Thứ bậc của những người trẻ tại vũ trường
Một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của dân chơi đêm là vũ trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cuộc chơi cũng kết thúc bằng việc tắt nhạc, mà có khi nó kết thúc bằng âm thanh loảng xoảng của dao, kiếm.
Cũng có khi kết thúc bằng việc đến đồn công an, khi dân chơi quá đà bị phát hiện có dương tính với ma tuý… Cùng với đó là có hàng tá chuyện oái oăm, “luật bất thành văn” ở chốn ăn chơi… quên sầu này.
Khách lạ … được ngồi bàn VIP
Trong một lần đi ngoại tỉnh công tác, sau chầu rượu say ngất ngư, tôi được mấy anh bạn rủ đi vũ trường. Thấy hơi lạ vì toàn dân văn phòng, tưởng “lành bóng”, không ngờ cũng đậm chất chơi ra trò. Tôi hỏi vặn lại thì mấy anh bạn cười hô hố nói: “Đừng nghĩ cứ đến vũ trường chỉ toàn là “dân xã hội”. Bọn này đến vũ trường đôi khi chỉ là để có không khí sôi động, ngắm thiên hạ ăn chơi và xả stress. Hoặc đơn giản hơn là có “không gian âm nhạc” đinh tai nhức óc, làm hưng phấn tinh thần tý rồi về”.
Đúng như thế, cuộc vui kết thúc khi cả bọn “hút” thêm một thùng bia Heneiken. Nhưng không phải cuộc đi vũ trường nào cũng “hiền hiền” như thế.
Sau nhiều lần “phiêu lưu” nữa, chúng tôi mới nhận ra rằng, ngay trong các vũ trường cũng có các “phân khu” của nó. Chứ không phải cứ vào vũ trường đã là “nhập cuộc chơi”. Vị trí “đặt bàn” trong vũ trường thể hiện cả mối quan hệ xã hội, đặc điểm của dân chơi và “bí mật” hơn là để tiện cho việc bắt mối các giao dịch ngầm, chớp nhoáng. Trong đó là việc cung cấp “đồ chơi” cho dân bay lắc. Nếu không tinh ý để nhận ra điều đó, dân tập toẹ đi vũ trường dễ “dính đòn” mà không hiểu vì sao.
Cách đây không lâu, cũng một nhóm bạn quen nhau từ lâu của tôi, nay đã về địa phương công tác làm chuyến “công cán” ra Hà Nội. Điểm đầu tiên mà mấy anh bạn này yêu cầu đưa đi “giải ngố” là vũ trường. Cũng phải mất dăm cuộc điện thoại “dò la tin tức” và giá cả, tôi mới dám gật đầu, đồng ý dẫn mấy ông tướng “văn phòng” này đi “chát xình, chát bùm bùm”. Địa điểm là một vũ trường nằm trên quận T.
Chỉ bước qua cánh cửa vào vũ trường, là tiếng nhạc đã đập ầm ầm như có loa trong đầu. Nhóm bạn đi gồm 6 người lạ hoắc, bước vào và rỉ tai đi sát nhau cho khí thế, mấy anh bạn định vào thẳng trung tâm sàn cho oách, thì bỗng một thanh niên to như lực sỹ bước ra dang tay chặn đường làm cả bọn thót tim. Cả nhóm dừng bước tiến, bởi theo hướng dẫn của “nhân viên nhà sàn” này, thì chúng tôi được “mời” ngồi một bàn khá tách biệt, nằm trong khu bàn VIP.
Nhận thấy có vẻ hơi lạ nhưng, không vấn đề. Mấy anh bạn hào sảng nói, ngồi bàn VIP càng hay. Sau khi gọi hai chai Johnie Walker nhãn vàng, hai đĩa hoa quả nhâm nhi, hai bao ba số, cả nhóm chỉ còn một việc là… khoanh chân, người đu đưa, đu đưa nghe nhạc và… quan sát từ xa trong ánh đèn nhập nhoạng. Vào vũ trường, nhưng không đứng mà… ngồi. Tưng tửng một hồi thì mấy anh bạn cũng chán. Cố “tua” cho hết hai chai rượu rồi hò nhau ra về. Dường như để chứng tỏ sự thành đạt khi đã về “địa phương” công tác, một anh bạn nhất quyết dành quyền trả tiền. Tổng thiệt hại cho vụ nghe “nhạc to” là gần 6 triệu đồng.
