Thông tin mới vụ xe sang bị kê biên của “kiều nữ” lừa đảo nghi tung tăng ở Hà Nội
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định đã có 22 người tố cáo “kiều nữ” Nguyễn Thúy Quỳnh lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 172 tỉ đồng.
Bán hết nhà, xe cũng không trả đủ nợ
Ngày 20-10, chúng tôi gặp chị P.T.C. (38 tuổi, trú phường Lê Lợi, TP Vinh), khi người phụ nữ này đang bán tạp hóa ở cửa hàng nhỏ được mở ngay bên dưới một chung cư cao tầng ở phường Đội Cung, TP Vinh.
Trò chuyện với chúng tôi, khi nhắc đến khoảng tiền hơn 16 tỉ đồng mà chị bị Nguyễn Thúy Quỳnh (29 tuổi, trú phường Bến Thủy, TP Vinh) lừa đảo chiếm đoạt với chiêu bài kêu gọi góp vốn đầu tư mua bất động sản, chị C. không cầm được nước mắt.
Chị P.T.C. trình bày việc bị Nguyễn Thúy Quỳnh chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng.
Theo chị C., đầu năm 2021, khi biết chị dành dụm được ít tiền, Quỳnh liền ngỏ ý huy động vốn để đầu tư bất động sản. Quỳnh nói bố mình quan hệ rộng, chủ một nhà hàng có tiếng ở TP Vinh biết được nhiều dự án dễ sinh lời, cứ đưa tiền cho Quỳnh, chỉ một thời gian ngắn bán được đất sẽ chia lợi nhuận theo phần trăm vốn góp.
“Tin lời Quỳnh, ngoài số tiền dành dụm được mấy trăm triệu, tôi còn đi mượn bìa đất của người thân, bạn bè, đi vay nóng ở ngoài đưa cho Quỳnh hơn 16 tỉ đồng. Được một thời gian, khi tôi yêu cầu chuyển trả lại tiền, Quỳnh trốn tránh, đến tháng 4-2022, khi không liên lạc được với cô ta thì tôi mới biết bị lừa”- chị C. nức nở.
Video đang HOT
Cũng theo chị C. từ khi phát hiện bị Quỳnh lừa đảo, cuộc sống của gia đình chị đảo lộn. Vợ chồng thường xuyên lục đục. “Đi bán hàng tạp hóa như thế này không biết đến bao nhiêu đời nữa mới trả hết nợ. Giờ cứ nghĩ đến khoản nợ mười mấy tỉ đồng, hàng tháng phải đi trả tiền lãi vay mấy chục triệu đồng nhiều lúc không thiết sống nữa”- chị C. tuyệt vọng.
Nhiều nạn nhận trình bày bị Nguyễn Thúy Quỳnh chiếm đoạt số tiền lớn.
Khi biết chúng tôi đến nơi bán hàng của chị C. tìm hiểu về việc Nguyễn Thúy Quỳnh lừa đảo, nhiều người dân ở TP Vinh là nạn nhận của “kiều nữ” này đã tìm đến. Đó là các trường hợp như bà T.T.T., chị H.T.H., anh L.V.N.Q…. Ai cũng mệt mỏi, phờ phạc, tuyệt vọng. Theo các nạn nhân, vì tin vào lời rủ rê của Quỳnh mà người ít thì đầu tư 1 – 2 tỉ đồng, người nhiều cả hàng chục tỉ đồng. Bà T.T.T., trú phường Vinh Tân, TP Vinh, mếu máo: “Cắm nhà đất, đi vay người thân đưa cho Quỳnh số tiền hơn 6 tỉ đồng. Giờ mất tất cả rồi, chỉ mong sao các cơ quan chức năng vào cuộc công tâm, kê biên, thu hồi tài sản mà Nguyễn Thúy Quỳnh đã chiếm đoạt trả lại cho chúng tôi”- bà T. mong muốn.
Trong số các nạn nhân, có nhiều người thân ruột thịt của Quỳnh. Đó là trường hợp của anh H.N.H., trú phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An; chị N.N.K.L., trú xã Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động, chị L., bức xúc: “Bố của tôi là em trai bố Quỳnh, nghĩ người nhà thân thiết nên tôi mới đi vay mượn của nhiều người đưa cho Quỳnh số tiền hơn 20 tỉ đồng để đầu tư bất động sản. Ai ngờ gặp phải đồ lừa đảo, lấy tiền của mình đi trả nợ, chuyển cho người khác. Giờ hoàn cảnh gia đình tôi rất khốn khổ, bán hết đất, xe ôtô nhưng vẫn còn nợ ngân hàng hơn 6 tỉ đồng, mỗi tháng phải trả khoảng 50 triệu đồng tiền lãi”.
Bị tố chiếm đoạt số tiền trên 172 tỉ đồng
Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm hiện tại đã có 22 người làm đơn tố cáo Nguyễn Thúy Quỳnh có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cơ quan chức năng đã vào cuộc và xác định số tiền mà Nguyễn Thúy Quỳnh chiếm đoạt của 22 người là gần 173 tỉ đồng. Tính đến nay, Quỳnh chỉ mới khắc phục, trả cho các bị hại hơn 18,6 tỉ đồng.
