Thông điệp tạm bợ Xu hướng mới của truyền thông xã hội
Chúng ta cảm thấy an toàn và thoải mái khi chia sẻ thông tin cho nhau hơn khi biết rằng thông tin đó sẽ biến mất sau một khoảng thời gian, chứ không góp phần tạo thành một thứ ID online vĩnh viễn, nơi mà nhiều người không mong muốn có thể truy cập và đọc được. Ý tưởng về một “mạng xã hội tạm bợ” như thế nghe chừng có vẻ điên rồ và ngu xuẩn, nhưng nó lại đang rất được người dùng tín nhiệm và ủng hộ.
Con người càng ngày càng quan tâm đến tính riêng tư và bảo mật của các thông điệp họ đưa lên Internet. Nhưng với những công cụ, mạng xã hội hiện nay, chúng ta đang mất dần khả năng kiểm soát điều đó : mỗi hình ảnh, dòng tin nhắn hay trạng thái cập nhật trên mạng xã hội đều được lưu trữ trên các máy chủ, hay mỹ miều hơn là “lưu trữ trên mây”. Chúng ta hiển nhiên muốn chia sẻ thông tin cho một số đối tượng nhất định, nhưng không nhất thiết muốn chúng được lưu trữ mãi mãi.
Liêu những bài viết, trạng thái hay thông tin chúng ta cập nhật trên mạng xã hội có thể tự động biến mất không? Và những phương tiện truyền thông xã hội có thể trở thành một nơi để giao tiếp hàng ngày nhưng các thông tin không bị lưu trữ? Các dịch vụ hứa hẹn giải quyết được vấn đề này như ứng dụng điện thoại Snapchat đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm đáng kể trong năm vừa qua. Evan Speigel và Bobby Murphy, cựu sinh viên Đại học Stanford, đã đưa ra ý tưởng về Snapchat hai năm trước đây khi đọc được thông tin về việc nghị sĩ New York Anthony Weiner vô tình để tiết lộ một bức ảnh thiếu nghiêm túc trên Twitter và đã buộc phải từ chức. Truyền thông xã hội là một nơi chẳng dễ chịu, vui vẻ gì nếu chúng ta không thể kiểm soát tốt những thông điệp của chúng ta, và để chúng rơi vào tay những người ta không hề mong muốn.
Snapchat cho phép người dùng chụp ảnh, ghi lại đoạn video ngắn và quyết định thời gian bao lâu người nhận có thể nhìn thấy, hay nói cách khác là bao lâu thông tin đó sẽ tồn tại trên Internet. Sau 10 giây hoặc ít hơn, những hình ảnh sẽ biến mất mãi mãi.
Hình ảnh về Snapchat
Video đang HOT
Ngay từ những ngày đầu, Snapchat đã nhận được sự ưu ái sử dụng của các bạn thanh thiếu niên như một cách thức để gửi cho nhau các tấm hình gợi cảm. Tuy nhiên nhu cầu riêng tư của 1 nhóm thanh niên đó không thể lớn đến mức có thể lý giải được con số 100 triệu thông điệp được gửi qua Snapchat hàng ngày. Chắc hẳn phải có những người khác cũng tìm ra được lợi ích khi sử dụng Snapchat bên ngoài trào lưu sexting kể trên. Lo ngại với việc phát triển mạnh mẽ của Snapchat, CEO của Facebook Mark Zuckerberg đã chính thức ra mắt một ứng dụng bắt chước Snapchat có tên Poke vào cuối năm 2012, nhưng chẳng thu được mấy kết quả đáng kể.
Poke ngoài đời thực.
Điều gì làm cho truyền thông tạm thời hấp dẫn đến vậy? Người sáng lập Snapchat cho rằng đó là một cách để người dùng thể hiện bản thân bên cạnh các bức chân dung lý tưởng mà họ đang cố gắng xây dựng trên các mạng xã hội khác như Facebook. Nhắn và nhận một tin từ Snapchat được cho là thú vị hơn so với các trang mạng xã hội bởi các nội dung thông tin có tính chất phù du hoặc có thể là một cách giao tiếp tự nhiên hơn. Trong khi Facebook và Twitter lưu trữ mọi hành động và tương tác hàng ngày, các phương tiện truyền thông tạm thời là nơi người dùng trao đổi các cuộc hội thoại riêng tư, ngắn gọn mà không cần lo lắng về những gì đưa ra sẽ trở thành một phần con người online (identity) của mình.
Mặc dù Snapchat thu hút sự chú ý của người dùng bằng cách đưa ra cách thức giải quyết những thiếu sót trong bảo mật thông tin của Facebook, người sáng lập của Snapchat vẫn sẽ phải đối mặt với một số thách thức mà Facebook đã gặp phải trong vấn đề này. Có một nguy cơ rõ ràng rằng, hình ảnh trên Snapchat dù biến mất nhưng vẫn có thể được lưu lại nếu người nhận sử dụng tính năng chụp ảnh màn hình tại thời điểm bức hình đó được gửi tới. (Mặc dù Snapchat sẽ thông báo cho người gửi nếu phát hiện người nhận thao tác chụp màn hình, vẫn không có cách nào để ngăn chặn triệt để việc hình ảnh đã bị chụp sẽ được chia sẻ rộng rãi). Không chỉ vậy, trong khi Snapchat hứa hẹn sẽ xóa mọi dữ liệu trên máy chủ, chính sách bảo mật của công ty cũng nói rằng “không thể đảm bảo rằng các dữ liệu sẽ bị xóa vĩnh viễn trong mọi trường hợp”.
