Thông tin nóng liên quan đến vụ bà Phương Hằng, luật sư nói thẳng ’số phận’ đồng phạm giúp đỡ nữ CEO
Vào ngày 1/5, Công an TP.HCM vừa cho biết đang mở rộng điều tra vụ án Nguyễn Phương Hằng (SN 1971) tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Qua đó, công an TP.HCM đang xác minh 11 kênh YouTube thường xuyên livestream, phát nội dung bà Nguyễn Phương Hằng xúc phạm danh dự của nhiều cá nhân.
Cũng liên quan đến vụ việc, Công an TP HCM đã nhập đơn tố cáo của bà Đặng Thị Hàn Ni (công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng) vào vụ án Nguyễn Phương Hằng để điều tra chung.
Bà Đặng Thị Hàn Ni tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng có hành vi vu khống, làm nhục người khác, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của các cá nhân và đe dọa giết người.
Theo đó, luật sự Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho hay, hiện tại cơ quan cảnh sát điều tra vẫn đang tiếp tục mở rộng, xác minh làm rõ những dấu hiệu vi phạm đối với bà Nguyễn Phương Hằng và những cá nhân có liên quan.
Trước khi khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã thụ lý điều tra vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”.
Bà Hằng lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đời tư người khác. Trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, bà Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại TP.HCM và một số địa phương khác.
Không chỉ có bà Phương Hằng, một số người khác cũng có dấu hiệu giúp sức, đồng phạm với bà Hằng. Bởi trong quá trình phát trực tiếp trên mạng xã hội, một số kênh YouTube đã phát sống trực tiếp để ủng hộ bà Phương Hằng, “bóc mẽ” nghệ sĩ. Thậm chí, chủ một số kênh YouTube còn có dấu hiệu xúc phạm cá nhân.
Như vậy, nếu trường hợp có đủ cơ sở, chủ những kênh này có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm như những người viết bài, chia sẻ thông tin, tài liệu liên quan, phát tán thông tin xấu…
Đặc biệt, nếu có dấu hiệu đánh cắp thông tin, bí mật đợi đời tư của người khác bằng các thủ đoạn hack Facebook, tài khoản MXH của người khác để phục vụ mục đích bôi nhọ danh dự nhân phẩm, đả kích… thì họ còn có thể bị xem xét xử lý thêm về tội “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015.
“Cơ quan chức năng cần phải xác minh, làm rõ, xử lý cả những người giúp sức, đồng phạm với bà Hằng trong vụ việc nêu trên”, luật sư Bình nêu quan điểm.
Theo luật sư Bình, trường hợp có căn cứ, những người được coi là đồng phạm sẽ bị xử lý về hành phi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Với hành vi này, mức phạt thấp nhất là 6 tháng tù, cao nhất là 7 năm tù.
Ngoài ra, trong quá trình xác minh, làm rõ, công an cũng sẽ xem xét hành vi của chủ các kênh youtube có dấu hiệu của tội vu khống hay không. Nếu có đủ cơ sở, chủ các kênh này có thể sẽ tiếp tục bị khởi tố điều tra bổ sung về những dấu hiệu tội này. Hoặc chuyển sang tội danh làm nhục người khác, xúc phạm bôi nhọ danh dự, uy tín, tổ chức cá nhân.
Theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vu khống sẽ có mức phạt tù thấp nhất là 3 tháng, cao nhất là 3 năm tù.
Trước đó ngày 29/4 vừa qua, nguồn tin từ cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị này đang điều tra, xác minh 11 kênh youtube có dấu hiệu đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam).
Theo đó, 11 kênh youtube này là “Bánh mì đây”, “Lang thang đường phố”, “Chuyện đời thường”, “Trúc Ngân Vlog”, “Lý lắc Vlog”, “Checkin Sài Gòn”, “Tiến Vlog”, “Tuấn Kiệt PC”, “Tý chuột TV”, “Trai đồng bằng”, “Sơn xàm TV”.
