ngừng bắn thứ hai có hiệu lực, một tình thế mới đã xảy ra. Những chiến thắng của người Israel trong mười ngày tham chiến đã khiến người Ả Rập và thế giới ngạc nhiên, và lệnh ngừng bắn mới được tuyên bố là vô thời hạn.
Vào ngày 16.9, Bernadotte đưa ra một loạt các đề nghị mới, một số trong đó lặp lại kế hoạch cũ. Rút lại ý tưởng ban đầu là trao Jerusalem cho Ả Rập, ông quay lại với kế hoạch quốc tế hóa nằm dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Đề nghị này cũng bị cả hai bên từ chối, nhưng một sự kiện đầy bi kịch, xảy ra sau ngày ông ta trình bày kế hoạch của mình, đã bất ngờ đem đến cho nó một uy lực tinh thần rất lớn. Vào trưa ngày 17.9, đoàn xe chở công tước Bernadotte và các tùy tùng cao cấp của ông ta đi qua các đường phố của Jerusalem Do Thái để gặp thị trưởng thành phố. Khi họ đi qua một khu dân cư xa trung tâm thì bất ngờ một chiếc xe jeep chặn lại. Một nhóm người có vũ trang mang mặt nạ xuất hiện và bắn thẳng vào đoàn xe. Một tay súng đã nã súng máy xuyên qua cửa sổ xe của Bernadotte. Sau khi giết chết một sĩ quan người Pháp, kẻ tấn công đã giáng một đòn chí mạng vào Bernadotte. Những kẻ giết người nhảy lên xe và bỏ chạy.
Xung đột tăng cao sau cái chết của Bernadotte. Trong vòng vài ngày, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tái xem xét các vấn đề liên quan đến Jerusalem và Negev. Kế hoạch của Bernadotte có những đe dọa nghiêm trọng đến quyền lợi của Israel trên cả hai điểm, và dường như Liên Hiệp Quốc sẽ cố gắng áp đặt những nhượng bộ đau đớn lên phía Israel.
Ben-Gurion biết rằng cách duy nhất để ngăn chặn một diễn tiến như thế là tiến hành ngay hành động quân sự để thiết lập tình thế "chuyện đã rồi". Ông đã tìm thấy một cái cớ khi kẻ thù vi phạm lệnh ngừng bắn.
Vào ngày 26.9, thủ tướng trình bày kế hoạch cho chiến dịch quân sự táo bạo. Ông đề nghị tấn công liên quân Ả Rập và chiếm toàn bộ phần phía nam của Bờ Tây (Judea) từ Jerusalem đến giới tuyến phía bắc Negev. Ông đến cuộc họp Nội các để thuyết phục phê duyệt kế hoạch. Cái cớ của nó là việc liên quân phá hủy trạm bơm nước Latrun, làm mất nguồn cung cấp nước của Jerusalem.
Vào ngày 15.10, đoàn xe vận chuyển khởi đầu cho Chiến dịch Hủy diệt số 10 khởi hành đi Negev, và quân Ai Cập bắt buộc phải diễn đúng vai trò đã phân cho họ là tấn công đoàn xe dưới sự chứng kiến của các quan sát viên Liên Hiệp Quốc. Quân đội ngay lập tức hành động trong chiến dịch đầu tiên mà người Israel huy động đầy đủ mọi năng lực cho một đợt tấn công quân sự trọn vẹn. Binh lực được triển khai ở cấp sư đoàn, và bắt đầu bằng cuộc tấn công trên không vào sân bay Al Arish.
Vào ngày 19.10, trong khi chiến cuộc huy động tổng lực, Hội đồng Bảo an nhóm họp và kêu gọi một cuộc ngừng bắn ngay lập tức. Ben-Gurion trì hoãn câu trả lời từ phía Israel, tranh thủ một hay hai ngày nữa để hoàn tất chiến dịch. Trong khi đó, trong một trận đánh đầy ác mộng, các lực lượng của Israel đã thành công trong việc mở được đường về Negev, nơi đã bị cô lập suốt tám tháng. Trong một cuộc tấn công bất ngờ trong đêm và kéo dài đến sáng hôm sau, họ đã giành lại Beershebar từ tay người Ai Cập. Thành công này có tác động to lớn, ở Israel và các nước ngoài, và xa hơn là làm suy sụp tinh thần của quân đội Ai Cập. Đến trưa thì tiếng súng ngừng.
Vào ngày 13.1 (năm 1949 - Thanh Niên), hội nghị đình chiến với Ai Cập khai mạc ở khách sạn Roses ở Rohdes [...] Hiệp định Đình chiến được ký kết với Ai Cập vào cuối tháng 2.
Vào ngày 3.4, Hiệp định Đình chiến với Transjordan được ký kết. Mười ngày trước đó, một thỏa thuận đình chiến cũng đã đạt được với Li Băng, và thỏa thuận với Syria được ký vào ngày 20.7. Cuộc chiến Độc lập đã đi đến lúc kết thúc.
Theo TNO
Những cổ vật vô giá chờ ngày hồi hương Sau chiến tranh thế giới, rất nhiều cổ vật có giá trị ở các nước châu Á hay Trung Đông đã bị các nước phương Tây mang về như một món chiến lợi phẩm. Tuy nhiên việc đưa những hiện vật này trở về nơi xuất xứ là vô cùng khó khăn bởi chúng đã qua tay nhiều người, việc xác định quyền...