Thông tư phạt “xe không chính chủ” chỉ có hiệu lực 2 tháng
Bộ Công an vừa ra Thông tư 11 có nội dung hướng dẫn xử phạt xe không chính chủ. Nhưng chỉ hơn 2 tháng sau khi có hiệu lực thi hành thông tư này sẽ lỗi thời.
Trao đổi với báo chí ngày 7/3, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII – Bộ Công an) cho biết: Thông tư 11 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 34 và Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 15/4. Tuy nhiên, chỉ hơn 2 tháng sau, 2 nghị định này sẽ hết hiệu lực nên Thông tư 11 đương nhiên… cũng không còn hiệu lực!
Một thông tư “vô tiền khoáng hậu”
Trả lời thắc mắc của báo chí về việc tại sao lại gấp rút ban hành Thông tư 11 khi mà Bộ GTVT đang soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 34 và Nghị định 71 (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7 tới), một lãnh đạo Tổng cục VII cho biết: Nếu nghị định thay thế Nghị định 34 và Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 1/7 thì Thông tư 11 sẽ chỉ có giá trị đến ngày 30/6.
Vị lãnh đạo này lý giải rằng cuối năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chưa xử phạt xe không chính chủ và chờ hướng dẫn của Bộ Công an. Thông tư 11 là hướng dẫn của Bộ Công an về một quy định vẫn đang có hiệu lực thi hành. Để tránh lạm dụng, Thông tư 11 đã khoanh vùng phạm vi xem xét xử phạt đối với xe không chính chủ theo quy định. Hơn nữa, thủ tục tiến hành xử phạt được Thông tư 11 căn cứ vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Vào ngày 1/7 tới, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực và pháp lệnh này cũng sẽ vô hiệu.
Làm thủ tục đăng ký chủ quyền xe tại TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Một chuyên gia luật cho rằng Thông tư 11 chỉ có hiệu lực trong thời gian hơn 2 tháng là điều “vô tiền khoáng hậu”. “Khi mà các thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ phương tiện chưa được đơn giản hóa, Bộ Tài chính chưa ban hành thông tư giảm phí, tạo điều kiện cho người dân tự giác chấp hành thì việc ban hành quy định hướng dẫn xử phạt trong thời gian hơn 2 tháng là bất hợp lý, khó tạo được sự đồng thuận của dư luận”- chuyên gia luật này nhận định.
Video đang HOT
Cam kết để được “chính chủ”
Trao đổi với phóng viên chiều 7/3, đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế – Bộ Công an, cho biết Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 12/2013 (có hiệu lực từ ngày 15/4) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010 về đăng ký xe nhằm tháo gỡ những trường hợp xe được mua bán qua nhiều đời chủ.
Theo đó, từ ngày 15/4/2013 đến ngày 31/12/2014, những xe mua bán qua nhiều đời chủ mà không có chứng từ chuyển nhượng hoặc chứng từ chuyển nhượng đã quá lâu thì sẽ được cấp đăng ký lại theo tủ tục đơn giản. Cụ thể: Người sử dụng xe chỉ cần có giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) và viết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú người đang sử dụng xe của công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.
Trường hợp sang tên, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để nộp hồ sơ sau khi rút hồ sơ gốc thì đến cơ quan đăng ký xe nơi mình đăng ký thường trú để nộp hồ sơ. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số thì phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe… Sau 30 ngày, nếu không có các khiếu nại, tranh chấp thì cơ quan đăng ký xe sẽ giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe.
Cấp giấy chứng nhận trong 2 ngày
Đại tá Trần Thế Quân cho biết các quy định mới đều rất thuận lợi. Những trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng thì chỉ trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.
Theo 24h
Từ 15/4, phạt xe không chính chủ
Bộ Công an vừa bất ngờ ban hành thông tư mới quy định lực lượng CSGT có thể xử phạt xe không chính chủ từ ngày 15/4.
Bộ Công an vừa bất ngờ ban hành Thông tư 11/2013 (có hiệu lực từ ngày 15/4) quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nội dung đáng chú ý nhất của Thông tư 11 là việc kiểm tra, xử phạt đối với lỗi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" có thể sẽ được bắt đầu thực hiện từ ngày 15/4.
Không được dừng xe xử phạt
Theo Thông tư 11, lực lượng CSGT trên cả nước không được dừng xe đang lưu thông trên đường để kiểm soát, xử lý hành vi không sang tên đổi chủ theo quy định. Việc xem xét xử phạt đối với hành vi này chỉ được thực hiện thông qua công tác đăng ký, cấp biển số điều tra, giải quyết tai nạn giao thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (xử phạt qua hình ảnh - PV) các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định.
Ngoài ra, qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua, bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe theo quy định thì cơ quan công an phải xác định rõ hành vi vi phạm "mua, bán xe không sang tên". Những trường hợp bị phát hiện đã quá 30 ngày kể từ khi làm giấy tờ mua, bán nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe theo quy định sẽ bị lập biên bản xử phạt.
Một cán bộ Bộ Công an cho biết theo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2010 về đăng ký xe do cơ quan này thẩm định sắp được ban hành, những trường hợp mua bán xe lòng vòng qua nhiều đời chủ mà việc xác định thông tin, giấy tờ gặp khó khăn sẽ được tạo điều kiện để hoàn tất các thủ tục đến hết năm 2014. Đối với những trường hợp này, chủ sở hữu hiện tại phải làm bản cam kết về tính hợp pháp của xe và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. Riêng với những trường hợp vừa mới mua, bán, cho, tặng thì phải chấp hành quy định ngay khi Bộ Tài chính ban hành thông tư về giảm mức phí đăng ký lần đầu, đăng ký lại lần 2, 3... trong thời gian tới.
Nhiều người dân vẫn chưa đồng tình với thời hạn áp dụng xử phạt xe không chính chủ
Thông tư "lạ", dễ "việt vị"
Như Báo Người Lao Động ngày 6/3 đã thông tin, đại diện cơ quan soạn thảo nghị định sửa đội Nghị định 71 khẳng định không có chuyện xử phạt xe không chính chủ từ ngày 1/7. Tuy nhiên, nay Bộ Công an lại ban hành Thông tư 11!
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 6/3, một cán bộ Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho biết khá bất ngờ với việc Bộ Công an ban hành Thông tư 11. Sau khi dư luận phản ứng về việc xử phạt xe không chính chủ trong năm 2012, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an phải sớm ban hành ngay thông tư hướng dẫn lực lượng CSGT thi hành một số nội dung trong Nghị định 34 và Nghị định 71, trong đó có việc xử phạt lỗi xe không làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
"Lẽ ra Bộ Công an phải ban hành Thông tư 11 sớm hơn chứ không nên để rầy rà đến tận bây giờ" - vị này nói. Ông dẫn chứng về tính bất hợp lý của nó: Thông tư 11 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 34 và Nghị định 71 nhưng hiện nay, Bộ GTVT đang lấy ý kiến cho nghị định mới thay thế 2 nghị định này và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. Khi nghị định thay thế Nghị định 71 và Nghị định 34 có hiệu lực thì Thông tư 11 sẽ bị "việt vị", phải điều chỉnh!
Hơn nữa, theo chỉ đạo của Chính phủ thì tạm thời chưa xử phạt đối với lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện cho tới khi Bộ Công an, Bộ Tài chính ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 36 và giảm phí trước bạ, sang tên đổi chủ theo hướng giảm phí và thủ tục thuận lợi. Đến giờ, Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành thông tư về giảm phí, người dân cũng chưa rõ thủ tục sang tên đổi chủ như thế nào thì quy định rà soát, xử phạt từ ngày 15/4 như trong thông tư là không thỏa đáng.
CSGT "bụng phệ" không được ra đường làm việc
Theo chủ trương đang thực hiện của Công an TP Hà Nội, những CSGT có ngoại hình thấp bé hoặc vòng bụng quá to sẽ không được ra đường hướng dẫn, điều khiển, xử lý vi phạm giao thông. Những cán bộ này sẽ được đưa vào làm việc văn phòng, xử lý giấy tờ, đăng ký xe...
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Hà Nội, cho biết đó là 1 trong gần 10 bước nhằm thay đổi hình ảnh CSGT của thủ đô trong thời gian tới. Ngoài ra, những cán bộ hành chính mà có thái độ làm việc không tốt, bị người dân phản ánh, tố giác cũng có thể phải sang vị trí không phải trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người dân.
Công an TP Hà Nội cũng cấm lực lượng CSGT "núp" ở chỗ kín, sau gốc cây để rình thổi còi xử phạt người vi phạm.
Theo 24h
Lùi thời hạn phạt xe không chính chủ Đại diện cơ quan soạn thảo nghị định sửa đổi Nghị định 71 khẳng định không có chuyện xử phạt xe chưa sang tên đổi chủ và không đóng phí bảo trì đường bộ từ ngày 1/7. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 5/3, một cán bộ Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho biết dự thảo nghị...