Thống đốc NHNN: Không bao giờ dùng tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định, cơ quan này chưa và không bao giờ sử dụng tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh trong giao dịch thương mại quốc tế.
Tại họp báo thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN 2020, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho biết, khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu dân số trẻ, người dân khá cởi mở và sẵn sàng với các ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật số.
Đại dịch Covid-19 đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ nào đó, khó khăn do đại dịch gây ra đang trở thành động lực thúc đẩy của chuyển đổi số và đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Các Thống đốc và đại biểu tại hội nghị đều đồng tình rằng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính sẽ là giải pháp hàng đầu cho thúc đẩy tài chính toàn diện cũng như giúp giảm thiểu các tiếp xúc trực tiếp trong giai đoạn có dịch bệnh.
Mục tiêu điều hành xuyên suốt của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng là kiểm soát lạm phát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô (Ảnh minh họa: KT)
Bên cạnh đó, các Thống đốc cũng chia sẻ về xử lý quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN, trong giai đoạn hiện nay, cần có các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực với nền kinh tế từ giác độ điều hành chính sách tiền tệ nhưng cũng phải tạo khoảng không gian hỗ trợ quá trình phục hồi sau dịch, tiếp tục duy trì được tính an toàn, bền vững trong hoạt động hệ thống ngân hàng với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ; đảm bảo mục tiêu vừa hỗ trợ để xử lý tác động nhưng vẫn duy trì khuôn khổ chính sách để có thể xử lý những vấn đề hậu dịch khi nền kinh tế phục hồi.
Chia sẻ thêm về chính sách tỷ giá và hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong giai đoạn hậu Covid-19, người đứng đầu NHNN Việt Nam cho biết, mục tiêu điều hành xuyên suốt của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng là kiểm soát lạm phát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo lập môi trường hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững trong trung và dài hạn.
“NHNN chưa và sẽ không bao giờ sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao dịch thương mại và quốc tế”, ông Lê Minh Hưng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ông Hưng, quan điểm điều hành trên sẽ được NHNN tiếp tục trong thời gian tới bao gồm duy trì sự ổn định của tỷ giá để tạo lập được khuôn khổ vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế bền vững sau dịch./.
'Thời cơ vàng để ngành xây dựng Việt Nam thay thế Trung Quốc'
"Hầu hết quốc gia sử dụng nhà thầu Trung Quốc đều mong muốn tìm kiếm sự thay thế hiệu quả hơn", doanh nhân Lê Viết Hải khẳng định.
Nhìn về cơ hội hậu đại dịch Covid-19, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải cho rằng đây là thời cơ vàng để ngành xây dựng Việt Nam thay thế Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
"Phát triển ngành xây dựng ra nước ngoài, qua đó gia tăng tổng sản lượng công nghiệp là đóng góp hiệu quả trong việc đưa Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình trong thập kỷ tới, tạo tiền đề để đất nước bứt phá trở thành một quốc gia hùng mạnh", ông Hải phát biểu tại buổi tọa đàm "Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19" ngày 3/10.
Nhiều dự án của nhà thầu Trung Quốc không đảm bảo chất lượng
Theo Chủ tịch Hòa Bình, tổng giá trị ngành xây dựng Việt Nam có quy mô chưa đến 16 tỷ USD trong năm 2019. Trong khi đó, quy mô thị trường xây dựng toàn cầu lên tới 12.000 tỷ USD. Do đó, chỉ cần chiếm được 1% thị trường xây dựng thế giới, quy mô ngành của Việt Nam sẽ tăng giá trị lên tới 120 tỷ USD.
Ông Hải nhận định trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc nhanh chóng mở rộng ngành xây dựng sang các châu lục, cạnh tranh bằng giá rẻ về cả vật tư và nhân công. Đồng thời, Trung Quốc xây dựng sức mạnh tài chính để tài trợ dưới dạng vốn ứng trước của nhà thầu hoặc vốn cho chính phủ các nước vay để đầu tư công.
Nhưng thực tế là nhiều dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện không đảm bảo tiến độ và chất lượng. Hậu quả là chủ đầu tư trả thêm rất nhiều tiền cho chi phí phát sinh.
Việc đại dịch Covid-19 bùng lên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020, buộc doanh nghiệp nhiều nước phải tư duy lại về tình trạng các chuỗi cung ứng phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục trễ hẹn, chưa biết ngày lăn bánh chính thức. Ảnh: Việt Linh.
"Hầu hết quốc gia sử dụng nhà thầu Trung Quốc đều mong muốn tìm kiếm sự thay thế để đem lại sự hiệu quả hơn khi đầu tư và giảm thiểu rủi ro khi bỏ hết trứng vào một giỏ", ông Hải nhìn nhận.
Ông chủ Tập đoàn Hòa Bình cho rằng Việt Nam là một sự lựa chọn thay thế có thể nói là tối ưu ở một số loại công trình. Theo ông, ngành xây dựng Việt Nam có giá cạnh tranh hơn, chất lượng, tiến độ đảm bảo hơn.
Cơ hội vàng của ngành xây dựng Việt Nam
Với 3 lý do gồm năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, nhu cầu thay thế nhà thầu Trung Quốc của nhiều nước và các quốc gia sẽ lấy xây dựng làm đòn bẩy khôi phục kinh tế sau đại dịch, chủ tịch Hòa Bình khẳng định đây là cơ hội quý báu của đất nước trên thị trường xây dựng quốc tế.
Ông Hải nhấn mạnh cần nắm bắt cơ hội này, nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời thay thế nhà thầu Trung Quốc ở thị trường nước ngoài.
Nguồn lực nói trên gồm các công ty xây dựng tổng hợp và chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ liên quan; các đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý dự án; nhà sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị nội ngoại thất; nhà thầu phụ chuyên ngành; các công ty logistics; ngân hàng, quỹ đầu tư.
Theo ông Hải, tất cả đều cần sự nỗ lực, hợp tác rất lớn để phát triển mạnh mẽ khi cùng ra biển rộng. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành xây dựng Việt Nam sẽ nâng cao năng lực, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng khác trên toàn thế giới, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng Trung Quốc.
Ông Lê Viết Hải cho rằng ngành xây dựng Việt Nam phải chớp lấy cơ hội thay thế nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.
"Chúng tôi tha thiết mong Chính phủ, TP.HCM quan tâm, tạo điều kiện cho ngành xây dựng và các ngành trong chuỗi cung ứng liên quan phát triển đồng bộ ra thị trường toàn cầu. Cần chú trọng truyền thông, kêu gọi sự hợp tác vì sứ mệnh, hoài bão chung, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ của ngành xây dựng Việt Nam trên thị trường quốc tế", chủ tịch Hòa Bình nói.
Ông Hải nhấn mạnh điều này sẽ giúp Việt Nam khai thác hiệu quả nhất giai đoạn đất nước đang có nguồn nhân lực dồi dào để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, có cơ hội trở thành một cường quốc.
Hỗ trợ DN vượt khó hậu Covid-19: Cần giảm lãi suất, nới rộng điều kiện cho vay Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 42 của Chính phủ hầu hết doanh nghiệp không tiếp cận được để trả lương cũng như hỗ trợ về bảo hiểm do chi phí làm thủ tục, chuẩn bị các điều kiện có thể cao hơn khoản được vay. Đó là nhận định của nhiều doanh nghiệp được nêu lên tại tọa đàm...