Thông tư 22 dồn BIDV vào thế khó?
VCSC nhận định Thông tư 22/2019/TTNHNN (TT 22) sẽ có tác động tiêu cực nhẹ đối với tăng trưởng tín dụng của BIDV từ năm 2020 trở đi…
Thông tư 22 dồn BIDV vào thế khó? Ảnh: Tuoitre
Ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22 thay đổi quy định giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng (LDR). Trong đó, NHNN có động thái siết chặt hơn cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nhà nước và nới lỏng cho các NHTM tư nhân.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% cho tất cả Ngân hàng theo Thông tư 22/2019/NHNN, so với quy định trước đây, NHNN đã có động thái siết chặt hơn tỷ lệ này đối với nhóm NHTM Nhà nước (tỷ lệ tối đa trước đây là 90%) và nới lỏng cho nhóm Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài (tỷ lệ trước đây là 80%).
Về điều này, Công ty chứng khoán KB Việt Nam nhận định nhóm NHTM Nhà nước, đặc biệt là 2 Ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II là BIDV và Vietinbank sẽ chịu tác động từ thông tư trên. Tính toán tỷ lệ LDR theo thông tư 36 cho thấy LDR của 2 Ngân hàng này đang ở mức 84% và 85,5% trong quý I/2019. Bên cạnh đó, KBSV đánh giá việc 2 Ngân hàng này chưa đạt chuẩn Basel II sẽ khiến cho dư địa mở rộng tín dụng trong 2020 sẽ không còn nhiều.
Và trong báo cáo mới được công bố ngày 28/11, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã hạ dự phóng lợi nhuận mục tiêu của Ngân hàng BIDV trước những tác động của Thông tư 22.
VCSC hạ dự phóng lợi nhuận đối với BIDV.
Video đang HOT
Cụ thể, VCSC giảm lợi nhuận dự phóng của BIDV chủ yếu do giảm giả định thu nhập lãi vay thuần và khoản thu nhập từ hoạt động giao dịch và đầu tư chứng khoán. VCSC cũng cho rằng Thông tư 22/2019/TTNHNN (TT 22) sẽ có tác động tiêu cực nhẹ đối với tăng trưởng tín dụng của BIDV từ năm 2020 trở đi. Do đó, Công ty chứng khoán này giảm dự báo tăng trưởng tín dụng từ 14% còn trung bình 12% trong giai đoạn 2020F-2024F.
Theo đánh giá của VCSC, BIDV sẽ xử lý 279 triệu USD nợ VAMC trong năm 2019, dẫn đến chi phí dự phòng tăng 11,1% so với năm trước, chi phí dự phòng chiếm 66% lợi nhuận từ HĐKD trước dự phòng trong năm 2019F.
Đề cập đến những rủi ro của BIDV, VCSC nhận định việc BIDV cần tăng vốn nhằm củng cố tăng trưởng cho vay trong tương lai, dẫn đến rủi ro pha loãng giá cổ phiếu. Ngoài ra, khủng hoảng ngành ngân hàng đến từ các yếu tố vĩ mô sẽ ảnh hưởng chi phí tín dụng trong bối cảnh quy mô dư nợ cho vay lớn của BIDV.
NCĐT tổng hợp
Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính III/2019, tại thời điểm 30/09, dư nợ cho vay của BIDV là 1,073 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8% so với quý II/2019. Tuy nhiên đi cùng với đó, nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) cũng liên tục tăng qua từng thời điểm. Tính đến 30/09, tổng nợ xấu (không bao gồm VAMC) là hơn 22.600 tỷ đồng, tăng 4,7% so với quý II/2019. Cũng trong quý III/2019, khoản nợ trái phiếu tại VAMC của BIDV giảm hơn 63% so với quý II/2019.
Tỷ lệ nợ xấu trong cả hai trường hợp bao gồm nợ đã bán cho VAMC và không bao gồm nợ đã bán cho VAMC đều tăng tính từ quý I/2018 đến quý III/2019.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) ở mức 2,09%, tăng so với mức 1,98% tại thời điểm kết thúc quý II/2019.
Về mặt định giá cổ phiếu, VCSC đánh giá “Kém khả quan” đối với cổ phiếu BID.
