Thói xấu khiến môi bị nứt nẻ chảy máu mùa rét
Thói quen liếm môi, bứt da khô ở môi hay lười uống nước là những thói xấu khiến môi bạn bị nứt nẻ chảy máu nhiều hơn vào mùa đông.
Dùng lưỡi liếm môi. Dùng lưỡi liếm môi khi môi khô sẽ khiến môi càng khô hơn. Vì trong nước bọt có chứa men tinh bột, tương đối dính. Nước bọt dính lên môi thì giống như thoa lớp hồ mỏng lên môi. Khi nước bọt bốc hơi hết, môi sẽ càng khô và càng dễ bị nẻ hơn. Thêm nữa, môi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trên môi có dính bụi và mầm bệnh, dùng lưỡi liếm sẽ mất vệ sinh và dễ sinh bệnh.
Bóc da khô ở môi. Vào những ngày đông lạnh giá, môi chúng ta dễ bị bong tróc gây cảm giác khó chịu. Và chúng ta cũng thường có thói quen lấy tay bứt những mảnh da ở trên môi. Nhưng chính điều này làm cho môi chúng ta khô hơn, ở những chỗ bứt dễ bị chảy máu và bị viêm rất nguy hiểm.
Rửa mặt bằng nước nóng. Nước nóng tưởng chừng như rất tốt vào mùa đông nhưng nó lại là tác nhân chính lấy hết độ ẩm trên da của bạn, gây ra tình trạng da khô, bong tróc. Thay vào đó, nước hơi ấm hoặc tốt hơn hết là nước lạnh sẽ bảo vệ da và môi của bạn tốt hơn hẳn.
Lười uống nước. Vào mùa đông, chúng ta thường “lười” uống nước hơn bởi thời tiết lạnh sẽ khiến bạn ngại động đến nước. Bên cạnh đó, chúng mình cũng ít đổ mồ hôi vào mùa này nên ít khi cảm thấy khát, vì thế mà việc uống nước cũng dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi được cung câp đây đu lương nươc thiêt yêu, đôi môi mới có được vẻ căng min, tươi tre, đồng thời cũng chậm lao hoa va tránh được tình trạng khô nẻ.
Video đang HOT
Không đeo khẩu trang khi ra đường. Chúng ta thường rất dễ mắc phải điều này do trời mùa đông thường ít có nắng hơn. Điều này không chỉ khiến cho môi bị ảnh hưởng từ tia cực tím, mà nghiêm trọng hơn, nó còn tạo điều kiện cho các bụi bẩn, gió bấc và sương muối làm hại tới đôi môi của chúng ta. Do đó, khi ra ngoài, bất kể trời có nắng hay không, các bạn vẫn nên đeo khẩu trang để giúp đôi môi được bảo vệ an toàn.
Dùng dưỡng môi chứa dầu khoáng (mineral oil). Thông thường, chúng ta vẫn quan niệm, mỹ phẩm chứa khoáng (mineral) có nguồn gốc tự nhiên nên rất tốt cho da. Tuy nhiên, với dầu khoáng thì khác hẳn. Nhiều người cho rằng dùng kem dưỡng ẩm hay son dưỡng môi chứa nhiều dầu khoáng sẽ cung cấp độ “mượt” cho da. Tuy nhiên, chính lớp dầu này sẽ tạo thành rào cản khiến da bạn không thể thở được, gây bí lỗ chân lông sinh ra mụn đầu đen.
Đánh son nổi lên những đôi môi khô tróc nứt nẻ. Điều này hoàn toàn sai lầm vì son đậm sẽ “tố cáo” những vết nứt nẻ trên môi một cách rõ rệt, khiến đôi môi trở nên xấu xí. Thậm chí, son tiếp xúc trực tiếp với làn môi mỏng manh của bạn nên chúng chính là tác nhân khiến môi bạn bị khô, nứt nẻ và thâm đi nếu dùng loại son chất lượng kém.
Theo Alobacsi
Đánh bay tình trạng khô môi thật dễ dàng
Bên cạnh đôi mắt, đôi môi cũng là điểm nhấn vô cùng quan trọng trên khuôn mặt bạn. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải tình trạng môi bị khô ráp, thậm chí bong da và chảy máu. Hãy cùng tìm hiểu những bí quyết khắc phục nhanh sau đây.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi như quá lạm dụng mỹ phẩm (nhất là son), dùng son chứa nhiều phenol, thói quen hay liếm môi, cơ thể thiếu nước... Bạn nên chú ý áp dụng những mẹo dưới đây để hô biến đôi môi khô thành làn môi mềm mại, hồng hào và căng tràn sức sống.
1. Tránh các tác động của môi trường
Ánh nắng mặt trời gay gắt hay gió và thời tiết xấu là những yếu tố tác động trực tiếp lên làn da của bạn, và đôi môi cũng không ngoại trừ. Vì thế, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là giữ cho đôi môi tránh được những tác động xấu từ môi trường bằng cách bịt khẩu trang khi ra ngoài, quàng khăn to che mặt để tránh gió hoặc đội mũ rộng vành tránh nắng...
2. Chọn son dưỡng phù hợp
Son dưỡng môi là vật bỏ túi không thể thiếu của chị em phụ nữ, bởi lợi ích dưỡng ẩm và giúp tẩy tế bào chết trên môi hiệu quả, tuy nhiên, bạn cần chú ý lựa chọn những loại son phù hợp chứa thành phần tự nhiên. Nên chọn son dưỡng môi không màu, không mùi để tăng cường khả năng dưỡng ẩm và mang theo bên người để thoa nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh việc mua son, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những dưỡng chất từ tự nhiên như sáp ong, bơ, mật ong, dầu oliu, dầu dừa... làm chất dưỡng môi hằng ngày cũng rất hiệu quả mà không ảnh hưởng tới da môi.
3. Tránh liếm môi hoặc cắn môi
Một mẹo nữa để tránh cho đôi môi bị khô chính là từ bỏ thói quen liếm môi. Trong thực tế, rất nhiều người có thói quen này, bởi bạn thường nghĩ liếm môi là một cách nhanh chóng và dễ dàng để làm ẩm làn môi, nhưng sự thật là việc này lại làm cho môi bạn càng khô hơn, nhất là vào mùa đông.
4. Cẩn trọng khi chọn son môi
Nếu bạn có thói quen dùng son hằng ngày thì cần hết sức lưu ý đến các thành phần trong đó. Bởi nhiều loại son lỳ hay son lâu trôi thường chứa alcohol - chất này sẽ hút hết lớp ẩm vốn có của môi để màu son bám lâu hơn, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến môi khô nẻ.
5. Chế độ ăn
Uống nhiều nước và chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả, nhất là những loại quả giàu vitamin E và C là những biện pháp hỗ trợ từ bên trong để nuôi dưỡng sức khỏe làn da nói chung và sức khỏe đôi môi nói riêng.
Theo ngôi sao
Loại bỏ 4 thói quen xấu làm môi nứt nẻ Có những thói quen xấu như liếm môi, cắn môi hay thở bằng miệng... có thể làm cho đôi môi nhanh chóng bị khô và nứt nẻ. Đôi môi dễ bị khô và nứt nẻ khi thiếu đi độ ẩm cần thiết cũng như những dưỡng chất cần thiết Đôi môi khô làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp Nhưng trước khi tìm đến...