Trong đó, nguồn tin cho biết, bà Bùi Thanh Quỳnh Như chủ kênh youtube “Lang thang đường phố” đã có buổi làm việc với cơ quan công an. Đây là kênh youtube nhiều lần phát sóng trực tiếp để ủng hộ bà Phương Hằng, “bóc mẽ” nhiều nghệ sĩ. Chủ nhân kênh này cũng nhiều lần tham gia livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng và xúc phạm nhiều cá nhân khác.
Công an TP HCM đang làm rõ ai tiếp tay, ai cung cấp tài liệu cho bà Hằng; ai là đạo diễn, kịch bản truyền thông. Ngoài ra, sẽ làm rõ những người xây dựng vai phụ, vai chính, đóng vai nào trong những buổi phát sóng. Bởi trong các buổi livestream này đều có ban bệ biên soạn, chỉ đạo kịch bản chứ không phải hiển nhiên bà Hằng có tư liệu để nói.
Đà Nẵng: Khởi tố 2 kẻ lừa bán đất ảo và làm giả hồ sơ đền bù
Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) khởi tố, bắt giam 2 kẻ lừa bán đất ảo và làm giả hồ sơ đền bù để chiếm đoạt tiền.
Ngày 30/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam 2 người có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo điều tra ban đầu, để có tiền tiêu xài, Mai Thành (1990, trú xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) tung tin mình muốn bán đất để lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Tháng 7/2021, ông Lâm Thi Nhân (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) liên hệ thì Thành đưa đi xem vị trí đất và cho hay đang làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam Mai Thành.
Tin tưởng, ông Nhân thỏa thuận mua lô đất diện tích 851m2 với giá 285 triệu đồng, đặt cọc 100 triệu đồng nhưng chờ mãi Thành không làm thủ tục sang tên.
Với thủ đoạn tương tự, tháng 12/2021, Thành lừa bán cho bà Nguyễn Thị Phương (trú Hải Châu, Đà Nẵng) lô đất gồm lô 851m2 giá 150 triệu đồng lô 2.538m2 giá 800 triệu đồng. Sau khi nhận 209 triệu đồng tiền đặt cọc của bà Phương, Thành bỏ trốn khỏi địa phương.
Nhận đơn tố cáo của bà Phương và ông Nhân, Công an huyện Hòa Vang vào cuộc điều tra, xác định Thành có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lừa bán đất ảo để nhận tiền đặt cọc rồi bỏ trốn.
Công an huyện Hòa Vang ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Mai Thành để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Công an huyện Hòa Vang cũng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Đức (49 tuổi, trú xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo điều tra, tháng 7/2021, Phan Đức cùng một người tên Nam (chưa rõ lai lịch) làm Bảng tính giá trị đền bù Dự án vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài dựa theo hồ sơ của ông Phan Hùng (trú xã Hòa Liên, hòa Hòa Vang) là em họ của Phan Đức.
Sau khi nhận Bảng tính giá trị đền bù có chữ ký tên Trần Văn Hiếu, Phó Giám đốc và mộc đỏ của Ban Giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang từ người tên Nam, Đức mang đến nhà để Phan Hùng ký tên vào phần chủ hộ.
Do gia đình không bị giải tỏa đền bù nên ông Hùng thắc mắc nhưng được Đức trấn an có việc gì thì Đức chịu trách nhiệm, đồng thời hứa cho ông Hùng 2 triệu đồng.
Phan Đức bị khởi tố, bắt tạm giam.
Tiếp đó, Đức chuyển nhượng Bảng tính giá trị đền bù này cho ông Trần Ngọc Phi (trú xã Hòa Sơn) với số tiền 200 triệu đồng, mục đích để ông Phi nhận đất mộ tại Nghĩa trang Hòa Ninh. Khi ông Phi làm thủ tục nhận đất thì bị phát hiện là giấy tờ giả.
Qua xác minh, cơ quan công an xác định Ban Giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang không lập hồ sơ và không cung cấp bảng tính giá trị bồi thường ông Hùng tại dự án vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.
Công an TP.HCM nhập đơn tố giác của nhà báo Hàn Ni vào vụ án liên quan bà Nguyễn Phương Hằng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa quyết định nhập đơn tố giác của bà Đặng Thị Hàn Ni tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vào vụ án mà cơ quan này đã khởi tố, điều tra. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa gửi văn bản thông báo cho bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni) về việc CQĐT đã...