Thông tin doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều “vùng tối”
Hàng loạt cái tên doanh nghiệp nhà nước, trong đó không thiếu tập đoàn, tổng công ty lớn tiếp tục bị bêu tên vì chậm trễ công bố thông tin, công bố không đầy đủ trong năm 2019 như báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng Chính phủ, thậm chí có trường hợp không thực hiện công bố trong 3 năm liên tiếp.
Rất nhiều thông tin cần công khai theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo mục đích minh bạch hóa sức khỏe tài chính doanh nghiệp thông qua kết quả sản xuất – kinh doanh thường niên và báo cáo tài chính năm của nhiều “ông lớn” nhà nước gần đây vẫn là những ẩn số khó tiếp cận một cách cụ thể, chính thống và đúng thời hạn.
Trong đó, những con số liên quan đến lương, thưởng cán bộ, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp càng khó tìm kiếm, chứ chưa nói tới giám sát được, bởi số liệu công bố từ các doanh nghiệp khá mập mờ, chưa kể chậm trễ.
Với tỷ lệ ở 9 loại nội dung báo cáo doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải công bố thông tin theo quy định trong năm 2019, số doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện việc công bố chỉ đạt mức tối đa là hơn 75%, có nghĩa là vẫn còn gần 1/3 trong tổng số 54 tập đoàn, tổng công ty lớn thuộc các bộ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương chưa thực hiện công bố thông tin đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định tại Nghị định 81/2015/N-CP.
Thậm chí, ở một trong những nội dung cần công khai nhất là báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019, tính đến thời điểm cuối năm 2019 là thời hạn doanh nghiệp cần công bố theo quy định, thì mới chỉ có 25/54 doanh nghiệp (tương ứng 46,29%) thực hiện.
Video đang HOT
Ngay cả báo cáo tài chính năm 2018, tính đến thời điểm này cũng chỉ có 41/54 doanh nghiệp, tương ứng 75,92% thực hiện việc công bố.
Trong số các doanh nghiệp chậm trễ công bố thông tin ở nội dung này, vẫn có những tổng công ty lớn được điểm danh như Tổng công ty ầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng công ty ảm bảo an toàn hàng hải Miền Nam, Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Tổng công ty ịa ốc Sài Gòn… chưa thực hiện công bố báo cáo tài chính năm 2018 theo quy định.
Tương tự, ở 3 loại nội dung cần công bố là kế hoạch sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016 – 2020, kế hoạch sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2019 và báo cáo đánh đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất 2016 – 2018, chỉ có 68 – 70% số doanh nghiệp thực hiện, còn lại gần 30% vẫn im lặng, dù đã có chỉ đạo và nhắc nhở rất sát sao của lãnh đạo Chính phủ.
Không chỉ chậm trễ công bố, chất lượng công bố thông tin trong năm qua cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm.
ối với các thông tin bất thường, về quản trị công ty, chế độ đãi ngộ, thù lao đối với hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát công ty, chi phí kiểm toán và phi kiểm toán…, nhiều doanh nghiệp công bố sơ sài và chậm so với yêu cầu.
iều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thực hiện công bố thông tin một cách hình thức, không tự giác, không kịp thời.
Mặt khác, cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa làm tròn chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về việc thực hiện công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý trách nhiệm đối với viên chức quản lý doanh nghiệp theo hướng khiển trách; xử phạt các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ công bố thông tin trong năm 2019 và cảnh cáo, xử phạt các doanh nghiệp chưa thực hiện công bố thông tin trong 3 năm 2017 – 2019 theo quy định, đăng tải công khai để tăng tính minh bạch và giám sát.
Bộ cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2015/NĐ-CP đồng thời với quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp sửa đổi để quy định trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu với nhiệm vụ cập nhật dữ liệu về doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cho phép công khai tình hình thực hiện công bố thông tin để thúc đẩy và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, của các doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước sắp gia nhập nhóm vốn hóa tỷ USD trên sàn HoSE
Sàn chứng khoán TP.HCM sắp đón một doanh nghiệp niêm yết với giá trị vốn hóa 2 tỷ USD là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vừa thông báo về việc được giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE).
4 tỷ cổ phiếu của tập đoàn này với mã GVR sẽ niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 17/3 với giá tham chiếu 11.570 đồng. Biên độ dao động giá cổ phiếu trong ngày dao dịch đầu tiên là 20%.
Như vậy, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam sẽ lên sàn HoSE với định giá 2 tỷ USD và nằm trong nhóm hơn 20 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên.
Cổ phiếu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được giao dịch trên sàn UPCoM từ tháng 3/2018 với mức giá gần 11.000 đồng. Mức giá kỷ lục của cổ phiếu doanh nghiệp là 16.600 đồng vào tháng 8/2019. Ở phiên giao dịch cuối cùng trước khi chuyển sang sàn HoSE vào ngày 6/3, giá cổ phiếu doanh nghiệp là 12.500 đồng.
Biến động giá cổ phiếu GVR trong thời gian 2 năm niêm yết trên sàn UPCoM. Ảnh: VnDirect.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được thành lập vào năm 2006, tiền thân là Tổng công ty Cao su Việt Nam. Cuối năm 2017, Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp này. Tập đoàn IPO vào tháng 2/2018 với giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phiếu.
Trong cơ cấu sở hữu doanh nghiệp, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đang nắm 97% cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Theo nghị quyết đại hội cổ đông lần thứ nhất của doanh nghiệp năm 2018, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại tập đoàn không quá 13% vốn.
Năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam đạt doanh thu thuần 20.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đến cuối 2019 của doanh nghiệp là 78.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 50.100 tỷ đồng.
Theo News.zing.vn
Ông Mai Tiến Dũng: Kinh tế vẫn có nhiều điểm sáng dù chịu tác động của Covid-19 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có những tín hiệu tích cực từ thị trường tín dụng, doanh nghiệp thành lập mới và nhập siêu được kiểm soát... Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai...