Thú chơi bẻ khóa, ‘độ’ phần mềm smartphone
Mặc dù có cấu hình phần cứng cao nhưng không phải lúc nào các dòng máy siêu di động cũng làm hài lòng người dùng. Khi ấy, “độ” lại ROM là một cách thú vị để dân chơi tạo bản sắc cho riêng mình.
Mod ROM có thể thay đổi HĐH trên một dòng máy hoặc thêm tính năng, giao diện mới.
Ruột Trương Ba, da hàng thịt
Công cuộc Mod ROM (modify ROM – chỉnh sửa phần mềm điều khiển smartphone) được dân chơi di động ví như đổi hình thoát xác cho các siêu di động. Nguyên do bởi bản ROM đi kèm máy bao giờ cũng rất tẻ nhạt bởi khả năng tuỳ biến thấp, không đẹp, sinh động và… cái nào cũng giống cái nào khiến dân chơi khó có thể khoe hàng khi đặt máy lên cùng bàn.
Nếu như từ năm 2009 đổ về trước, Windows Mobile được xem như là nền tảng vàng của những bản ROM “cook”, được giới sành công nghệ, rành kỹ thuật tái chế và thêm bớt các tính năng thì 2 năm trở lại đây, sự cực thịnh của HĐH Android đã đưa công cuộc mod ROM lên một tầm cao mới.
Đỉnh điểm nhất của giới chơi Android chính là việc biến “siêu thảm hoạ” HTC HD2 – vốn chạy ROM gốc nền HĐH Windows Phone lỗi thời “sống lại” trên nền HĐH Android. Anh Tô Phương, một dân chơi cho biết: “Máy HTC HD2 cấu hình cao nhưng HĐH thì “nát” quá, thế nên khi có hướng dẫn chuyển sang dùng HĐH Android thì hầu như 100% máy đều chuyển sang cài đặt bản ROM mod lại của nền HĐH này”.
Chẳng thế mà tự dưng những chiếc HTC HD2 đang ế ẩm bỗng dưng cháy hàng từ phiên bản quốc tế cho tới những bản của nhà mạng T-Mobile cũng được truy lùng ráo riết bởi máy có cấu hình ngang HTC Desire lúc bấy giờ, nhưng sau khi cài HĐH Android thì hiệu năng tương đương, giá rẻ gần 2/3.
Đó cũng là minh chứng cho việc vì sao HĐH Android có một cộng đồng lớn người sử dụng với những kỹ năng chuyên nghiệp hơn các HĐH khác. Dân mod ROM có câu ví von “Mod ROM là một nghệ thuật và Modder là những nghệ sỹ”.
Không chỉ dừng lại ở việc cài cắm các bản ROM ngoài vào máy, hiện nay giới chơi Android đều hướng tới việc cài các phiên bản ROM thử nghiệm hay ROM “nấu” ( cook ROM) vốn đã được tuỳ biến lại (chiếm ít dung lượng, nhanh hơn, hoặc được cài sẵn nhiều ứng dụng hữu ích). Hoặc đó cũng có thể là máy đang từ phiên bản Android 2.3 Gingerbread “nhảy vèo” lên 4.0 Ice Cream Sandwich ngay cả khi nhà sản xuất chưa hoặc không hỗ trợ chính thống phiên bản này trên các dòng máy di động.
Việc làm này về cơ bản không được các nhà sản xuất đánh giá cao bởi nó có thể gây ra những xung đột về hệ thống như treo máy, nóng máy, hao pin hay thậm chí biến các siêu di động giá hơn chục triệu thành… cục gạch.
Các bước căn bản của quá trình mod ROM khá nhiêu khê và với người ít kinh nghiệm sẽ như một sự đánh đố. Từ việc root máy (chiếm quyền điều khiển cấp cao) cho tới việc tìm những công cụ phần mềm hỗ trợ mod ROM, bản ROM “cook” thích hợp với máy hay thậm chí là các phần mềm… cứu nguy trong trường hợp xảy ra sự cố lúc cài ROM mới.
Video đang HOT
Tuy vậy, anh Việt “sâu”, thành viên diễn đàn Tinhte lại nghĩ khác: “Bỏ tiền ra mua cái máy là phải nắm bắt và làm chủ được nó chứ để nó nguyên bản như lúc mua để dùng thì xoàng quá. Như cái Samsung Galaxy S II của tôi, chấp nhận mua, chấp nhận cài thêm các bản ROM CyanogenMod, mỗi lần cài xong là lại tận hưởng thành quả như bạn hoàn thành một bức tranh tâm đắc vậy”.
