Thơm ngon ba khía Thạnh Phong
Mỗi lần về thăm quê (xã Thạnh Phong, H.Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), tôi cứ nằng nặc đề nghị bạn bè đãi cho bằng được món ba khía trộn, bởi cách trộn ở đây không giống những nơi khác.
Ảnh: Tô Phục Hưng
Ba khía Thạnh Phong nổi tiếng về mùi vị thơm ngon, đậm đà, thịt săn chắc. Sở dĩ có được hương vị đặc trưng độc đáo là do chúng chỉ ăn những trái mắm rụng, loại cây trái mọc rất nhiều tại biển Thạnh Phong.
Video đang HOT
Ba khía nguyên liệu phải được bắt sống để tránh trường hợp bị chết do người bắt sử dụng bả thuốc trừ sâu, rất nguy hiểm cho người dùng. Sau đó rửa thật sạch, rồi bỏ ba khía vào nước muối có độ mặn nhất định. Muối lạt thì thịt ba khía sẽ mau bị bủng, nếu mặn thì thịt sẽ cứng và làm mất mùi thơm.
Người dân Thạnh Phong thường áp dụng kinh nghiệm thử độ mặn nước muối luộc ba khía bằng cách bỏ hạt cơm nguội vào, nếu hạt cơm nổi lên mặt nước là đạt yêu cầu. Sau khoảng 5 – 7 ngày, vớt ra tách mai, càng và trộn nhiều loại gia vị như: chanh xắt từng lát, khóm, ớt, đường, bột ngọt, tỏi, rau răm xắt nhuyễn, trộn đều ( ảnh) rồi thưởng thức.
Hồi nhỏ, lũ trẻ chúng tôi sau khi chơi đùa thường rất thích ăn ba khía trộn với cơm nguội. Mấy mươi năm đã đi qua, mỗi lần về thăm quê, ba khía trộn vẫn luôn hiện diện trong bữa cơm quê nhà của tôi.
Theo Thanhnien
Mắm tép, thân thuộc với người quê tự bao đời
Không cứ gì đến mùa lạnh mới ăn mắm mặn, quê tôi chân lấm tay bùn, đồng sâu ruộng trũng cái khó, cái nghèo vẫn quanh quẩn trong lũy tre làng nên mắm mặn hiện diện hầu như hằng ngày trên mâm cơm.
Mắm có nhiều loại, từ cua cá ốc ếch cho tới tôm tép, ba khía... Mỗi thứ đều có hương vị riêng của nó nhưng ngon và dễ ăn nhất có lẽ là tôm, tép.
Dễ chế biến, pha trộn lại có nhiều cách ăn, từ đơn giản như ăn với cơm nóng đến cầu kỳ như trộn với gừng tỏi ớt giã nhuyễn; thêm ít đường, vài giọt nước cốt chanh là ta đã có món nước chấm cho các loại rau, ngon đến nức lòng. Sang hơn một chút thì cuốn với bánh tráng, thịt heo luộc hay cá lóc nướng trui cùng vài lát khế, vài lát chuối non. Chế biến thành nước lèo để ăn bún cũng được nhưng không ngon bằng mắm cá linh.
Làm mắm không khó nhưng để có mắm ngon thì cũng chẳng dễ. Trăm hay không bằng tay quen, chính cái quen này mới là công thức gia truyền để con mắm sống với người quê từ đời này qua đời khác mà vẫn giữ được hương vị riêng của mình.
Thương lắm thời thiếu thốn, gầy gò, tới bữa là trông chừng vào tô mắm, đĩa rau vườn. Với người quê cái vị mặn mặn, ngọt ngọt, thơm thơm của bất cứ loại mắm nào cũng có thể quyến rũ họ.
Người quê ăn khỏe mới cáng đáng nổi việc đồng. Mùa mưa bó gối trong nhà chẳng làm gì mà cũng mau đói nên nồi cơm chín sáng sang chiều là chuyện bình thường. Đôi khi lại thấy thích hơn bởi cơm nguội mà ăn với mắm ngon thì cũng thành cơm ngon. Không ngon sao được, không ngon mà mắm đã đi vào tục ngữ, ca dao. "Đói cơm lạt mắm tèm hem, no cơm mặn mắm lại thèm nọ kia" chỉ là ví von nhưng cũng thực đến là thực. "Mắm rò trộn lẫn mắm nêm, ban ngày kêu chị ban đêm kêu mình" tưởng không thể nhưng cuộc đời này có gì là không thể.
Món mắm đã thành thân thuộc với người quê tự bao đời, nó là linh hồn của những bữa cơm đạm bạc, ăn chỉ cốt no, nhưng thấm sâu vào lòng để khi đi xa cứ mãi nhớ về.
Theo Thanhnien
Ốc bươu nướng lá chanh đã ăn là mê Ốc bươu là loài ốc "đặc hữu" ở ao hồ, ruộng nước, sông đầm. Ốc có màu đen, vỏ ốc cứng, to bằng năm đầu ngón tay chụm lại. Nguồn thức ăn để ốc bươu sinh sôi, nảy nở thường là rau, lá, bùn non vì vậy như một quy luật tự nhiên, mùa mưa là giai đoạn ốc bươu nhiều và ngon...