Khi tìm hiểu, tôi mới biết không phải ngẫu nhiên mà tôi và nhóm bạn được “mời” ra ngồi bàn VIP. Theo tìm hiểu, bàn VIP trong một số vũ trường được ví như “phòng khách”. Mà ngồi phòng khách, thì làm sao biết trong “nhà gia chủ” điều gì đang diễn ra. Ngồi bàn VIP trong vũ trường có khi đơn giản chỉ vì là khách “lạ”. Phải xuống “mặt sàn” mới là nhập cuộc chơi và “đọc vị” ra dân chơi đến vũ trường và muôn mặt của nó.
Muốn lên “sân khấu” phải có… số má
Video đang HOT
Theo Hải “mặt quỷ”, dân gốc Lạng Sơn nhập cư về Hà Nội, thì chỉ cần đến vũ trường vài lần cho mặt quen quen, rồi nhanh chân đảo một vòng, mắt tinh quan sát, cũng sẽ thấy những “giao dịch bí ẩn” nhanh như cắt của dân chơi. Giao dịch này là gì, chỉ khi bị “sờ gáy” mới biết. Cũng theo Hải “mặt quỷ” thì trong vũ trường có thể “phách vị” dân chơi theo từng vị trí ngồi, tuỳ theo thiết kế của từng sàn nhảy. Có sàn thiết kế “trung khu thần kinh” tức khu DJ-điều phối âm thanh cao ngất ngưởng, bàn dân thiên hạ ở dưới tha hồ ngước mắt nhìn các tay “chỉnh nhạc” này phiêu. Có sàn lại thiết kế khu DJ ở “chính tâm”, thậm chí có sàn lại tạo hố thiết kế chỗ DJ nằm “âm” dưới mặt sàn, tạo cảm giác âm thanh như vọng từ dưới đất lên…
Hệ thống loa trong vũ trường thiết kế để bất kỳ chỗ nào cũng ngập tràn âm thanh, nhưng bao giờ cũng có hệ thống loa chủ. Hệ thống loa chủ tập trung vào một khu. Người không quen với âm thanh chát chúa, chỉ vào sàn đã thấy tức ngực, nhưng với dân chân thích “bay lắc” thì càng dí đầu vào gần loa càng tốt.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều dân bay cứ chọn “điểm sàn” là những nơi gần hệ thống âm thanh thoát ra đinh tai nhức óc, ngồi bên cạnh gào vào tai cũng không nghe rõ. Theo Thanh “mặt quỷ” đa phần chọn vị trí này là dân “chơi tới bến”. Điểm mặt thì toàn là khách quen.
Vị trí cạnh “tủ đứng”, tức vị trí khá ẩn mình, không đông người di chuyển, ít va chạm thường của những cặp đôi, hoặc bốn người đi cùng nhau, hưởng thụ cảm giác mạnh do âm thanh mang lại. Có khi ở những vị trí này thì “chàng” chỉ uống bia “ken”, còn “nàng” thì uống Cocacola. Một vị trí khác là khu vực cửa thoát hiểm, vị trí này thường rất hay có các “em xinh tươi” hờ hững đứng, hờ hững đong đưa theo nhạc.
Theo Long “tây”, một dân chơi gốc Bắc Ninh, mới chuyển khẩu về Hà Nội thì đây là “dân tự do” không ai quản lý trong vũ trường, nhưng thực chất ai “biết chơi” sẽ nhanh chóng lôi kéo họ thành bạn rượu. Còn tiếp đó, phải xét dân chơi nhiều “tài”, hay nhiều “tiền” thì mới biết cuộc vui cùng các người đẹp này tìm bến đáp ở đâu.
Có một chi tiết khá thú vị mà theo giải thích của Hải “mặt quỷ” thì giang hồ vẫn sợ đâm lén sau lưng. Nên dù chơi trong vũ trường theo hàng dọc, hay hàng ngang, hay xếp hình tròn lắc lư, thì bao giờ “dân xã hội” cũng tìm cách quay lưng vào… tường. Đó như một “luật bất thành văn” và cách “chọn thế đứng” bất di bất dịch của “dân xã hội”. Bởi đa phần không có nhiều cũng có chút ân oán giang hồ. Nên tốt nhất chơi thì chơi, mà phòng thân thì vẫn phòng thân.
Một phần khác là “sân khấu”, sân khấu trong sàn có khi là một khoảng trống không kê bàn ghế, nhưng lại là điểm được thiết kế để có thể “hút” mọi ánh mắt quan sát từ các phía trong sàn. Tuy nhiên, không phải dân chơi nào cũng có thể ra đó mà “giật đùng đùng”. Phải có “cơ” thì hãy ra “chốn công đường” này. Lơ ngơ tót vào, ít là được “mời rượu”, còn nhiều có khi là ăn đòn. Điều này được xem là để xác định “đẳng cấp” của dân đi sàn.
Trong lần đi công tác, được mời đến vũ trường, anh bạn tôi hứng chí ra nhảy nhót tại “sân khấu”, một lúc sau thấy nhân viên của sàn ra rỉ tai, có mấy anh bàn bên mời sang giao lưu. Thấy lạ bạn tôi không ra, lát sau lại vẫn cậu nhân viên phục vụ đó ra nói, mấy anh vẫn mời anh sang. Cực chẳng đã, bạn tôi phải cầm chai bia sang. Màn chào hỏi nhanh chóng biến thành “tra hỏi lý lịch”, rất may là anh bạn cũng cứng bóng, nhưng sau đó hiểu ra thì nhanh chóng rút êm.
Theo giải thích sau này, thì muốn lên “sân khấu” thì cũng phải có số má. Vào sàn không thể bỗng dưng “chơi trội”. Không phải thấy người ta lên “sân khấu” mình cũng lên theo. Bị “các anh” ngứa mắt là ăn đòn đủ. Thậm chí là mất mạng…
Theo Nguoiduatin
Giải mã những chuyện li kỳ trên 'cung đường ma ám'
"Tôi đi với tốc độ bình thường, đến đoạn đó mất thăng bằng như ai đó đẩy từ phía sau, không làm chủ tay lái. Tôi đành phải chủ động dừng xe lại, dắt bộ đi", ông Hoàng Trị, một người dân ở xóm 6, Xuân Viên cho biết.
Gặp "ma" lúc rạng sáng?
Câu chuyện li kì, có phần ma quái hơn là của chị Nguyễn Thị Vinh (46 tuổi) ở xóm Lâm Phú, xã Xuân Liên. Chị Vinh kể ngày 15 tháng 3 âm lịch vừa qua, chị đi bán cá. Đạp xe gần chục cây số không gặp ai. Đến chỗ giáp ranh giữa xã Xuân Viên với Xuân An chị gặp một người thanh niên to cao, đứng ngay cái miếu thờ những người tai nạn chết đường.
"Thật may, phúc tôi còn lớn, ma chưa bắt được. Giờ có thuê tôi cũng chẳng dám đi qua con đường đó nữa"- Chị Vinh nói
Sau khi bán cá trở về, chị Vinh ốm nặng. Gia đình đưa đi khắp các bệnh viện nhưng chẳng phát hiện được bệnh gì mà người chị lúc nào cũng hét: "Đừng bắt tôi! Đừng bắt tôi!".
Anh Trần Đức Linh, chồng chị Vinh cho hay: "Những ngày vợ tôi ốm gia đình chẳng được một giấc ngủ ngon. Ngày nào cũng phải cầm dao, với nhánh dâu để trừ ma. Đến lúc sức khỏe suy nhược, gia đình đi xem bói mới hay vợ tôi đã bị ma nhập trên đoạn đường đó. Gia đình phải mang lễ đúng lúc 1h sáng cầu xin mới khỏi".
Những chuyện bị "ma đẩy", "ma kéo" làm hoa mắt không cảm nhận được đường đi còn nhiều vô kể.
Anh Thân bị gãy tay khi đi qua "cung đường ma ám"
Anh Đậu Thân ở xóm 6, Xuân Viên cũng đi qua đoạn đường Tỉnh lộ 1, chỗ cái miếu thờ, bị ngã xe gãy tay. Ông Thành, Phó chủ tịch hội nông dân xã Xuân Viên chở cháu đi đến đó cũng hoa mắt không thấy gì. Cháu ông phải lấy nước tiểu rửa mặt rồi mới đi tiếp.
