Thơm lừng cá thu một nắng Hạ Long
Những lát cá thu hình bầu dục dần dần chuyển thành vàng ruộm trong chảo dầu, trở thành một món ăn ngon không thể cưỡng lại khi bạn đến Hạ Long (Quảng Ninh).
Cá thu một nắng chiên vàng ruộm thơm lừng – Ảnh: Đỗ Thương
Cá một nắng đơn giản là ca tươi chỉ được phơi trong một buổi (thường là từ trưa đến xế chiều). Người Quảng Ninh gọi chung nhưng loai cá được phơi dạng này, dù vơi cá thu, cá hồng, cá phèn, cá nục hay cá mối… là cá một nắng. Nhưng cá một nắng ngon nhất và đắt nhất, thành đặc sản chính là cá thu.
Cá thu tươi roi rói vừa mang lên từ dưới thuyền, thân tròn lẳn, bóng nhẫy, bấm tay thấy chắc nịch. Làm sạch cá, bỏ ruột, cắt thành từng khoanh dẹt, phủ một lớp muối hạt mỏng lên trên, xếp cá trên các mẹt tre rồi mang hong dưới nắng.
Gặp ngày nắng to, chỉ cần phơi khoảng 4 giờ nắng là miếng cá hơi se lại, cầm vẫn mềm nhưng lát cá đã khô nước, phần da cá còn in dấu chiếc mẹt tre là có thể đem chế biến.
Cho dầu ăn vào chảo, để vừa nóng thì thả cá vào. Không như chả cá, chả mực, rán (chiên), cá thu một nắng chỉ cần để dầu ngập 1/3 lát cá, chiên đến khi vàng đều hai mặt là ngon. Không chiên cá quá kỹ, lát cá khô quắt lại, mất hết vị ngọt của cá tươi.
Nước mắm nguyên chất được rót ra, rắc một chút hạt tiêu, cắt thêm lát ớt đỏ cho ai ăn được cay, ăn đến đâu dùng đầu đũa xe lát cá thành từng miếng nhỏ đến đấy, chấm nước mắm, ăn cùng chén cơm nóng hổi đang nghi ngút khói. Tuyệt vời của món ăn ngon giản đơn là thế.
Video đang HOT
Cá thu tươi rói vừa từ thuyền mang lên chợ, sẵn sàng làm cá phơi một nắng – Ảnh: Thúy Hằng
Cá thu một nắng có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, trước khi chiên chỉ cần bỏ ra ngoài trước một giờ cho rã đông, món ăn vẫn không kém phần hấp dẫn cho người yêu cá biển.
Người thích đổi món với cá thu một nắng có thể chiên cá sơ sơ rồi xốt cà chua, lá thì là, ớt cay, hạt tiêu. Thế nhưng hỏi số đông những người đã từng thử cá thu một nắng Hạ Long, món cá chiên vàng, chấm nước mắm nguyên chất, ăn cùng cơm nóng vẫn là khoái khẩu.
Cá thu một nắng, từ cách hong nắng giản dị của người vùng biển, muốn đổi vị, đổi kiểu cho thứ cá vừa đánh lên từ biển đã trở thành đặc sản được nhiều người ở các địa phương khác biết đến.
Cá được đóng tui nilon, ép chân không, vào siêu thị, xuất khẩu đến nhiều đất nước khác nhau, tìm cá thu một nắng chẳng hề khó.
Thế nhưng, nếu bạn một lần đến Hạ Long giữa những ngày nắng, ngồi ăn cơm trưa, ngóng lên chiếc phên tre vắt ngang trước giàn hoa thiên lý, nơi có những lát cá thu trắng lốp đang dần se lại, bạn chắc chắn sẽ đếm giờ đến bữa cơm chiều.
Chủ nhà dọn ra một chiếc mâm nhôm, cơm trắng thơm, thịt cá mềm mại, ngọt lừ. Nước mắm ớt tê tê. Ăn mà còn thấy được mùi nắng, mùi gió, mùi hoa thiên lý trong miếng cá vàng.
Vâng, thế là bạn đã yêu Quảng Ninh hơn nhiều rồi đấy.
