Thơm ngon món cuốn tôm hành Ninh Bình
Ninh Bình cuốn hút du khách tìm đến không chỉ có bề dày văn hóa – lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là những nét tinh túy trong ẩm thực đất cố đô.
Đến Ninh Bình, du khách không chỉ được thỏa sức thưởng thức những đặc sản đã quá nổi tiếng như: thịt dê, cơm cháy… mà còn bị cuốn hút bởi những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Một trong số đó phải kể đến món cuốn tôm hành.
Ở Ninh Bình, cuốn tôm hành là món cổ truyền trong mâm cỗ những dịp lễ, Tết. Món ăn là sự tổng hòa của nhiều loại nguyên liệu, phần nào phản ánh nét văn hóa đa dạng của vùng đất Cố đô. Cuốn tôm hành có các thành phần như: tôm, thịt, trứng, rau mùi, xà lách, hành, rau răm… Để món cuốn ngon và đặc sắc thì khâu chọn nguyên liệu cũng rất quan trọng. Tôm phải tươi và là loại tôm đồng vừa phải, không to, không bé. Trứng gà tráng mỏng, thịt ba chỉ luộc cắt ngắn, vừa vặn. Hành có độ dài vừa phải, trần tới để giữ được độ dai nhưng không còn hăng nữa. Khi làm, người ta sẽ xếp các nguyên liệu lên bẹ xà lách rồi lấy hành buộc lại. Công đoạn cuốn đòi hỏi sự khéo léo sao cho miếng cuốn vừa khoe ra được thành phần bên trong vừa gọn gàng đẹp mắt.
Video đang HOT
Món cuốn được ăn cùng với nước chấm chanh ớt. Khi ăn gắp từng miếng cuốn chấm vào chén nước mắm và thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ béo của thịt, bùi của tôm, trứng, mùi thơm của rau mùi và nhất là không thể thiếu được vị cay và thơm của rau răm, vị ngọt của hành củ. Đây cũng chính là món ăn được nhiều người yêu thích và gần như không thể thiếu trong những dịp lễ, Tết hay họp mặt của các gia đình ở Ninh Bình.
Nếu có dịp ghé thăm Ninh Bình, các bạn nhớ thưởng thức món cuốn tôm hành, để cảm nhận hương vị đặc biệt của món ăn dung dị này nhé!
Trà cúc - hương vị gây thương nhớ của đất cảng
Không quá cầu kỳ về mặt hình thức, trà cúc ở Hải Phòng với hương vị thanh tao, ngọt ngào vẫn làm đắm say bao tâm hồn của thực khách.
Nếu như Hà Nội nổi tiếng với trà chanh, Sài Gòn ghi dấu ấn với tách cà phê rang xay thì ở Hải Phòng, người dân đặc biệt yêu chuộng trà cúc - thức uống thơm ngon chẳng thể lẫn ở bất cứ nơi nào. Một chút không khí se lạnh cùng một chút sương mong manh của mùa đông, nhâm nhi một cốc trà cúc với một đĩa hạt dẻ nóng hổi - tất cả cả tạo nên một mùa đông rất riêng của con người nơi đây.
Đi dọc theo các tuyến phố trung tâm Phan Bội Châu, Hoàng Văn Thụ hay Minh Khai không khó để ta bắt gặp những quán trà cúc tấp nập khách. Khi nhắc đến trà, mọi người thường nghĩ chỉ hợp với người trung tuổi, nhưng trà cúc ở Hải Phòng lại chiều lòng được mọi thực khách, không phân biệt giới tính hay tầng lớp, tuổi tác. Ngồi nhâm nhi cốc trà cúc, nói vài câu chuyện phiếm với bạn bè tạo nên một không gian bình lặng, giải tỏa sau những thời gian bộn bề cuộc sống mưu sinh.
Chị Nhung (20 tuổi, Tô Hiệu, Hải Phòng) chia sẻ: "Ngày trước khi còn học ở Hải Phòng, sáng nào sau khi ăn sáng xong mình cũng phải ghé qua để mua một cốc trà cúc để mang tới lớp. Hôm nào mà đi học muộn, không kịp mua là mình lại thấy thiếu. Lần đầu tiên uống, mình không quen vì nó hơi đắng, chát nhẹ nhưng khi nuốt xuống lại cảm thấy vị ngọt thanh ở cổ họng, cảm giác rất dễ chịu và gây nghiện. Nhà mình ai cũng thích trà cúc ở đây hết, nó đã trở thành thói quen của nhà mình nhiều năm nay".
Trà cúc kết hợp với hạt dẻ tạo nên hương vị đặc biệt
Đúng như tên gọi, trà cúc được pha chế từ những nguyên liệu đơn giản gồm trà, hoa cúc và cam thảo. Người Hải Phòng thường dùng hoa cúc trắng hoặc vàng nhỏ, khi bông bắt đầu nở ở độ thu sang. Sau khi hái về, hoa cúc được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi mới sấy khô. Họ đem hoa khô sao thêm một lần nữa, chú ý đảo thật đều tay trên lửa nhỏ li ti để hoa không bị cháy, khét. Trước khi hãm trà, hoa cúc phải được rửa sạch và để ráo nước cho đạt chất lượng. Cuối cùng là công đoạn hãm trà rất quan trọng, đòi hỏi sự kỳ công.
Tùy từng người, từng nhà có cách pha theo công thức riêng. Trà cúc chuẩn, ngon phải có màu vàng nâu đậm, mùi thơm. Người cao tuổi thường thích uống trà đặc còn người trẻ tuổi thích vị ngọt nên có thể tăng thêm nguyên liệu cam thảo. Cũng để chiều lòng thực khách, trà cúc có thể uống nóng hoặc uống đá tùy khẩu vị. Để tăng cường hương vị, người pha trà còn thêm những lát quất thái mỏng chua dịu thả vào lúc trà không quá nóng.
Cách làm nghêu hấp bơ thơm ngon khó cưỡng Thêm một chút hương vị đặc biệt cho món nghêu hấp nóng hổi cay nồng nhé! Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 500g nghêu - 15g bơ lạt - 1 tép tỏi - 1 quả ớt đỏ - 80ml rượu trắng - Hành lá, xì dầu Cách làm: Bước 1: - Cho nghêu vào chậu nước lớn, thêm khoảng 1 thìa cà...