Thông điệp K=K dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS, với nguy cơ lây từ 25% đến 40%.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
Năm 2020, mục tiêu mà ngành Y tế đặt ra là phấn đấu để giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2%. Mục tiêu này đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
K=K có nghĩa là “Không phát hiện = Không lây nhiễm”. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy rằng một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì hầu như không còn nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục.
Hiện có 2 mức tải lượng virus HIV trong máu: Dưới 1.000 bản sao/ml máu được coi là “dưới ngưỡng ức chế”, và dưới 200 bản sao/ml máu gọi là “không phát hiện được”. Một người nhiễm HIV được điều trị ARV, khi tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho người nhiễm HIV, vừa ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thông điệp “K=K” chỉ áp dụng đối với đường tình dục, hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc không phát hiện bằng không lây truyền đối với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Video đang HOT
Để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con người phụ nữ và phụ nữ mang thai cần phải dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiệu quả. Để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con thì việc xét nghiệm HIV sớm và điều trị sớm bằng ARV là yếu tố then chốt có tính chất quyết định. Vì con khỏe mạnh, không nhiễm HIV, phụ nữ chưa biết tình trạng nhiễm HIV cần đi làm xét nghiệm trước khi mang thai, hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ để được điều trị ARV càng sớm càng tốt nếu dương tính với HIV.
Phụ nữ đã bị nhiễm HIV cần xem xét kỹ thời điểm có thai, đó là khi tải lượng HIV của mình thấp, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV sang con; nên sinh đẻ ở bệnh viện từ tuyến huyện trở lên để có đủ thuốc dự phòng cho con sau sinh; tuân thủ điều trị ARV theo hướng dẫn của thầy thuốc đối với mẹ và con; có chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ sức khỏe cho người mẹ và con.
Để đạt tiếp tục giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con, ngành y tế đang tiếp tục triển khai các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Cụ thể là tiếp tục truyền thông về lợi ích, hiệu quả của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; cung cấp dịch xét nghiệm HIV thân tiện và tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; tăng cường điều trị dự phòng bằng ARV hiệu quả, quản lý tốt cặp mẹ con nhiễm HIV từ khi người mẹ được phát hiện cho đến khi tình trạng nhiễm HIV của em bé được khẳng định, không để xảy ra tình trạng mất dấu sau khi phát hiện nhiễm HIV, theo dõi tải lượng HIV thường quy cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị dự phòng bằng ARV cho tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, đồng thời với việc tư vấn chế độ nuôi dưỡng thích hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Tăng cường điều trị dự phòng bằng ARV cho tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV
Sau khi trẻ được sinh ra, cần được chăm sóc và tiếp tục điều trị dự phòng cho trẻ bằng các biện pháp như cấp phát đủ liều thuốc ARV cho trẻ và hướng dẫn mẹ hoặc người chăm sóc thực hành tuân thủ điều trị ARV cho trẻ. Giới thiệu trẻ đến với các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV dành cho trẻ em để được chăm sóc và theo dõi lâu dài, khi trẻ được 4 – 6 tuần tuổi.
Nếu trẻ mồ côi thì động viên gia đình tiếp tục chăm sóc trẻ hoặc giới thiệu trẻ đến các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi. Tuyệt đối không cho trẻ sinh ra từ mẹ có HIV vừa bú mẹ vừa bú sữa thay thế, bởi tỷ lệ lây truyền HIV sang cho con cao nhất ở những người vừa cho con bú sữa mẹ vừa cho con ăn sữa thay thế, sau đó mới đến những người nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Người đầu tiên nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh sau 30 năm
Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS. Việt Nam hiện là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thuỵ Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới.
Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.
Sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV là một phụ nữ sống tại TP HCM hiện được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Hiện tại bà vẫn đang sống khỏe mạnh nhờ tuân thủ điều trị.
Người phụ nữ này từng cho biết bà bị lây HIV từ chồng sắp cưới (người này trước đó bị nhiễm HIV vì có quan hệ tình dục với một số phụ nữ khác nhưng bà không biết). Khi đó, bà vừa tròn 30 tuổi. Từ khi phát hiện có HIV, bà được theo dõi định kỳ và đến năm 1997 bà bắt đầu uống thuốc kháng virus (ARV).
Bác sĩ Sơn cũng cho biết với người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm (chỉ số CD 4 trên 350 tế bào/ uL) thì một người nhiễm HIV ở tuổi 20 thì năm sống có thể lên tới 50-60 năm nữa. Người nhiễm được điều trị sớm, tuân thủ điều trị và tuổi thọ của họ gần như người bình thường.
Tuân thủ điều trị sẽ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh hơn - Ảnh minh họa
Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 190.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. Cả nước có 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV. Đây là thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV. Nếu được uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, người bệnh sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm nguy cơ tử vong.
"Đáng lưu ý Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng"- ông Cảnh chia sẻ.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số tử vong liên quan đến HIV/AIDS; kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị tử vong do AIDS.
Theo ông Cảnh, mặc dù dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục giảm nhưng diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao (quan hệ tình dục đồng giới nam, nghiện chích ma tuý). Mỗi năm Việt Nam vẫn có 10.000 người mắc mới với khoảng 2.000 - 3.000 người tử vong, gấp 10 lần số tử vong của 28 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam. Đáng nói là số trường hợp tử vong đều rơi vào nhóm tuổi rất trẻ (dưới 30 tuổi).
PrEP la vu khi dư phong trươc phơi nhiêm HIV- Ảnh minh hoạ
Các chuyên gia cũng khuyến cáo ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, người bệnh cần được điều trị ARV ngay trong ngày. Nếu tải lượng virus dưới 200 bản sao /ml máu bệnh sẽ không lây qua đường tình dục. Trươc nguy cơ tiêm ân lây nhiêm HIV trong công đông thì thuôc điêu tri dư phong trươc phơi nhiêm HIV (PrEP) la vu khi dư phong trươc phơi nhiêm HIV cho những người chưa nhiễm HIV và có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP được sử dụng đối với: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm; người tiêm chích ma túy; bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml máu.
Nếu người sử dụng PrEP tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, PrEP sẽ hầu như loại bỏ nguy cơ bạn bị nhiễm HIV với hiệu quả dự phòng nhiễm HIV lên đến 96 - 99%.
Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi, bổ sung lập "kỷ lục "
PGS-TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết chiều 16-11, với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
Theo ông Long, thông thường các luật thường được Quốc hội xem xét, thảo luận trong một kỳ họp. Sau đó, Chính phủ và cơ quan soạn thảo hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, rồi Quốc hội xem xét để thông qua tại kỳ họp sau đó. "Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) lần này được Quốc hội xem xét và thông qua ngay trong một kỳ họp. Đây là "kỷ lục", lần đầu tiên Quốc hội thực hiện xem xét và thông qua trong một kỳ; và là 1 trong 3 luật được 100% đại biểu có mặt đồng ý thông qua"- ông Long chia sẻ. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2021.
Ông Long cho biết tới đây các cấp thẩm quyền sẽ ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, và tổ chức triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS góp phần giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp, giảm số tử vong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp /100.000 dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Làm gì để mẹ nhiễm HIV sinh con ra khỏe mạnh? Thông tin từ Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết, từ năm 2019 đến nay, tất cả phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các phòng khám OPC của tỉnh đều sinh con khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV. Hiện có 27 thai phụ đang được theo...