Mạng Internet sẵn có, cộng đồng người sử dụng đông đúc, người sau tham khảo người đi trước khiến cho mod ROM hiện nay đã trở thành phong trào trong giới dùng di động Android. Thậm chí, trong một động thái gần đây, hàng triệu lượt người dùng đã ký tên yêu cầu nhà sản xuất HTC mở sẵn bootloader (khoá mã nguồn) để có thể tuỳ ý cài đặt các HĐH “ngoài luồng”.
Chỉ một sơ suất nhỏ khi up ROM mod cũng có thể biến máy thành… cục gạch.
Biết rủi ro nhưng vẫn… máu
Hầu hết các nhà sản xuất đều không ủng hộ việc mod ROM, thay các bản ROM chính hãng bằng ROM cook. Ngoài việc có thể dẫn tới hành động vi phạm bản quyền thì việc giới dân chơi can thiệp quá sâu vào hệ thống phần mềm của máy sẽ dẫn tới nhiều rủi ro nhất định cho chính người dùng về bảo mật hoặc các vấn đề an toàn vận hành.
Một đại diện nhà sản xuất cho biết, các phòng bảo hành đều có đủ công cụ để kiểm tra tình trạng máy khi người dùng đem tới sửa chữa, ngay cả khi máy bật không lên – mà nhiều khả năng do cài các bản ROM “nấu”, những trường hợp này đều thuộc diện từ chối bảo hành.
Tuy vậy, mod ROM đã trở thành một thú vui khó cưỡng và đối với nhiều dân sành công nghệ, nếu mua điện thoại Android mà không mod ROM thì chả khác gì xài Nokia 1110i.
Dạo qua các diễn đàn công nghệ, độ máu của dân “độ” ROM rất cao, với hàng loạt các chủ đề chia sẻ phiên bản ROM mới hay các hỏi đáp về vấn đề phát sinh khi cài đặt ROM lạ lên máy mới.
“Cũng không loại trừ trường hợp bản ROM cài đặt hoạt động không ổn định dẫn tới tình trạng máy hỏng hóc ngoài ý muốn. Nếu gặp tình huống này thì có nhiều cách để “xoá dấu vết” và đem máy tới phòng bảo hành chính hãng để được hỗ trợ như thường”, anh Việt “sâu” chia sẻ một cách tinh quái.
Có thể nói, cuộc chơi mod ROM như một cuộc đối đầu âm ỉ giữa người dùng và các nhà sản xuất. Một bên mong muốn tận hưởng những chiếc điện thoại với những tính năng do chính mình tuỳ biến và một bên muốn đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như tránh những kiện cáo không đáng có do ROM hãng nọ cài vào máy hãng kia.
Theo VietNamNet
Kinh hãi với "đẳng cấp chơi" của thiếu gia
Gần đây, xung quanh chuyện ăn, ở, học, chơi và hưởng thụ của các thiếu gia, có bao chuyện để bàn. Họ "xài" đồ "xịn", "độc" nhất và phần lớn là hàng hiệu để khẳng định cho style - phong cách chơi của mình, một phần hàm ý sự quảng cáo cho bố mẹ đại gia của họ
Một bộ quần áo họ mặc trên người, bằng thu nhập cả năm của cả chục hộ nghèo ở miền núi. Hoặc, mỗi lần đi làm đẹp ở châu Âu bằng tổng thu nhập của... một huyện vùng cao...
Một cuộc "chơi" mang màu sắc thác loạn của các thiếu gia VIP. Ảnh minh hoạ
Bất ngờ với câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... có hẳn những câu lạc bộ thiếu gia. Nói là câu lạc bộ cho oách, chứ thực tế, đó là một nhóm thiếu gia "hợp cạ" chơi với nhau. Theo giới thiệu của Hoàng Oanh thì Oanh là thành viên của câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP. Tức là không còn câu lạc bộ thiếu gia nào Pro (đẳng cấp - PV), "xịn" hơn thế nữa.
Tiết lộ bi hài và gây... sốc Là thành viên câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP phải có đủ các yếu tố: Đã từng đi du học trời Âu biết "đập đá" có xe ô tô "triệu đô" dùng toàn hàng hiệu và cha mẹ phải là đại gia có tiếng. Đại gia ở đây không giới hạn là thương nhân, quan chức, hay nhà khoa học. Miễn là một gia đình giàu có, có vị trí trong xã hội. "Nếu cha mẹ là đại gia nổi tiếng, không có thực lực thật, bị vỡ nợ, phá sản, mất chức sẽ bị "khai trừ" khỏi câu lạc bộ, hết tư cách thành viên để còn xem xét kết nạp người khác", một thành viên câu lạc bộ VIP&VIP tiết lộ.
Oanh cho biết: Là thành viên của VIP & VIP cực khó, phải hội tụ nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là danh tiếng của "ông bô, bà mế" tới đâu trong thương trường và xã hội. Thực lực của "ông bô, bà mế" ra sao? Phải có xe ô tô "triệu đô" trở lên. Trong túi không được có tiền Việt, chỉ tiêu bằng ngoại tệ. Đồ mặc trên người phải là hàng hiệu nổi tiếng thế giới. Nếu là nữ thì giày, dép, túi xách, nhẫn, dây chuyền... phải hàng châu Âu, Mỹ, Nhật hoặc những thương hiệu "đã được khẳng định" ở Trung Đông chứ hàng châu á thường thì không được duyệt. Các thiếu gia phải dùng điện thoại Vetus, nếu không có Vertu thì cũng là iPad "xịn", Nokia gắn kim cương... Tóm lại, rất nhiều "điều kiện".
Vì thế, câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP chỉ có chưa đến 20 thành viên, "phủ sóng" rộng cả nước. Một cuộc điện thoại, 2 tiếng sau, thiếu gia có thể từ TP. Hồ Chí Minh sẽ có mặt ngay ở Nội Bài (Hà Nội) hoặc ngược lại - một điều kiện Pro gần như là luật bất thành văn trong câu lạc bộ.
Oanh cho biết: "Phương châm hoạt động" của nhóm là phải "độc", "lạ" và đẳng cấp từ ăn, ở, chơi cho đến học. Trong số 19 thành viên câu lạc bộ VIP & VIP có đến 18 thành viên từng theo học các trường đại học danh tiếng ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Canada...".
Tôi tò mò: "Thế thì giỏi lắm nhỉ, gọi là siêu thiếu gia được đấy!". Oanh cười lớn: "Cô đùa cháu đấy à, hay định nhạo báng bọn cháu đấy? Đăng ký đi du học cho oai, chứ có nạp được tý gì vào đầu đâu. Sang đó, cả bọn toàn chơi. Đặc thù của đa số đại học nước ngoài là đăng ký học thoải mái, đóng tiền vào là được đi học. Nhưng học để thi, để kiếm bằng thì với bạn cháu gần như đánh đố. Một số môn, họ cấp chứng chỉ là đã học xong chương trình học. Thế là tốt lắm rồi. Có đứa nào chịu học từ đầu đến cuối đâu. Cầm chứng chỉ viết bằng tiếng Anh về, lừa được khối người, trong đó có cả "ông bô, bà mế".
Kinh hãi với những ngón chơi
Đức Bình thuộc nhóm thiếu gia đẳng cấp thường thường bậc trung ở Hà thành kể: "Thiếu gia nào cũng biết dùng ma tuý tổng hợp. Đó là cách hưởng thụ mà giới thiếu gia trẻ cho là đẳng cấp nhất hiện nay. Bây giờ chuyển sang ma tuý đá. Vì, một số thiếu gia tìm hiểu hay nghe ở đâu đấy, nói rằng: Dùng ma tuý đá "đỡ hại người hơn" và khó bị phát hiện ra là kẻ nghiện ma tuý. Thiếu gia "sính" ma tuý đá cũng vì lý do khác nữa là "sống bầy đàn" dễ hơn. Mỗi năm, thiếu gia phải xuất ngoại ít nhất 5 - 7 lần đi du lịch, đi chơi ở trời âu, Mỹ mới là đẳng cấp. Có thiếu gia, khi đi còn được phụ huynh cho mang theo người giúp việc để chăm sóc nhằm đảm bảo "điều độ" trong ăn, ngủ, chơi cho thiếu gia".
Đây là thứ "thần dược"... ma tuý đá, được mệnh danh "chữa bách bệnh cho thiếu gia".
Cá độ bóng đá, lô đề cũng là "nghề" mà thiếu gia yêu thích. Mấy "môn thể thao" tiêu tiền này giúp thiếu gia có thêm "mối quan hệ xã hội" rộng rãi. Thiếu gia An Đức ở Sài thành, vứt hẳn 1 con Camry nhập nguyên chiếc 3.0, đời chót cho một trận độ là chuyện thường. Một ngày nếu không vứt vài nghìn điểm lô thì không phải là thiếu gia. Một điểm lô là 23.000 đồng, vài nghìn điểm sẽ là bao nhiêu? Nếu thiếu gia "kết" con đề nào thì "bạch thủ" từ 10.000 USD trở lên chứ không bao giờ thèm chơi cò con. Bình hưởng ứng: "Đã chơi là không được tiếc. Mà đã thắng, đã trúng thì phải "đậm" chứ vài chục triệu thì nhằm nhò gì so với số tiền đã bỏ ra".
