Thống đốc NHNN: ‘Tín dụng bất động sản được kiểm soát ở mức hợp lý’
Tính đến nay, tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã được kiểm soát ở mức hợp lý, chiếm 32,12% dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản, tăng 8,11% so với cuối năm 2018.
Tín dụng vào thị trường bất động sản đã được kiểm soát – Ảnh: Phan Diệu
Đây là nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khi trả lời kiến nghị của cử tri về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các dự án với nguồn vốn vay ưu đãi; thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Theo Thống đốc, thời gian qua, để hỗ trợ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, trong điều hành tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát tín dụng để hạn chế rủi ro đối với lĩnh vực này. Đặc biệt, NHNN đã kiểm soát tín dụng đối với các dự án phân khúc cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, hướng dòng vốn vào nhu cầu thực của người dân.
Cụ thể, NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo hướng giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và áp dụng hệ số rủi ro cao hơn đối với các khoản vay mua nhà có giá trị lớn. Việc này nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào phân khúc nhà ở trung bình, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội.
Video đang HOT
Cơ quan này cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản; tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản, nhất là đối với nhóm khách hàng cá nhân có dư nợ lớn. Ngân hàng chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Các tổ chức tín dụng cũng thận trọng xem xét cho vay góp vốn đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp. Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá đầy đủ các rủi ro về hồ sơ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất, rủi ro về cung cầu thị trường. Tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
Cạnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cũng theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường và việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản trên địa bàn, đặc biệt tại tỉnh, thành phố, các khu vực có hiện tượng sốt đất. Ngoài ra, cơ quan này còn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nắm bắt diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời có chỉ đạo phù hợp.
Kết quả, đến cuối năm 2019, dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP tại ngân hàng chính sách xã hội đạt 2.397 tỉ đồng với 7.139 khách hàng còn dư nợ.
“Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, đến nay, tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã được kiểm soát ở mức hợp lý, chiếm 32,12% dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản, tăng 8,11% so với cuối năm 2018. Tín dụng phục vụ tiêu dùng bất động sản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, chiếm 67,88% dư nợ cho vay bất động sản, tăng 25,69%.
Về phía các tổ chức tín dụng, trong thời gian qua đã triển khai đa dạng các gói sản phẩm vay vốn ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cả Việt Nam đồng và ngoại tê. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các dịch vụ tiên ích phong phú. Quy trình, thủ tục câp tín dụng đôi với doanh nghiêp ngày càng đơn giản, phù hợp tạo điêu kiên cho doanh nghiêp được tiêp cân vôn dê dàng”, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.
Phan Diệu
theo motthegioi.vn
[Sổ tay kinh tế]Doanh nghiệp bất động sản hãy tự cứu lấy mình
Báo cáo vừa công bố của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho thấy, kết thúc năm 2019, ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) dẫn đầu trong nhóm những ngành kinh doanh có tỷ lệ gia tăng DN tạm ngừng hoạt động, giải thể nhiều nhất (686 DN, tăng 39,4% so với năm 2018).
Tỷ lệ DN BĐS ngừng hoạt động và giải thể gia tăng đã được dự đoán từ trước bởi khó khăn từ thị trường như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi lãi suất gia tăng và các chương trình ưu đãi hạn chế. Bên cạnh đó là sự sụt giảm các dự án mới ra thị trường thời gian qua. Giới kinh doanh BĐS lo ngại, tới đây DN BĐS sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn khi Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực từ 1/1/2020, trong đó giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30%, lộ trình từ 2020 đến 2022.
Số liệu mới nhất từ NHNN cho thấy, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS toàn ngành ngân hàng năm 2019 đạt mức 8,8%. Mặc dù ở mức thấp hơn so với tăng trưởng chung của tín dụng toàn ngành (khoảng 13,7%) nhưng theo Vụ Tín dụng NHNN, con số này cho thấy, các ngân hàng vẫn tiếp tục mạnh dạn cho vay các dự án BĐS được thẩm định kỹ càng, chứ không hẳn là "đóng cửa". Trên thực tế, ngân hàng vẫn còn nhiều vốn để cho vay, chỉ cần ngành BĐS khơi thông được điểm nghẽn cốt yếu về mặt pháp lý.
Tương tự, lãnh đạo ở các ngân hàng cũng chia sẻ rằng vốn ngân hàng luôn chờ để "chảy" vào các dự án tốt. Đại diện cơ quan điều hành chính sách tiền tệ cho rằng quan điểm của nhà quản lý là kiểm soát chứ không có nghĩa là "đóng cửa" hoàn toàn với lĩnh vực kinh doanh rủi ro. Theo đó, vấn đề của việc cho vay ra là phải kiểm soát được mức độ rủi ro của dòng vốn. Ngay cả Thông tư 22 có hiệu lực thì trong năm 2020 tình hình với DN BĐS sẽ ổn định hơn.
Thực tế, hiện đa số DN BĐS Việt Nam quy mô khá nhỏ, nguồn vốn phát triển chủ yếu từ vay ngân hàng và huy động từ khách hàng, nên khi gặp thị trường biến động không theo kế hoạch sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính và phá sản.
Bên cạnh đó, việc thiếu nghiêm túc khi tuân thủ pháp luật của một số chủ đầu tư, đơn vị môi giới tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động tiêu cực đến tâm lý khách hàng. Do đó, năm 2020 đòi hỏi DN BĐS phải chủ động thích ứng, điều chỉnh chiến lược.
Các DN BĐS cần chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới; đồng thời, cần không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường minh bạch hóa thông tin dưới dự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
Theo Kinhtedothi.vn
Kiểm soát chất lượng tín dụng ở lĩnh vực bất động sản Báo cáo với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tại Hội nghị triển khai ngành ngân hàng 2020 trên địa bàn TPHCM ngày 10-1, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết, trong năm 2019, huy động vốn ngành ngân hàng tại TPHCM đạt gần 2,5 triệu tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2018, thấp hơn...