Theo Tapchiamthuc
Thơm lừng canh cua đồng
Cua đồng vốn là nguồn thực phẩm quý của nhà nông. Thịt cua có vị ngọt lạnh, giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa trị một số bệnh như tan máu tụ, giãn cơ, chữa mụn nhọt, sưng tấy, viêm cơ, sốt nóng...
Nguyên liệu để nấu canh bún cua đồng - Ảnh: Thanh Ly
Cua đồng thường làm hang trú ẩn hai bên bờ ruộng, chỉ ra khỏi hang khi trời mát hoặc vào ban đêm. Người đi bắt cua phải men khắp các bờ ruộng, quan sát hai bên bờ cứ bắt gặp hang nào là dùng chiếc móc sắt đưa vào, khi nhận thấy đầu chiếc móc sắt chạm vào thân cua phát ra tiếng lạo xạo là biết chắc sẽ có một chú cua.
Lúc này, nhẹ nhàng xoay đầu móc sao cho trúng phần mình con cua để lôi nó ra khỏi hang. Mùa cua đồng rộ nhất vào cỡ tiết trời tháng 8, tháng 9 (Âm lịch), khi những cơn mưa đầu đông trút xuống, ao hồ, ruộng đồng bắt đầu xâm xấp nước. Những ngày này, người dân quê lại rủ nhau đi bắt cua đồng, chỉ độ hai, ba giờ đã có một giỏ cua đầy.
Đi bắt cua đã thú vị, chế biến thịt cua lại càng hứng thú hơn vì có thể làm được nhiều món hấp dẫn như um, rang, hấp hay làm mắm. Nhưng có lẽ phổ biến nhất là món canh cua đồng. Đây là món ăn quen thuộc của người dân quê. Sau mỗi buổi làm đồng vất vả, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm với bát canh cua đồng ngọt lịm thì còn gì hơn.
Bát canh bún cua đồng nóng hổi - Ảnh: Thanh Ly
Canh cua đồng có thể nấu nhiều kiểu. Chỉ cần vài quả cà chua, mấy miếng thơm vườn nhà, vài quả me thêm cọng hành hoa là đã có bát canh thơm lừng. Phổ biến nhất là nấu kèm với nhiều loại rau khác nhau như tập tàng, bầu, khổ qua...
Những hôm nhà có khách hay muốn đổi vị, các bà, các chị nội trợ miệt vườn lại nấu món canh đặc sản cua với bún tàu. Trước tiên, cua được bóc tách mai, ngâm một chút nước muối pha loãng để cua nhả bớt bùn đất. Tiếp tục bóc yếm và bẻ đôi làm hai nửa, tách cả càng, gọng. Tỉ mẩn hơn, dùng chiếc tăm nhỏ khều gạch trong mai cua ra một chiếc bát nhỏ để riêng.
Ướp càng, gọng cùng hành lá giã nhuyễn, thêm đường, chút nước mắm, ít tiêu vào trộn đều. Bắc chảo dầu lên bếp, phi tỏi thật thơm rồi cho thịt cua đã ướp vào xào sơ, sau đó tiếp tục cho gạch cua vào. Khi mùi thơm cua đồng bốc lên, cho ngay cà chua đã bổ miếng vào, đảo đều và nhanh tay cho nước sôi để nguội với lượng vừa ăn.
Đợi nồi canh sôi bùng lên, nhẹ nhàng cho bún đã ngâm qua nước lọc vào dùng đũa nhấn chìm bún, sao cho gạch cua trên mặt nồi không bị tan ra, đun to lửa cho sôi, ít phút sau bắc xuống, thêm ngò, tiêu...
Theo tapchiamthuc
[Chế biến] - Cá thu rim mắm tỏi Với cách chế biến nhanh gọn, món cá thu rim mắm tỏi sẽ rất phù hợp với những bạn bận rộn, không có thời gian chế biến những món ăn cầu kỳ! Để làm món cá thu rim mắm tỏi bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 2 lát cá thu: 200gr - Nước mắm, dầu ăn, tỏi, ớt, đường Tỏi,...