Phạm Vũ
Theo nhipcaudautu.vn
Tăng trưởng tín dụng đã đến mức đáng ngại?
Nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng hết hạn mức được cấp và cao gấp đôi mức tăng trưởng định hướng của toàn hệ thống cho cả năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, mức tăng trưởng cao như vậy chưa hẳn là đáng quan ngại nếu chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Tường Lâm
Số liệu từ báo cáo tài chính quý III của các ngân hàng thương mại cho thấy có khoảng cách khá rộng về tăng trướng tín dụng giữa các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã có mức tăng trưởng tín dụng trên 20% tính từ đầu năm. Đó là, Techcombank tăng 28,6%, VIB tăng 28,2%, Nam Á Bank tăng 24,3%, OCB tăng 21,2% và TPBank tăng 20,4%.
Các ngân hàng khác có mức tăng trưởng tín dụng vừa phải là Vietcombank tăng 12,1%, BIDV tăng 8,6%. Trong khi đó, Agribank chỉ tăng được 5,2% và VietinBank tăng 3,9%.
Trong khi đó, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, đến 4/10/2019, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với cuối năm 2018.
Bình luận về mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia ngân hàng nói: "Mức tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung nhưng chưa đáng quan ngại bởi mỗi ngân hàng có năng lực quản trị và năng lực tài chính khác nhau. Do đó, ngân hàng quản trị tốt và năng lực tài chính tốt hoàn toàn có thể tăng trưởng cao và ngược lại. Vấn đề không phải là khối lượng hay mức tăng trưởng tín dụng mà quan trọng hơn là chất lượng tín dụng. Nếu các ngân hàng và cả hệ thống kiểm soát tốt được dòng tín dụng thì không lo".
Từ góc độ khác, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV nhận xét: "Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao chỉ xảy ra ở các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa nên khối lượng tín dụng đổ ra nền kinh tế cũng không hẳn là quá lớn. Bên cạnh đó, đây là những ngân hàng gần như đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng đã được cấp. Vì vậy, trong thời gian tới, để đẩy mạnh cho vay thì họ phải cơ cấu lại các danh mục cho vay, tức là, phải thu nợ chỗ này để cho vay chỗ khác".
Cũng theo ông Lực, để có thể tăng trưởng tín dụng cao, các ngân hàng đều đã đáp ứng tiêu chuẩn Basel II theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và được cấp thêm hạn mức cao hơn. Trong khi đó, tính chung cả hệ thống thì mức tăng trưởng tín dụng là vừa phải.
"Tôi cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng cả hệ thống và tăng trưởng tín dụng riêng lẻ của các ngân hàng chưa đến mức đáng ngại. Bởi vì, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của chúng ta vẫn tăng trưởng tốt, chứng tỏ phân bổ tín dụng đã hiệu quả hơn. Mặt khác, năng lực quản trị của nhiều ngân hàng cũng được cải thiện tốt qua các chỉ báo hoạt động. Với các ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao, tôi tin là họ đã được NHNN xem xét rất kỹ khả năng quản trị và đảm bảo kiểm soát tốt dòng tín dụng", ông Lực nhấn mạnh.
Về mức tăng trưởng chung của cả năm nay, kết quả cuộc điều tra "Xu hướng kinh doanh" mới nhất do NHNN tiến hành cho biết, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,85% trong quý IV/2019 và tăng 13,61% trong năm 2019.
NHNN đánh giá, công tác điều hành tăng trưởng tín dụng đã phù hợp với cân đối vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.
Trên cơ sở mức tăng trưởng 13,89% của tín dụng năm 2018, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2019, NHNN định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 là 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Xuân Yến
Theo baodauthau.vn
Vì sao nhiều ngân hàng vẫn vượt trần tăng trưởng tín dụng? Phần lớn các ngân hàng ghi nhận cho vay khách hàng cao hơn 10-14% so với đầu năm. Theo thống kê của Người Đồng Hành, có 20 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2019. Dư nợ cho vay của một số đơn vị tăng trên 20%, cao hơn mặt bằng chung toàn ngành. Techcombank vừa công bố dư nợ...