Thơm lựng món cá chạch đất kho … nghệ!
Thịt cá chạch béo, kho lên có mùi thơm lựng. Những ai đã từng được thưởng thức món các chạch đất kho nghệ này chắc rằng sẽ ấn tượng về món ăn dân dã, dễ làm nhưng không kém phần hấp dẫn và yêu mến thêm vùng đất mênh mang sông nước của đồng bằng Cửu Long giang.
Loài cá chạch đất này hay tụ quần trong những vùng nước tĩnh, sống dưới lớp đất phù sa dày hai, ba tấc. Mùa nước nổi cá chạch sống trên đồng ruộng; nước giựt cạn thì rút xuống các lung, bàu, ao, vũng hoặc theo kinh rạch ra sông ngòi khắp vùng Tây Nam bộ.
Người bình dân chia cá chạch ra làm hai loại để gọi tên chúng: Cá chạch cơm hay còn gọi là cá chạch đất, cá chạch bùn; cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Người ta bắt cá chạch bằng cách cào, thụt hay đặt nò, vó, …
Mùa nước nổt cá chạch lên động rộng mênh mông để sinh sôi, phát triển. Nhưng khi con cá chạch mang trứng, thịt dai nên ăn rất ngọt, ngon. Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn là kho thuốc quý. Theo dân gian, thịt cá có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống lão hóa, cường lực cho các đấng mày râu, thanh nhiệt, cần thiết cho người già.
Cá chạch đất.
Loài cá chạch có đặc điểm là mình rất nhiều nhớt. Do đó, khi làm sạch, người ta phải dùng tro bếp chà xát, vuốt cho sạch nhớt. Ở nhà quê, người ta thường dùng lá sả để chà nhớt cá, vừa mau sạch vừa giảm mùi tanh, để trong rổ thưa cho ráo nước, rồi ướp muối, đường, bột ngọt và ớt bằm nhuyễn trộn đều cho ngấm.
Cá được cho vào chiếc nồi đất, đổ nước dừa tươi kho liu riu. Để lửa đều đều chờ cá chín. Trước khi kho cá, người ta dùng củ nghệ đào ngoài vườn vô gọt, rửa sạch rồi đâm nhuyễn, vắt lấy nước rồi chế vô nồi cá khi nước chớm sôi. Múc ca kho ra dĩa, cắt lá nghệ non thành sợi nhuyễn, rắc đều lên trên cùng với ít lát ớt sừng trâu chín đỏ. Khi ăn có thể vắt vào một miếng chanh cho dịu.
Video đang HOT
Cá chạch đất kho nghệ.
Món cá chạch đất kho nghệ ăn kèm với dĩa rau luộc hay chén dưa bông điển điển, với cơm gạo mới thật tuyệt vời. Còn đem chạch kho nghệ chấm lá hẹ nước, rau chốc, rau mác lại là mồi nhậu ưa thích của các lão nông miệt đất này!
Thịt cá chạch béo, kho lên có mùi thơm lựng. Những ai đã từng được thưởng thức món các chạch đất kho nghệ chắc rằng sẽ ấn tượng về món ăn dân dã, dễ làm nhưng không kém phần hấp dẫn và yêu mến thêm vùng đất mênh mang sông nước của đồng bằng Cửu Long giang.
Con nước tháng 10!
Tháng 10 âm lịch, gió bấc thổi vun vút qua những cánh đồng giáp biên báo hiệu mùa cá ra sông để nuôi sống dân câu lưới trong tháng nước cuối cùng.
Tuy nhiên, con nước tháng 10 năm nay khiến dân câu lưới thất vọng bởi sản lượng cá không như mong đợi.
Mùa lũ muộn
Thoăn thoắt đôi tay vá lại chỗ lưới bị rách, chốc chốc lại nhấp ngụm nước trà với đôi mắt trũng sâu, ông Nguyễn Văn Lò (ngụ xã Vĩnh Hội Đông, An Phú) không giấu được nỗi buồn. Có lẽ, đây là mùa lũ thứ tư hay thứ năm gì đó mà mẹ thiên nhiên đã "quay mặt" với ông và dân câu lưới ở xứ biên giới từng lắm tôm nhiều cá này.
"Mùa nước năm nay cũng không theo như ông bà xưa nói. Theo như tui tính, con nước đi trễ gần 2 tháng. Dân "bà cậu" trên này đã chuẩn bị đồ nghề từ tháng 3 âm lịch, chờ tới tháng 5 không thấy nước đâu. Tới tháng 7 thì có nước liu riu. Tầm tháng 8, tháng 9 thì nước lên nôn nôn rồi vực xuống cũng nhanh. Rồi...cá mắm ở đâu không thấy! Thiệt ra, tháng 10 âm lịch là lúc cá ra sông nhưng năm nay sản lượng ít quá khiến dân câu lưới cũng thất vọng!" - ông Lò thiệt tình.
Có lẽ, những người sống chung với lũ từ hồi tóc còn để chổm như ông Lò không thể ngờ rằng sẽ có ngày con nước "dở chứng" như bây giờ. Với kinh nghiệm dân gian, con nước lên theo tháng, theo kỳ thì cá tôm mới vô ở lâu trong đồng đẻ trứng. Chúng sinh sôi, nảy nở để nuôi sống dân nghèo.
