Thông tư 22 tác động như thế nào đến Vietinbank?
Thông tư 22 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng NIM của Vietinbank trong bối cảnh tỷ lệ LDR hiện tại của ngân hàng này là 89%…
Vietinbank trước Thông tư 22. Ảnh: SHBS.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22 quy định về mức trần tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) là 85% cho tất cả các ngân hàng từ năm 2020 trở đi. Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá quy định này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng NIM của Vietinbank trong bối cảnh tỷ lệ LDR hiện tại của ngân hàng này là 89%. Bên cạnh đó, Vietinbank chưa đạt chuẩn Basel II, điều này sẽ khiến cho dư địa mở rộng tín dụng trong 2020 không còn nhiều.
Về kết quả kinh doanh, quý III/2019, lãi sau thuế của Vietinbank đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chủ yếu do quý này Vietinbank không tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng thêm cho trái phiếu VAMC. Giá trị còn lại của trái phiếu VAMC tại thời điểm cuối quý II/2019 là 8.347 tỷ đồng và vẫn giữ nguyên tại thời điểm cuối quý III/2019.
VCSC dự báo thu nhập thuần năm 2019 của Vietinbank tăng nhẹ đạt 7.700 tỷ đồng khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng tăng bù đắp cho mức tăng của chi phí dự phòng. Trong 9 tháng 2019 tăng trưởng thu nhập thuần đạt 11,4% so với cùng kỳ năm trước, VCSC kỳ vọng tăng trưởng thu nhập thuần năm 2019 sẽ phục hồi mạnh hơn khi có diễn biến bất thường ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần (NII) trong quý IV/2019.
Đánh giá về tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietinbank so với toàn ngành Ngân hàng, Công ty chứng khoán Đại Nam (DNSE) cho biết trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành Ngân hàng đạt gần 9% thì trong 9 tháng đầu năm chỉ số này ở Vietinbank chỉ là 3,6%. Mặc dù vậy thu nhập lãi thuần trong 9 tháng đầu năm của Vietinbank vẫn tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước. DNSE đánh giá không chỉ mình Vietinbank, mà toàn ngành Ngân hàng đang có mức tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ trong khi lãi suất cho vay được giữ ổn định và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Nguồn: DNSE.
Vietinbank cũng thích nghi với sự thay đổi cơ cấu cho vay của toàn ngành khi tăng dần tỷ trọng cho vay cá nhân và thu hẹp cả về quy mô và tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Nhà nước – đối tượng rủi ro nợ xấu cao mà lãi suất cho vay lại không tương ứng.
Nguồn: DNSE.
Theo tính toán của DNSE, so sánh với các Ngân hàng Thương mại (NHTM) khác hiện đang trích lập dự phòng ở mức trung bình chỉ 66% so với quy định, việc tăng tốc trích lập dự phòng của Vietinbank sẽ tạo nền tảng giúp ngân hàng tăng mạnh được lợi nhuận trong tương lai khi việc trích lập được giữ ở mức ổn định.
Hiện các NHTM đang trích dự phòng trung bình từ 15-20% tổng thu nhập hoạt động, mức độ trích lập của Vietinbank hiện nay là 36,3%.
DNSE nhận định, khi chất lượng tài sản cải thiện, mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm xuống, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng lên tương ứng.
Như vậy, mặc dù Thông tư 22 được đánh giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng NIM của Vietinbank. Tuy nhiên, xét về tiềm năng tăng trưởng, vẫn còn nhiều yếu tố góp phần tăng trưởng lợi nhuận.
Theo Nhipcaudautu.vn
Petrolimex sẽ có khoản đột biến từ vụ sáp nhập PGBank và HDBank vào năm 2020?
Tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư ngày 15/11, Ban lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đặt mục tiêu nhận được phê duyệt cuối cùng đối với đề xuất sáp nhập HDBank-PGBank vào tháng 6/2020.
Hiện Petrolimex đang nắm giữ 40% cổ phần của PGBank (PGB). Trong khi đó, đề xuất sáp nhập PGB và HDBank (HDB) đang được trình lên Ngân hàng Nhà nước và đang chờ đợi phê duyệt cuối cùng.
Sau khi hợp nhất, Petrolimex sẽ sở hữu 5.8% cổ phần của HDB. Theo đó, Petrolimex sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường khoảng 730 tỷ đồng (theo giá hiện tại của HDB là 28,350 đồng/cp).
Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong năm 2020 do giúp thúc đẩy lợi nhuận 2020 tăng thêm 15%.
Câu chuyện sáp nhập của PGBank đây không phải là lần đầu. Mà cách đây 4 năm, VietinBank đã từng đặt vấn đề về sáp nhập với PGBank.
Sau hai năm đàm phán, khi các quyết định về tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu đã được chốt và các cổ đông đều chỉ chờ chuyển đổi thì cả hai bên lại bất ngờ tuyên bố thương vụ không thể tiếp tục.
Ngay 16/6/2017, PGBank co cong van gưi VietinBank chinh thưc đê xuât dưng thưc hiẹn giao dich sap nhạp. Còn VietinBank đưa ra tuyên bố muộn hơn tại đại hội đồng thường niên ngày 21/4/2018, thông qua việc dừng giao dịch sáp nhập PGBank với lý do nhằm tập trung nguồn lực cho chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Ở một động thái khác lúc đó, HDBank tiết lộ HDBank, PG Bank và Petrolimex đã thống nhất các nội dung liên quan đến sáp nhập PG Bank vào HDBank.
Theo kế hoạch ban đầu, việc sáp nhập sẽ hoàn tất vào tháng 8/2018 và thực hiện niêm yết cổ phiếu sau hoán đổi vào tháng 9. Ty lệ hoán đổi được thống nhất là 1: 0,621 tức 1 cổ phiếu PGBank đổi 0,621 cổ phiếu của HDBank mới.
Tới tháng 10/2018, Ngân hàng Nhà nước chính thức có văn bản chấp thuận nguyên tắc phương án sáp nhập của hai bên. HDBank cho biết ngân hàng đã cử người tham gia hỗ trợ điều hành tại PGBank và dự kiến cuối năm 2019 sẽ hoàn thành việc sáp nhập.
Tuy nhiên, theo như công bố mới đây của Petrolimex thì thương vụ này đến năm 2020 mới có thể hoàn thành.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Bản Việt: Ưu tiên hiệu quả sử dụng vốn Sức mạnh cạnh tranh của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI) là mạng lưới khách hàng, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Thế mạnh này ngày càng được củng cố khi Bản Việt chứng minh được khả năng đem giá trị cho các bên, bao gồm cả khách hàng của Bản Việt và đối...