Thống tướng Myanmar: Quân đội tôn trọng và tuân thủ hiến pháp
Thống tướng Min Aung Hlaing bảo vệ hành động của quân đội trong bài phát biểu trực tiếp đầu tiên trước người dân Myanmar từ sau cuộc đảo chính.
“Quân đội luôn tôn trọng và tuân thủ hiến pháp, không ai được đứng trên pháp luật, đó là yêu cầu cơ bản của một nền dân chủ. Không tổ chức nào được đứng trên lợi ích quốc gia”, Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, phát biểu trên truyền hình trực tiếp tối 8/2.
Ông cáo buộc ủy ban bầu cử Myanmar lấy đại dịch Covid-19 làm “cái cớ ngăn cản vận động tranh cử công bằng”, cho rằng giới chức dân sự không hoàn thành trách nhiệm và “chỉ tìm lý do”. Tướng Min Aung Hlaing khẳng định cần cải cách ủy ban bầu cử, đồng thời ưu tiên các nỗ lực ngăn ngừa Covid-19.
Tướng Min Aung Hlaing phát biểu trên truyền hình tối 8/2. Ảnh: MRTV .
“Chúng tôi đã thành lập chính phủ với các vị trí phù hợp, nhằm xây dựng nền dân chủ thực sự và có kỷ cương, khác với những chính quyền quân sự trước đây. Chính quyền sẽ tổ chức bầu cử và trao quyền lực cho người chiến thắng. Người dân nên tập trung vào sự thật, thay vì những cảm xúc cá nhân”, tướng Min Aung Hlaing nói thêm.
Buổi truyền hình trực tiếp đánh dấu lần đầu tướng Min Aung Hlaing phát biểu trước công chúng Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính hôm 1/2, trong bối c ảnh nước này chứng kiến nhiều cuộc biểu tình phản đối hành động của quân đội.
Cuộc đảo chính diễn ra chỉ vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới tại Myanmar kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử buộc họ “hành động theo luật pháp” và điều hành đất nước dưới tình trạng khẩn cấp một năm.
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không “làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar”.
Hàng nghìn người dân Mynamar hôm nay tiếp tục xuống đường phản đối cuộc đảo chính, yêu cầu trả tự do cho Cố vấn Suu Kyi và các quan chức chính phủ. Biểu tình quy mô lớn ở Myanmar đã bước sang ngày thứ ba liên tiếp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cảnh sát nước này đã lần đầu tiên phải sử dụng vòi rồng để giải tán người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw.
Giới chức thành phố Mandalay và vùng Ayeyarwaddy thông báo áp đặt lệnh thiết quân luật từ ngày 8/2, trong đó cấm người dân biểu tình hoặc tụ tập quá đông người, đồng thời yêu cầu người dân không ra đường từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau.
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar phát biểu với toàn dân, ban bố thiết quân luật
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing phát biểu sau khi các cuộc biểu tình kéo dài, đồng thời ban bố thiết quân luật tại các thành phố lớn.
Người biểu tình đối diện cảnh sát chống bạo động, tại thủ đô Naypyidaw ngày 8.2.2021 . Ảnh AFP
Hãng Reuters ngày 8.2 đưa tin Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing có bài phát biểu đầu tiên với người dân kể từ khi tiến hành chính biến, giành quyền kiểm soát chính phủ vào ngày 1.2.
Ông kêu gọi người dân nên ưu tiên thực tế chứ không phải cảm xúc, đồng thời khẳng định một kỳ bầu cử sẽ được tiến hành và quyền lực sẽ được trao cho đảng giành chiến thắng.
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Min Aung Hlaing phát biểu trên truyền hình ngày 8.2 . Ảnh AFP
Bên cạnh đó, ông Min Aung Hlaing cho biết chính quyền quân sự mới sẽ khác so với chính quyền quân sự trước đó. Các bộ trưởng thích hợp sẽ được bổ nhiệm và chính sách ngoại giao vẫn không thay đổi, và khuyến khích các nước đầu tư vào Myanmar.
Ông Min Aung Hlaing tiếp tục cho rằng có bất thường trong cuộc bầu cử năm ngoái. Tuy nhiên, ông không đề cập đến bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước đã bị quân đội bắt giữ trong chính biến.
Hàng vạn người biểu tình phản đối chính biến Myanmar
Theo Bloomberg, cũng trong ngày 8.2, Myanmar tuyên bố thiết quân luật tại các thành phố lớn, sau khi biểu tình tiếp diễn đến ngày thứ 3. Các thành phố lớn áp dụng giới nghiêm ban đêm và cấm tụ tập hơn 5 người.
Trước đó vào cùng ngày, hàng chục ngàn người đổ ra đường biểu tình, yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi, công nhận kết quả bầu cử năm 2020 và quân đội rút khỏi chính trị.
Biểu tình tại Yangon đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, ngày 8.2.2021 . Ảnh AFP
Trước khi ban bố thiết quân luật, quân đội Myanmar đã cho cảnh sát dùng vòi rồng để đối phó với người biểu tình tại Naypyidaw và dọa sử dụng đạn thật. Quân đội còn thông báo trên ti vi và đài phát thanh rằng "dân chủ và nhân quyền" bị lợi dụng bởi một số nhóm, và bất cứ hành động nào gây bất ổn cho đất nước đều sẽ bị xử lý.
Người Myanmar tiếp tục biểu tình phản đối đảo chính Người dân Myanmar tiếp tục biểu tình ở cố đô Yangon, cho thấy sự phẫn nộ về cuộc đảo chính của quân đội ở nước này ngày càng dâng cao. Hàng nghìn người đã đổ ra đường phố Yangon sáng nay, đánh dấu ngày biểu tình thứ hai liên tiếp ở thành phố lớn nhất Myanmar để phản đối cuộc đảo chính quân...