Tới tháng 10 âm lịch lại rủ nhau "đãi" dân câu lưới lần nữa, trước khi bỏ lại mùa lũ sau lưng mà về sông lớn. Tuy nhiên, lũ lên muộn với chu kỳ ngắn đã kéo giảm nguồn "lộc trời" này, khiến ông Lò và những hộ dân ở cái xóm lưới ven sông Vĩnh Hội Đông cứ tiếc ngẩn, tiếc ngơ rồi nhớ về cái thời cá ăn không hết, phải ủ mắm hàng chục lu sau hè hay làm khô rồi cho vào bao treo nơi gác bếp.
"Xứ này mấy chục năm trước người ta lựa cá cỡ lớn để ăn trong tháng nước, cá nhỏ mần khô ăn chơi trong mùa khô. Người siêng năng, kiếm mỗi ngày hàng chục giạ cá là chuyện thường. Các loại cá kết, cá leo, cá chạch... thì có bán chợ chút đỉnh nhưng chủ yếu là để ăn, bởi nhà nào có ít thước lưới hoặc cái chài là có cá ăn đều đều, bất kể mùa nào trong năm" - ông Lò nhớ lại.
Mùa cá muộn
Mạnh tay kéo sợi dây thừng lớn để từ từ cất chiếc vó lên khỏi mặt nước, anh Nguyễn Văn Bền (ngụ xã Nhơn Hưng, Tịnh Biên) lắc đầu nhè nhẹ, gương mặt thoáng chút buồn bởi chỉ lèo tèo vài con cá linh vùng vẫy trong đáy lưới.
Thoáng thấy chiếc máy ảnh của tôi, anh cười cười: "Sáng giờ mới được 3-4kg cá linh, không đủ cân bạn hàng nên làm biếng ra giỡ vó. Mấy ngày nay cá "đi" đỡ đỡ, chứ hôm trước thì chịu thua. Mùa nước năm nay, con cá "đi" cũng muộn. Từ tháng 8 âm lịch tới giờ, mới kiếm được vài kg mỗi ngày, nhưng cũng không bằng trước đây. Độ rày, tui thấy cá linh, cá mè vinh, cá he có nhiều, còn cá leo, cá kết thì hổng thấy đâu".
Là người sống kỳ cựu với mùa lũ, anh Bền cảm nhận rất rõ về mùa cá năm nay không như mong đợi. Có lẽ, người ngư dân này cũng tính chuyện bỏ vó lên bờ tìm nghề khác mưu sinh. Tuy nhiên, anh cố chờ đợi món quà từ con nước tháng 10 này, vì đó là cơ hội để anh "gỡ gạc" lại một mùa lũ thất thu.
Dân câu lưới đang chờ đợi con nước tháng mười âm lịch
"Nghề câu lưới có lúc vầy, lúc khác. Nếu siêng năng cất vó thường thường thì cũng đủ trang trải chi phí qua ngày. Nếu từ đây tới cuối tháng mà cá đi rộ thì tui cũng có ăn, chứ không tới nỗi trắng tay trong mùa nước năm nay. Năm rồi cũng vậy, nước nhỏ nhưng tới cuối mùa thì cá "đi" cũng khá nên tui còn chắt mót được ít tiền ăn Tết. Nếu không ráng thì gia đình sẽ khó khăn lắm" - anh Bền trải lòng.
Vừa trò chuyện với tôi, anh Bền vừa cất vó. Gương mặt anh thoáng lên niềm vui khi bắt gặp mấy con cá mè vinh to cỡ 4 ngón tay đang nhào lộn trong lưới. Lớp vảy của chúng phản chiếu ánh nắng lấp lánh bạc trông khá vui mắt.
Anh Bền mời tôi ở lại vó ăn cơm bởi nắng trưa đã tới đỉnh đầu. Bữa cơm mùa lũ dù không có sơn hào, hải vị nhưng cũng được chảo cá kho mằn mặn của chốn quê nghèo và vài con cá nướng ngọt vị phù sa để anh Bền đãi người bạn mới quen.
Ngoài kia, những cơn gió bấc cứ vùn vụt mang theo cái lạnh khô khan thổi qua cánh đồng trơ trọi. Giữa cái lạnh mênh mông ấy, anh Bền vẫn nổi lửa nấu cơm và tiếp tục hy vọng vào con nước tháng 10, khi những bầy cá đua nhau trở về sông lớn!
Cách làm chạch om chuối xanh ngon tuyệt Chạch om chuối xanh là món ăn lạ miệng, đưa cơm và dễ làm. Chỉ cần tuân thủ 5 bước thực hiện sau, bạn sẽ có món ngon tuyệt từ chạch đãi cả nhà nhé.. Nguyên liệu: Cá chạch: kg Chuối xanh: 3, 4 quả Thịt ba chỉ: 300g Nước nghệ, muối, bột nêm Hành hoa, rau răm, lá lốt, ớt, cà chua,...