Hoàng Oanh "tố" một số thiếu gia trong câu lạc bộ "cố ý chơi trội" bằng việc đi nước ngoài, toàn tách đoàn ra để "đánh quả lẻ". Tôi hỏi: "Đánh quả lẻ như thế nào?". Oanh bảo: "Cô không biết thật à? Bọn nó tách ra rồi đi vào "nhà đèn", "nhà thổ" chơi gái đấy. Vào đấy, tốn vài chục nghìn USD/lần chứ chẳng chơi. Về nhà, cặp với một em, xinh như mộng, chơi đến chán cũng chỉ đến từng đó thôi".
Giọng Oanh có vẻ trách móc và tiếc rẻ. Nghe đến đó, Trọng Tiến (một thiếu gia "xịn" ở Hải Phòng, mới 20 tuổi) bày tỏ quan điểm theo kiểu từng trải tình trường, rằng: "Đi châu Âu, châu Mỹ, châu Úc mà không nếm mùi vị "chị em" bên đó thì phí lắm. Mang tiếng là "nhà thổ" nhưng họ chuyên nghiệp vô cùng. Gái ở đó rất "dạn" nên "yêu" cũng khoái và sung hơn...". Tôi nghe xong, chuyển từ choáng sang thất kinh và không thể tin đó là lời của tụi trẻ chỉ mười mấy đôi mươi tuổi.
Oanh thừa nhận: "Tại nhà hàng sang trọng nào ở Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP cũng có thẻ gửi rượu. Chỉ cần một cuộc điện thoại là được phục vụ như ý, thậm chí là trên cả tuyệt vời. Có người gắp thức ăn cho vào bát và nếu thích, nhân viên còn bón vào miệng cho luôn. Đồ ăn toàn là đặc sản. Bát riêu cua đồng mà thực đơn tính tiền ghi 1,5 triệu đồng. Nhà hàng bảo, cua đồng ở vùng nổi tiếng, lại trái mùa... Họ nói thì biết thế chứ chúng cháu có đi chợ bao giờ đâu mà biết đúng hay sai...".
Rất nhiều chuyện nhỏ to, ngoài lề chán chê, tôi mới hỏi Tiến, Bình, Oanh...: "Tiêu tiền như thế không thấy xót à?". Cả ba cùng đồng thanh: "Có ai lấy trộm của mình đâu mà tiếc, mà xót. Mình tiêu cho mình mà cô? Tiêu tiền, được phục vụ, được ăn, được chơi thì sướng chứ xót gì?". "Thế cha mẹ không cho nữa thì lấy đâu ra để tiêu?". Oanh khẳng định: "Cháu có nhiều cổ phần ở công ty lắm, hàng tháng, họ chuyển cổ tức vào thẻ, tha hồ tiêu. Cháu có phải xin bố mẹ đâu? Bố mẹ cháu không thể "đổ" (phá sản-PV) được. Nếu thế, bố mẹ cháu chết trước à?". Bình và Tiến thì bình thản hơn: "Biết đến đâu, hay đến đó cô ạ. Bây giờ có tiền thì cứ chơi đi, khi nào không có tính sau". Kể ra, Oanh nói cũng có lý, "nếu bố mẹ chúng cháu mà "sụp" thì nhiều người khốn khổ theo chứ không riêng gì gia đình bọn cháu".
Chia tay với những "thiếu gia đẳng cấp", tôi thấy đầu quay cuồng bởi lối suy nghĩ sống thực dụng, sống chỉ để đòi hỏi và hưởng thụ của một bộ phận thanh niên con nhà giàu. Giá như những số tiền dùng chỉ để chơi bời đó, họ dùng vào những việc nghĩa thì tốt biết mấy?
Những bữa tiệc trăm triệu Trọng Tiến, một thiếu gia Hà thành cho biết: "ăn một bữa của 10 thiếu gia thôi, hết vài chục đến trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Cứ ra quẹt thẻ là xong. Mà thiếu gia nào chẳng có vài thẻ ATM VIP, rút tiền quốc tế?". "Ăn vàng hay sao mà nhiều tiền thế?", tôi ngỡ ngàng. Tiến nói: "Ngoài đồ ăn, đồ uống thì còn tiền "bo" cho các em rót rượu và nhân viên phục vụ bàn nữa chứ. Riêng tiền phòng VIP cũng đã 2-3 triệu đồng rồi. Rượu Tây, toàn trộm của "ông bô, bà mế" ở nhà mang đi, mỗi chai cũng trên dưới chục triệu đồng. Đã nhậu thì phải 5-7 chai, thế thì chẳng đến cả trăm triệu hay sao?".
Theo NDT
Thú chơi bồ câu đua của người Sài thành Người huấn luyện đã khiến bồ câu đua biết định vị và bay ở một khoảng cách từ hàng ngàn cây số nhưng vẫn tìm đến đúng chủ nhân của nó. Đặc biệt, các chú chim này rất thích tắm. Nuôi bồ câu đua là trào lưu không mới ở Sài Gòn nhưng để có một "vận động viên" đoạt giải cao nhất...