"Tôi đi với tốc độ bình thường, đến đoạn đó mất thăng bằng như ai đó đẩy từ phía sau, không làm chủ tay lái. Biết được tôi đã chủ động dừng xe lại, dắt bộ đi", ông Hoàng Trị, một người dân ở xóm 6, Xuân Viên cho biết.
"Ma tốc độ" là nguyên nhân gây tai nạn
Đến giờ những người dân biết đến con đường "ma" cũng chẳng dám đi qua. Có hay chăng cũng tránh đi vào những lúc "gặp nạn".
Thế nhưng, thực tế, "con ma" khiến mọi người lo sợ, không dám đi, theo tìm hiểu của chúng tôi có chăng, chính "con ma tốc độ". Đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn nhiều như thời gian qua ở cung đường
Ông Phan Mạnh Quyền, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Viên cho biết: "Từ khi làm đường Tỉnh lộ 1, người đi chết rất nhiều. Người ở địa bàn xã này cũng đã có 4 trường hợp chết vì tai nạn. Thực tế nếu không mở rộng con đường, nắn các đoạn cua, người càng chết nữa. Trong các cuộc họp, giao ban năm nào chúng tôi cũng đề xuất làm biển báo, làm gờ giảm tốc. Có như thế mới giảm bớt được các vụ tai nạn".
Theo ông Tính, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn do chạy quá tốc độ, chiếm làn đường, có mùi bia rượu...
Theo giải thích của nhiều người dân, đây là con đường dẫn đi bãi tắm Xuân Thành, nơi tụ tập nhiều ổ mại dâm. Các đối tượng trong vụ tai nạn thường là thanh niên khi say rượu kéo nhau về đây "giải trí" nên lạng lách, vượt ẩu.
Đội trưởng đội CSGT, Thị trấn huyện Nghi Xuân, Trung tá Nguyễn Trung Tính khẳng định: Tuyến đường Tỉnh lộ 1, qua địa bàn xã xuân Mỹ, Xuân Viên, thị trấn Xuân An xảy ra khá nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Ban ATGT huyện đã nhiều lần kiến nghị bằng văn bản lên Ban ATGT tỉnh nhằm đưa một số giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên tuyến đường này.
Sở Giao thông Vận Tải (GTVT) tỉnh Hà Tĩnh đã lập đoàn kiểm tra, khảo sát hiện trạng tuyến đường và cho phép bổ sung cọc tiêu; kẻ vạch tim đường từ km0 500 đến Km5 00 để xin cắm các biển báo, kẻ giải phân cách... Mới đây biển cảnh báo đoạn đường thường xảy ra tai nạn và dải phân cách được lắp, các vụ tai nạn giảm đi rất nhiều.
Mới đây biển cảnh báo đoạn đường thường xảy ra tai nạn và giải phân cách được lắp, các vụ tai nạn giam đi rất nhiều.
Lý giải về vấn đề &'ma quỷ", ông Tính cho rằng dư luận thì vô cùng, lời đồn không thể nói hết được. Một phần do đoạn đường hay xảy ra tai nạn, nên mỗi khi đi qua người đi đường lo sợ, tâm lý không vững nên hay luống cuống ngã xe, hoa mắt. Mặt khác, tuyến đường trên không có đèn đường nên khi màn đêm buông xuống, cả con đường tối đen như mực.
Cũng theo ông Tính, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn do chạy quá tốc độ, chiếm làn đường, có mùi bia rượu... Hơn nữa đoạn đường này phía công an rất khó xử lý vì không có biển cắm tốc độ.
"Đoạn đường nói trên là "tuyến đường đen" nên các cơ quan chức năng và người dân huyện Nghi Xuân rất mong ban ATGT tỉnh sớm lắp thêm biển báo, đèn chiếu sáng và mở rộng con đường để trấn an dư luận"- ông Tính nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bí ẩn 'con đường ma' chuyên 'bẫy' người đi đường Hàng trăm vụ tai nạn đã xảy ra trên con đường ấy, có những vụ chết đến 4 - 5 người. Những vụ tai nạn lắt nhắt thì kể không hết. Cũng từ những vụ tai nạn này, đã có không ít câu chuyện về "ma quỷ" được đồn đại, con đường dần vắng người đi. Con đường Tỉnh lộ 1, qua địa...