Các nhà khoa học thông tin từ lâu đã biết rằng việc xóa vĩnh viễn một thông điệp mà không để lại bất kỳ một dấu vết nào trên các máy chủ lưu trữ là một công việc khả thi nhưng tốn nhiều hiệu năng tính toán của CPU và điện năng. Giống như tính năng uninstall trên máy tính thường được các hãng phần mềm làm theo hướng đối phó nhiều hơn; việc thực hiện một công việc không có nhiều tính hiệu quả về kinh tế như xóa vĩnh viễn một thông tin cũng sẽ không được các công ty Internet chú tâm và xem trọng cho lắm. Và một khi giá trị của dịch vụ nằm ở việc niềm tin của người dùng về việc thông điệp trên Snapchat riêng tư hơn trên Facebook, thì chỉ cần một bức ảnh thiếu nghiêm túc của bất kỳ người nổi tiếng nào bị rò rỉ từ đây và được chia sẻ rộng rãi, uy tín của công ty cũng sẽ bị sụp đổ.
Cho dù số phận của Snapchat ra sao, ý tưởng về các phương tiện truyền thông xã hội tạm thời là rất quan trọng vì nó khuyến khích sự thẳng thắn, tự nhiên của những người thân thiết với nhau – bản chất của tình bạn, cá tính, và sự sáng tạo. Facebook và Twitter đã cố gắng đạt được điều đó bằng cách đưa ra các chế độ hiển thị và nhận thông tin từ những người tin cậy thay vì tất cả mọi người; nhưng vì các thông tin ấy được lưu trữ mãi mãi nên về mặt kỹ thuật thì việc giới hạn các thông tin chia sẻ vẫn không an toàn. Phương tiện truyền thông xã hội tạm thời không đơn thuần làm tăng nhận thức của người dùng về việc kiểm soát tính riêng tư của các thông tin cá nhân, chúng đánh dấu bước đi đầu tiên trong việc quan tâm hơn đến những nhu cầu thực sự của người sử dụng : thừa nhận sự tồn tại song song của khao khát chia sẻ, kết nối và khao khát riêng tư và tìm cách đáp ứng chúng.
Theo GenK
150 triệu tin nhắn tự hủy được gửi mỗi ngày qua Snapchat
Ứng dụng tỷ đô Instagram xử lý tới 40 triệu ảnh một ngày, nhưng con số này chẳng là gì so với lượng ảnh bí mật được chia sẻ trên Snapchat.
Snapchat, dịch vụ nhắn tin cho phép mọi người gửi tới người khác những bức ảnh có thể tự xóa sau một thời gian nhất định đã có sự phát triển thần kỳ trong vài tháng qua.
Theo nhà sáng lập Evan Spiegel, số lượng ảnh được chia sẻ đã tăng gấp ba lần từ 50 triệu đầu năm nay lên thành 150 triệu tháng này - một bước nhảy vọt mà bất cứ ứng dụng di động nào cũng phải "ngả mũ" khâm phục.
Trong khi đó, hiện không còn mấy ai nhắc đến phần mềm Poke của Faceboook, hoạt động tương tự Snapchat và ra đời vào tháng 12/2012.
Ảnh minh họa: VentureBeat.
Snapchat được hai cựu sinh viên Đại học Stanford là Evan Spiegel và Bobby Murphy xây dựng vào tháng 11/2011. Khi đó, bạn bè của họ đã chê rằng ý tưởng này quá dở vì chẳng ai muốn gửi đi những bức ảnh mà sau đó chúng lại bị xóa, trừ khi là để trao đổi tin nhắn sex. Tuy nhiên, đến tháng 10/2012, Snapchat đã vượt ngưỡng hơn một tỷ tin nhắn được gửi đi.
"Ứng dụng không dành để chia sẻ những chuyến đi nghỉ đáng nhớ, những bữa tối ấm cúng hay những buổi hoàng hôn tuyệt đẹp. Nó dành cho các cuộc nói chuyện phiếm, những tâm sự riêng tư mà không nên bị lưu lại", tác giả Snapchat giải thích.
Theo VNE
Tỷ phú công nghệ làm gì ở tuổi đôi mươi? Bạn đang làm gì khi ở tuổi ngoài đôi mươi? Có lẽ bạn đang học tại một trường đại học nào đó và tìm kiếm một công việc làm thêm để có thêm kinh nghiệm. Rất nhiều các tỷ phú công nghệ thế giới không làm như vậy. Michael Dell là một ví dụ khi ông đã đầu tư vào cổ phiếu và...