Thông báo phạt nguội của CA Vĩnh Phúc gắn lên kính ô tô có nội dung gì?
Công an tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện phạt nguội đối với các trường hợp vi phạm giao thông. Đáng chú ý, lực lượng này đã gắn thông báo vi phạm cho tài xế bằng cách cài lên kính trước. Vậy trong thông báo đó có nội dung gì?
Thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc, từ ngày 15/02 Phòng cảnh sát giao thông và các đơn vị Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện đã triển khai lực lượng ghi lại hình ảnh các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) như:
Xe ô tô dừng đón trả khách không đúng nơi quy định; chở quá khổ, quá tải khi tham gia giao thông; đỗ xe ngược chiều với chiều lưu thông của làn đường; Dừng xe hoặc đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”…. Điều khiển mô tô, xe máy lạng lách, đánh võng, nẹp pô; Không đội mũ bảo hiểm; Chở quá số người quy định; Sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện mô tô, xe máy tham gia giao thông…. tại các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc phạt nguội vi phạm giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được lực lượng Công an tỉnh này thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả.
Qua thời gian triển khai thực hiện, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi lại hình ảnh 38 trường hợp xe ô tô, 567 trường hợp xe mô tô vi phạm.
Lực lượng trên đã tiến hành xác minh làm rõ và ra quyết định xử phạt 124 trường hợp tương ứng với số tiền 41.250.000 đồng nộp ngân sách nhà nước.
Đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô vi phạm những lỗi đỗ xe không đúng quy định, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ gửi thông báo thông qua việc cài trực tiếp thông báo vi phạm lên kính trước của xe ô tô vi phạm.
Nội dung thông báo có ghi rõ thời gian, địa điểm vi phạm, biển kiểm soát xe ô tô vi phạm, lỗi vi phạm và hẹn thời gian người điều khiển phương tiện vi phạm đến Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh để giải quyết việc vi phạm.
Video đang HOT
Với ô tô vi phạm giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc gắn thông báo phạt nguội lên kính xe, yêu cầu tài xế đến trụ sở để làm việc theo thời gian đã ghi. Việc này được đánh giá là văn minh, hợp lý như cách làm của những đơn vị nước ngoài.
Nếu quá thời hạn ghi trong thông báo, người điều khiển phương tiện vi phạm không đến làm việc, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình quản lý kiểm định.
Đến nay qua khảo sát, ghi nhận bước đầu trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và một số tuyến đường chính của các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tình trạng vi phạm về TTATGT đối với những lỗi vi phạm của người điều khiển ô tô, xe máy được áp dụng hình thức xử phạt nguội thông qua ghi nhận bằng hình ảnh đã giảm đáng kể.
Theo danviet.vn
Lùm xùm CSGT tố sếp bảo kê ở Đồng Nai: Có phải "xin... trong sáng"?
Chuyện cán bộ ngành công an - đơn vị đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm bị tố cáo tiêu cực, bảo kê cho vi phạm là điều đáng lo ngại.
Ngày 25/11, trao đổi với Đất Việt, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hòa cho rằng, chuyện cán bộ trong ngành cảnh sát giao thông (CSGT) Đồng Nai tố cáo nhau chuyện tiêu cực, bảo kê cho xe vi phạm có từ nhiều năm nay điều đó cho thấy sự phức tạp của đơn vị trên địa bàn.
"Mặc dù chuyện tố cáo lãnh đạo trạm CSGT Đồng Nai bảo kê xe vi phạm đang chưa rõ ràng nhưng cũng cần phải làm rõ. Bộ Công an vào cuộc kiểm tra là tín hiệu đáng mừng để người dân được an tâm, làm trong sạch đội ngũ công an ở Đồng Nai" - ĐBQH Phạm Văn Hòa nói.
Theo ông Hòa, thực tế cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp vận tải thường xuyên đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai nắm được thông tin trạm CSGT nào có thể xin xỏ, vô tư chở quá tải, vượt quá tốc độ... và nhiều cán bộ lãnh đạo của Công an tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã bị kỷ luật vì việc này.
Hình ảnh tổ CSGT kiểm tra xe vi phạm ở Đồng Nai tố bị lãnh đạo gọi điện 'xin'. Ảnh cắt từ clip trên báo Tuổi Trẻ.
Chính vì thế, những nội dung tố cáo CSGT ở Đồng Nai không phải là chưa từng xảy ra, việc xử lý cán bộ CSGT cũng đã có nhưng tại sao sự việc vẫn tiếp tục diễn ra?
ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng: "Điều đó xuất phát từ hai phía, không chỉ do một số CSGT ở Đồng Nai tha hóa mà còn là do những doanh nghiệp vận tải cũng tìm mọi cách để đút lót, đưa hối lộ để được vi phạm. Ngoài việc xử lý cán bộ CSGT sai phạm thì cũng cần phải xử lý cả những doanh nghiệp, tài xế đã gọi diện xin xỏ hay nhờ lực lượng CSGT bảo kê cho xe vi phạm. Có như thế mới giải quyết được triệt để vấn đề".
Theo ông Hòa, lời giải thích của một số cán bộ CSGT ở Đồng Nai bị tố cáo thừa nhận, có gọi điện cho đồng nghiệp trong lúc họ đang kiểm tra xe vi phạm chỉ là hỏi thăm công việc, hay có cán bộ thừa nhận chuyện "xin" cho xe vi phạm nhưng là vì mối quan hệ cá nhân trong cuộc sống, xin được thì xin mà không xin được thì thôi... là điều khó chấp nhận.
Bởi lẽ, việc này hết sức nhạy cảm, nếu là hỏi thăm công việc thì tại sao lại đúng thời điểm đang kiểm tra có xe vi phạm? Hơn nữa lại còn có lãnh đạo thừa nhận có chuyện "xin" cho xe vi phạm nhưng xin một cách vô tư, không cần biết kết quả của việc "xin" đó thế nào.
"Để làm rõ việc này không phải là khó. Chỉ cần tìm hiểu trong thời gian đó có những doanh nghiệp, tài xế vận tải nào gọi tới, nội dung cuộc trao đổi giữa họ và cán bộ CSGT bị tố cáo là gì, rồi cuộc điện thoại giữa lãnh đạo với đơn vị đứng chốt vào thời điểm đó là gì thì sẽ làm sáng tỏ vấn đề, có phải là xin trong sáng, không có lợi ích vật chất hay không..." - ông Hòa cho biết.
QL20 qua địa phận tỉnh Đồng Nai là một trong những tuyến đường được cho là có lực lượng CSGT bảo kê cho xe vi phạm.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ người tố cáo cũng được ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt ra khi chính lực lượng trong ngành công an tỉnh Đồng Nai đứng ra kiểm tra, xử lý việc tố cáo của cán bộ trong ngành.
Để khách quan và đảm bảo an toàn cho người tố cáo thì lực lượng Thanh tra Bộ Công an cần trực tiếp thụ lý và giải quyết đơn tố cáo, danh tính của người tố cáo cũng cần phải được bảo mật cho đến khi xác định được nội dung tố cáo đó có đúng sự thật hay không.
Được biết, trong chiều 25/11, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã chỉ đạo, giao Thanh tra Bộ và một số đơn vị chức năng kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin tố cáo một số lãnh đạo trạm CSGT ở Đồng Nai bảo kê cho xe vi phạm.
Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai khẩn trương xác minh, phối hợp, xử lý vụ việc nêu trên. Nếu phát hiện cán bộ, chiến sỹ sai phạm thì kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và quy định của lực lượng Công an nhân dân.
Cũng liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đã lập đoàn thanh tra để xác minh làm rõ nội dung đơn tố cáo của 2 cán bộ CSGT tố lãnh đạo thuộc Đội và Phòng CSGT can thiệp khi xử lý xe ô tô vi phạm.
Trước đó, một số cán bộ thuộc Phòng CSGT Đồng Nai có đơn tố giác lãnh đạo cấp Đội và Phòng can thiệp khi xử lý phương tiện vi phạm.
Cụ thể, trong lúc phát hiện xử lý một số xe quá tải trên quốc lộ 20, cán bộ CSGT liền nhận được điện thoại của cấp trên nói xe đã được "gửi một tháng mấy triệu rồi" nên không được xử lý. Sau đó đề nghị lực lượng này cho xe rời đi mà không được lập biên bản.
Một cán bộ CSGT Đồng Nai còn ghi lại clip cuộc nói chuyện điện thoại được cho là lãnh đạo cấp Phòng gọi xuống đề nghị không xử lý xe vi phạm.
Theo Vân Thanh (Đất Việt)
Hà Nội: Sau tai nạn 1 người tử vong, cầu Vĩnh Tuy ùn tắc kéo dài Đến 8h, giao thông trên cầu vẫn đang ùn tắc hoàn toàn cả 2 hướng. Hiện trường vụ tai nạn Thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông số 5 - Công an TP Hà Nội cho biết, vào khoảng 6h ngày 6/3, trên cầu Vĩnh Tuy (hướng vào trung tâm TP Hà Nội) xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến...