Thông tin quanh việc cô giáo ‘tố’ Hiệu trưởng chèn ép trong công việc
Bức xúc vì cho rằng bị chèn ép, phân công công việc không đúng chuyên ngành và xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, một giáo viên đã làm đơn gửi đến Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam, Quảng Ngãi để tố cáo sự việc.
Theo trình bày của cô Ngô Thị Liên Hòa, giáo viên Trường THCS Phan Châu Trinh, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, trong năm học 2018-2019 nhà trường thường xuyên phân công cô làm thủ quỹ, làm giám thị trực, đánh trống trường, tuy nhiên công việc này không hợp với vai trò, nhiệm vụ, vị trí của một giáo viên mà cô đã đăng ký thi trúng tuyển.
Cô giáo Ngô Thị Liên Hòa trình bày sự việc.
Dù trình bày, kiến nghị nhiều lần nhưng đến ngày 31/5/2019, Hiệu trưởng nhà trường tiếp tục phân công cô làm Tổng phụ trách đội, trong khi đó cô chưa một lần từng tập huấn hay làm công việc này.
“Việc làm trên quá bất công, dồn ép và gây khó khăn, áp lực trong việc giao nhiệm vụ cho giáo viên. Trong khi đó, một giáo viên khác đang giảng dạy trong nhà trường đã từng có nhiều năm công tác, làm nhiệm vụ Tổng phụ trách đội và đem lại nhiều thành tích cho nhà trường, làm đúng chuyên ngành, tại sao không giao nhiệm vụ cho cô này”, cô giáo Hòa nói.
Cũng theo cô giáo Hòa, khi thi tuyển công chức năm 2004, cô đăng ký và được tuyển dụng giảng dạy môn Âm nhạc tại trường THCS Phan Châu Trinh. Hơn nữa, công việc Tổng phụ trách đội không phải giáo viên nào cũng làm được, bởi đòi hỏi cần phải có kỹ năng để điều khiển, tổ chức, sinh hoạt các sự kiện và am hiểu về công tác Đội; cần phải tham gia các đợt tập huấn thì mới có thể nắm bắt được các nội dung để hướng dẫn, điều hành các hoạt động của Đội.
Video đang HOT
“Đến năm học 2019-2020, Chi Bộ và Ban giám hiệu Trường THCS phân công tôi giảng dạy môn Âm nhạc, Giáo dục công dân và chủ nhiệm lớp 8/1, tôi đã làm tốt mọi công việc. Về xếp loại Đảng viên năm 2019 hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chuyên môn thống nhất đánh giá nhận xét tôi hoàn thành nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên, dưới chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường lại xếp tôi không hoàn thành nhiệm vụ”, cô giáo Hòa nói.
Thầy Nguyễn Xuân Thu trình bày lý do xếp loại nhiệm vụ cho cô Hòa.
Cô Hòa nói thêm, việc đánh giá xếp loại trên, không đảm bảo khách quan, toàn diện, không công bằng và dân chủ, không dựa trên phẩm chất, năng lực bản thân của cô. Cô còn cho rằng, ông Thu còn không thực hiện đúng theo tinh thần Thông tư 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 về quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
Một giáo viên (xin giấu tên) đang dạy học trong Trường THCS Phan Châu Trinh cho biết: “Theo tôi thầy Thu có phần ép cô Hòa, vì cô một mình phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ như: chủ nhiệm lớp, dạy hai môn âm nhạc, giáo dục công dân và phân công làm Tổng phụ trách đội, công việc quá nhiều. Còn trước đó thầy Thu không đứng lớp giảng dạy nhưng nhận tiền đứng lớp giảng dạy là có. Nhưng từ năm 2018 đến nay thì thầy Thu có đứng lớp giảng dạy. Việc thầy Thu xếp loại cho cô Hòa không hoàn thành nhiệm là rất nặng, trong khi cô Hòa phấn đấu về mọi mặt trong công tác giảng dạy cũng như chuyên môn, đạo đức của nghề giáo”.
Nói về việc phân công nhiệm vụ cô giáo Hòa làm Tổng phụ trách đội, ông Nguyễn Xuân Thu, Hiệu trưởng Trưởng THCS Phan Châu Trinh cho rằng, vào ngày 1/8/2019, nữ giáo viên Tổng phụ trách đội nghỉ hộ sản. Do đó cần phải bố trí 1 giáo viên tạm thời làm việc này. Xét cô Lê Thị Lý và cô Liên Hòa cùng chuyên ngành sư phạm Âm nhạc đoàn đội nên nhà trường đã mời hai cô này lên làm việc, nhưng cả hai cô không chịu nhận nhiệm vụ trên.
“Do đó, nhà trường đã tổ chức họp Hội đồng sư phạm xem xét, điều kiện và tiến hành bỏ phiếu cho hai cô, cô Hòa có số phiếu cao hơn nên được chọn đảm nhận nhiệm vụ trên. Tuy nhiên cô Hòa không chịu nhận nhiệm vụ theo sự phân công của nhà trường”.