Tháng 6-2022, Nguyễn Thúy Quỳnh bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, do đang nuôi con nhỏ nên bị can được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú. Cơ quan chức năng ban hành lệnh kê biên tài sản đối với 4 thửa đất, 1 xe ôtô Lexus do vợ chồng Quỳnh đứng tên, để tránh tẩu tán, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bị hại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chiếc xe ôtô Lexus là tài sản đang bị kê biên được cho là vẫn tung tăng trên đường. Mới đây nhất vào ngày 17-10, chiếc xe này được ghi nhận đang xuất hiện tại Hà Nội.
Chiếc xe ôtô là tài sản bị kê biên trong vụ án bất ngờ xuất hiện tại Hà Nội vào ngày 17-10.
Được biết, trong tổng số tiền hơn 172 tỉ đồng mà “kiều nữ” đã lừa đảo chiếm đoạt của 22 nạn nhân, Nguyễn Thúy Quỳnh đã sử dụng 84,5 tỉ đồng. Còn hơn 88 tỉ đồng cơ quan điều tra không chứng minh được Nguyễn Thúy Quỳnh đã sử dụng vào mục đích gì.
Ngay sự việc xảy ra, các bị hại yêu cầu Nguyễn Thúy Quỳnh cung cấp các chứng từ liên quan đến giao dịch. Tài khoản ngân hàng của “kiều nữ” thì phát hiện những giao dịch rất lớn đối với hàng loạt người thân quen của Quỳnh. Những tài khoản này bất ngờ có thêm một khoản tiền rất lớn sau các lần giao dịch với Nguyễn Thúy Quỳnh. Thậm chí có những tài khoản bất ngờ dương nhiều tỉ đồng.
Các nạn nhân mong muốn cơ quan chức năng làm rõ số tiền lớn mà Nguyễn Thúy Quỳnh chiếm đoạt hiện đang ở đâu.
Các nạn nhân cho rằng cơ quan chức năng cần làm rõ tình tiết này để bảo vệ quyền lợi cho bị hại. Đó cũng là một trong những tình tiết quan trọng của vụ án. Đồng thời xem xét, điều tra lại những mối quan hệ, người thân của Nguyễn Thúy Quỳnh để xác minh thêm đồng phạm trong vụ án hay không. “Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ số tiền lớn Quỳnh đã chiếm đoạt của chúng tôi hiện được chuyển đi đâu, có hay không có sự tiếp tay của các đồng phạm khác để thực hiện hành vi lừa đảo”- một nạn nhân nói.
Mạo danh cán bộ An ninh mạng để lừa đảo
Gần đây, xuất hiện tình trạng đối tượng giả danh cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, các đối tượng sử dụng "kịch bản", như: sử dụng sim số điện thoại hoặc dịch vụ VoIP đăng ký số điện thoại giả mạo lực lượng Công an thông báo nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, lừa đảo, rửa tiền... Sau đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, kê khai tiền mặt, tài sản hiện có để phục vụ điều tra.
Nếu nạn nhân nhẹ dạ làm theo thì chúng dẫn dụ chuyển tiền vào tài khoản để kiểm tra sau đó sẽ trả lại. Nếu nạn nhân cương quyết không tin tưởng thì đối tượng đe dọa gửi lệnh bắt giam, phong tỏa, kê biên tài sản.
Nhóm đối tượng lừa đảo trên không gian mạng bị bắt giữ.
Do lo sợ, nạn nhân đã làm theo yêu cầu của đối tượng bằng các hình thức như, chuyển tiền vào tài khoản mình và cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho đối tượng, hoặc thực hiện chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng chỉ định, đăng nhập tài khoản Internet banking vào đường dẫn theo hướng dẫn sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.
Công an tỉnh Tây Ninh khuyến cáo, khi mời làm việc người dân phải có giấy mời, giấy triệu tập được giao trực tiếp hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú, hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy mời, giấy triệu tập phải được ký nhận. Công an bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự: Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt...
Để phòng ngừa tội phạm, Công an tỉnh Tây Ninh đề nghị, người dần cần cảnh giác với các số điện thoại lạ, đặc biệt các số điện thoại có trên 10 số, số điện thoại nghi vấn ở nước ngoài, có dấu ở đầu số điện thoại. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ và không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai.
Khi có người liên hệ, tự xưng cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án và có lời lẽ đe dọa, hãy bình tĩnh, tỉnh táo và tìm sự trợ giúp của người thân hoặc liên hệ cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, tư vấn để phát hiện, bắt giữ đối tượng lừa đảo...
Nguyễn Thái Luyện: 'Tôi khẳng định không lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ai cả' Sáng ngày 9-12, phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện cùng các đồng phạm tiếp tục diễn ra. Đứng trước tòa, Luyện khẳng định không chiếm đoạt tiền của ai, cáo trạng được tống đạt có nhiều nội dung chưa đúng sự thật.