Thông đất hỗ trợ điều trị bệnh teo não
Theo y học cổ truyền, cây thông đất có vị đắng, cay, tính ấm, có công dụng bồi bổ khí huyết, giải độc, tiêu viêm, khử phong trừ thấp…
Cây thông đất (ảnh trên) còn được gọi là cây thạch tùng răng cưa, cây chân sói, râu rồng… Là loại cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao trung bình từ 30 – 50cm, thông đất mọc hoang tập trung nhiều ở các vùng miền núi cao phía Bắc hoặc trên những thân cây có rêu. Thân có hình trụ, phần thân hơi có rãnh. Lá cây thông đất có khá nhỏ, nhiều lá hình gai nhỏ xếp vòng quanh nhánh cây.
Cây thường được thu hoạch vào khoảng giữa mùa thu và mùa hè. Người dân thu hái toàn thân cây, sau khi thu hoạch đem rửa sạch rồi phơi khô, đóng gói bảo quản dần.
Theo y học cổ truyền, cây thông đất có vị đắng, cay, tính ấm, có công dụng bồi bổ khí huyết, giải độc, tiêu viêm, khử phong trừ thấp…
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh teo não – hội chứng Alzheimer: Dùng cây thông đất khô, đem rửa sạch, sau đó nấu nước uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như: 5g thông đất khô, 10g viễn chí, đun với khoảng 800ml nước, tới khi còn 1 nửa thì chia ngày uống 3 lần.
Video đang HOT
Trị chứng viêm gan: 20g cây thông đất, 30g cây cà gai leo, 30g cây chó đẻ, sắc chung với 1 lít nước. Khi nước sắc cạn còn 700ml thì ngưng không sắc nữa và chia nhỏ lượng nước sắc trên thành nhiều lần dùng trong ngày.
Trị rụng tóc: 500g thông đất, 200g lá trắc bách diệp, 2 củ gừng tươi, ngâm với 3 lít rượu. Sau 1 tháng có thể dùng bông thấm rượu rồi bôi lên da đầu từ 2-3 lần/ngày.
Chữa bệnh bằng muối
Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc.
Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Một số ứng dụng cụ thể:
Chảy máu răng: Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả.
Đau bụng do lạnh: Muối 250 gr rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.
Cổ họng sưng đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.
Giảm thiểu tóc rụng: Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước.
Phòng trị viêm da: Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da.
Đau khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.
Nổi mề đay: Muối hột 40 gr, cho muối tan trong 100 ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.
Đau đầu, sổ mũi: Đầu hành 250 gr, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.
Chảy nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi.
Làm tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.
Khô cổ, khàn tiếng: Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt.
Cảm mạo do lạnh: Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.
Trĩ, nứt hậu môn: Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.
Côn trùng cắn: Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng.
Uống thuốc tránh thai bị rụng tóc, vì sao? Em năm nay 28 tuổi. Sau khi sinh con, em đã sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc, đến nay được 6 tháng. Tuy nhiên, 1 tháng gần đây, tóc em bị rụng khá nhiều. Xin hỏi, có phải do thuốc tránh thai không? Vì sao? Đinh Kim Anh (Bắc Giang) Bạn Kim Anh thân mến! Cũng như bất kỳ loại thuốc...