Ngôi trường THCS Phan Châu Trinh nơi cô Hòa đang giảng dạy.
Ông Thu nói thêm, cả hai cô Hòa và cô Lý điều thiếu tiết giảng dạy trên lớp, vì yêu cầu mỗi cô giáo 1 tuần dạy đủ 19 tiết, nhưng 2 cô này giảng dạy có hơn 5 tiết. Vì vậy, bắt buộc làm thêm công việc quản lý giám sát học sinh trong giờ ra chơi hoặc thay nhau đánh trống trường hết tiết học ra về. Không riêng gì các cô này, mọi tất cả các giáo viên trong trường nếu thiếu tiết đều làm thêm nhiệm vụ khác.
Lý do vì sao xếp loại cô Hòa không hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019-2020, thầy Thu cho biết: “Vì cô Hòa chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của lãnh đạo nhà trường; vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức. Việc tôi xếp loại cô Hòa không hoàn thành nhiệm là hoàn toàn đúng”- thầy Thu nói.
Ông Thu cũng cho rằng, nếu nói ông không thực hiện đúng theo tinh thần Thông tư 03/VBHN-BGDĐT 23/6/2017 là hoàn toàn sai và vu khống. “Vì tôi có giảng dạy kỹ năng sống, giáo dục cho các em học sinh ngoài giờ, như trong các tiết chào cờ đầu tuần và bồi dưỡng cho các em học sinh giỏi và phụ đạo học sinh lực yếu kém trong nhà trường”, ông Thu nói.
Trước sự việc này, ông Trần Hữu Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nông Sơn cho biết: “Lãnh đạo Phòng GD&ĐT đã nhận được tâm thư của cô giáo Ngô Thị Liên Hòa và đã cử đoàn đi kiểm tra nhưng sự việc này chưa được rõ. Vì vậy, chúng tôi sẽ tổ chức một đoàn công tác tiếp tục thanh tra, kiểm tra lại nội dung này rồi mới có văn bản trả lời cụ thể cho báo chí được”.
Theo trình bày với chúng tôi, sau khi kiến nghị với nhà trường nhiều lần không được, cô Hòa đã có đơn gửi đến các cấp theo trình tự nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết thấu đáo.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng của huyện Nông Sơn cần vào cuộc làm sáng tỏ, việc phân công nhiệm vụ và xếp loại của cô Hòa có đúng hay không? Cũng như có hay không việc thầy Hiệu trưởng vi phạm Thông tư 03/VBHN-BGDĐT trong vấn đề không đứng lớp giảng dạy mà vẫn nhận tiền chế độ.
Thu nhầm tiền học thêm, hiệu trưởng phải xin lỗi phụ huynh
Liên quan đến thu tiền học thêm của các em học sinh khối THCS trường Chu Văn An, thị trấn Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, ông Đỗ Văn Chương, Hiệu trưởng nhà trường phải xin lỗi tới các phụ huynh vì thu nhầm...
Thực hiện Quyết định số 45/2012- QĐ/UBND ngày 10-9-2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cụ thể, khối 6, 7 nhà trường thu 160.000 đồng/tháng và khối 8, 9 thu 180.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, tại trường THCS Chu Văn An, thị trấn Đắk Hà trong niên học 2016-2017 đã thu nhầm 1 học kỳ với khối 6, 7 mức 180.000 đồng/tháng và khối 8, 9 mức 200.000 đồng/tháng.
Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo PL&XH, tại thời điểm nhà trường thu nhầm số tiền trên có khoảng 930 em học sinh các khối đều tham gia khóa học thêm, trên thực tế nhà trường chỉ được phép thu theo quyết định số 45/2012- QĐ/UBND ngày 10-9-2012 của UBND tỉnh Kon Tum. Như vậy, việc thu vượt quá số tiền quy định trên của nhà trường đã làm không ít phụ huynh có con học tại đây bức xúc.
Ông Đỗ Văn Chương - Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An cho biết: "Về việc thu tiền học thêm nhầm, cá nhân tôi đã xin lỗi tới phụ huynh. Vấn đề này cũng được Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Đắk Hà phát hiện và đang xử lý. Niên học 2016-2017, nhà trường đã thu nhầm số tiền nói trên, sau này khi phụ huynh phản ánh thì chúng tôi điều chỉnh lại mức theo quy định".
Liên quan đến khoản thu nói trên, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, kế toán nhà trường cho hay: "Số tiền thu nhầm là do quá trình bản thân mình soạn thảo văn bản nhầm".
Ông Lê Vinh Danh bị cách hết chức vụ Đảng, hàng loạt cán bộ ĐH Tôn Đức Thắng bị kỷ luật Đảng Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) TP.HCM đã có thông báo về kết quả kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy Trường ĐH Tôn Đức Thắng và đảng viên liên quan. Ông Lê Vinh Danh. Theo quyết định này, Ban thường vụ Đảng ủy khối đã quyết định cách tất cả...