Thông qua đạo luật bản quyền mới, EU quyết ‘dằn mặt’ Facebook và Google?
Với những cải cách trong luật bản quyền, EU hy vọng sẽ giúp các nghệ sỹ và doanh nghiệp truyền thông bảo vệ nội dung và tác phẩm của mình.
Các nhà làm luật châu Âu mới đây đã thông qua các cải cách về quyền tác giả – được cho là sẽ có những ảnh hưởng đáng kể tới các hình mẫu kinh doanh của một số gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook.
Đạo luật mới hướng tới mục tiêu đưa các quy định về bản quyền của EU tiến vào thế kỷ 21 và giúp các nghệ sỹ, nhà xuất bản bảo vệ được những nội dung của mình – vốn đang bị phát tán một cách vô tổ chức trên internet.
EU vừa thông qua đạo luật cải cách về quyền tác giả (ảnh: getty)
Video đang HOT
Bắt đầu được đề cập từ năm 2016, các cải cách dự kiến từng làm nổ ra một cuộc tranh luận nóng, đẩy các tập đoàn lớn như Facebook, Google và Twitter… vào thế “đối đầu” với giới nghệ sỹ và doanh nghiệp truyền thông.
Google đặc biệt chỉ trích đạo luật được đánh giá là sẽ tác động tới các video chia sẻ trên Youtube hay nền tảng tin tức Google News của hãng. Sau khi Nghị viện châu Âu thông qua đạo luật vào hôm thứ Ba (26/3), Google tuyên bố, mặc dù đã có một số cải thiện so với bản dự thảo, nhưng nó vẫn thể hiện sự thiếu chắc chắn pháp lý và sẽ gây tổn thương cho ngành công nghiệp sáng tạo.
Twitter cho hay, họ lo ngại về những phản ứng chia rẽ tiềm tàng của đạo luật đối với cộng đồng internet. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các nước thành viên EU và xã hội khi quá trình thực thi được tiến hành”, đại diện của Twitter nói.
Còn Facebook từ chối đưa ra bình luận.
Một phần của đạo luật có thể dẫn tới việc triển khai một hệ thống lọc trước, trong đó cấm người sử dụng Internet chia sẻ các nội dung chứa dữ liệu được bảo hộ quyền tác giả. Đạo luật cũng có thể sẽ yêu cầu các nền tảng tin tức như Google News phải thương lượng giấy phép thương mại với các nhà xuất bản trước khi đăng tải trích dẫn hoặc đường link tới các bài viết.
Theo Nghị viện châu Âu, đạo luật mới quy định, việc đăng tải tác phẩm lên các trang web bách khoa toàn thư một cách phi thương mại như Wikipedia hay nền tảng mã nguồn mở như GitHub – sẽ không bị ảnh hưởng. Các nền tảng start-up cũng sẽ ít chịu ràng buộc hơn các nền tảng đã hoạt động lâu dài.
Theo tổ quốc
YouTube đã trả hơn 3 tỷ USD cho chủ sở hữu bản quyền
Google vừa công bố các con số ấn tượng trong cuộc chiến chống lại xâm phạm bản quyền trên Internet, cụ thể là dịch vụ chia sẻ video YouTube.
Trong báo cáo How Google Fights Piracy (Google chống nạn xâm phạm bản quyền như thế nào), Google công bố các số liệu liên quan đến Content ID, hệ thống xác định và quản lý nội dung của chủ sở hữu bản quyền trên YouTube. Gã khổng lồ công nghệ cho biết đã chi hơn 100 triệu USD vào công nghệ kể từ khi bắt đầu, bao gồm cả chi phí điện toán và nhân viên, tăng từ 60 triệu USD của hai năm trước. Công ty cũng chi hơn 3 tỷ USD cho chủ sở hữu bản quyền, tăng từ hơn 2 tỷ USD năm 2016 và 1 tỷ USD của hai năm trước đó.
Content ID được YouTube cung cấp từ năm 2007, tự động xác định các nội dung bản quyền trên dịch vụ và hỏi ý kiến chủ sở hữu bản quyền về hành động họ muốn thực hiện tiếp theo. Họ có thể chọn kiếm tiền từ video bằng cách hiển thị quảng cáo hay chặn video. Đầu năm nay, YouTube bắt đầu dùng Content ID để hiển thị toàn bộ thông tin tác giả âm nhạc và liên kết đến các video chính thức.
Dù vậy, vẫn có một số nhược điểm với công nghệ này. Chẳng hạn, video chia sẻ con bạn đang biểu diễn tại sự kiện của trường có nhạc nền có thể trở thành đối tượng của Content ID và rất ít cơ hội để kháng cáo. Tuy nhiên, xét trên diện rộng, nó vẫn là một cách hiệu quả để thông báo cho chủ sở hữu bản quyền biết nội dung của họ đang được dùng ra sao.
Trong báo cáo mới nhất, Google cho biết 98% khiếu nại bản quyền năm 2017 được thực hiện thông qua Content ID và hơn 90% khiếu nại dẫn đến một vài hình thức kiếm tiền. Ngoài ra, công ty cũng trả thêm hơn 1,8 tỷ USD cho ngành âm nhạc từ doanh thu quảng cáo trong khoảng thời gian tháng 10/2017 đến tháng 9/2018.
Theo Cedric Manara, Giám đốc bản quyền Google, Internet cho phép mọi người khắp thế giới kết nối, sáng tạo và phân phối các tác phẩm nghệ thuật theo cách chưa từng có. Một phần quan trọng để bảo vệ nền kinh tế sáng tạo này là bảo đảm tác giả, nghệ sỹ có giải pháp chia sẻ và kiếm tiền từ nội dung của họ, ngăn chặn dòng tiền đến với những kẻ xâm phạm bản quyền.
Năm 2017, các tác giả đã báo cáo khoảng 882 triệu URL trên Google Search và Google gỡ bỏ 95% trong số các nội dung được báo cáo. Cũng trong năm đó, công ty đã chặn hơn 10 triệu quảng cáo mà hãng "tình nghi vi phạm bản quyền hoặc dẫn đến các trang vi phạm".
Theo Báo Mới
13 thất vọng lớn nhất của Apple trong năm 2018 Trong năm 2018, không phải tất cả mọi thứ của Apple đều hoàn hảo và làm hài lòng người dùng. Apple là công ty công nghệ được rất nhiều người yêu thích trên toàn thế giới, với những sản phẩm cao cấp và chất lượng. Tuy nhiên trong năm 2018, không phải tất cả mọi thứ của Apple đều hoàn hảo và làm...