Thời trang trong phim Once Upon a Time in Hollywood Bức tranh thời đại
Không ai có thể phủ nhận thời trang là một trong những yếu tố ấn tượng và đáng nhớ nhất của phim Once Upon a Time in Hollywood.
Kể từ đêm 9/8/1969, trục quay vận hành Hollywood đã vĩnh viễn chệch nhịp. Đó là đêm nữ diễn viên tài hoa Sharon Tate mãi mãi ra đi dưới bàn tay máu lạnh của băng “Manson Family” do Charles Manson cầm đầu. 50 năm sau ngày mất của cô, đạo diễn Quentin Tarantino ra mắt bộ phim Once Upon a Time in Hollywood như lời tri ân tới biểu tượng nhan sắc một thời. Nhưng không chỉ vậy, bộ phim còn là truyện kể về Hollywood những ngày giao thoa đặc biệt và không bao giờ trở lại. Kinh đô điện ảnh cuối thập niên 1960 được phục dựng tỉ mỉ qua từng chi tiết nhỏ. Và sống động nhất trong số đó, thời trang chính là công cụ lý tưởng để Quentin Tarantino bày tỏ góc nhìn thời cuộc của mình.
Cách phối hợp màu sắc ấm nóng và nổi bật kiểu retro được ứng dụng vào những thiết kế poster quảng cáo trong Once Upon a Time in Hollywood và thậm chí bản thân Theatrical release poster của bộ phim. Hơi thở thập niên 1960 đã lan tỏa ngay từ dấu ấn đầu tiên này.
NGHE PHỤC TRANG KỂ CHUYỆN XƯA
Arianne Phillips – Nhà thiết kế, chuyên viên phục trang của Once Upon a Time in Hollywood cho rằng “năm 1969 và 2019 có rất nhiều điểm tương đồng”. Tình hình xã hội ở cả hai giai đoạn đều có nhiều biến động, dẫn tới những đổi mới ấn tượng trong tư tưởng và văn hóa. Thời trang tất nhiên không nằm ngoài làn sóng đó. Kỷ nguyên Bảo Bình (The Aquarian Age) bắt đầu từ những năm 1960 được cho là cánh cửa mở ra thời đại mới của tự do, sáng tạo và nhân văn. Đến cuối thập niên 1960 qua 1970, những chủ đề mà quần chúng Mỹ quan tâm nhất đã chuyển hướng sang chính trị, chiến tranh, nữ quyền, bản ngã và cách mạng tính dục.
Leonardo DiCaprio (Rick Dalton), Brad Pitt (Cliff Booth) và Margot Robbie (Sharon Tate) giữ ba vai trò chính trong mạch phim Once Upon a Time in Hollywood. Cả ba là những diễn viên đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình ở giai đoạn chuyển giao của kinh đô điện ảnh.
Nếu ở giai đoạn cuối 1950 sang đầu 1960, công chúng ăn mặc đẹp mắt nhưng giống hệt nhau thì từ 1969 trở đi, danh tính trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Lựa chọn quần áo lúc bấy giờ là cách chúng ta giao tiếp với thế giới, phản chiếu suy tưởng của riêng mình trên bề mặt. Vậy nên đường phố Hollywood những năm này trở thành sàn diễn thời trang đa sắc diện.
Hơn 2.000 chiếc xe cổ và nhiều trong số đó là siêu xe từ các hãng như Lincoln Continental, Ford, Buick Riviera, Plymouth Belvedere, Chevrolet, Volkswagen… đã được tập hợp để tạo không khí cổ xưa chuẩn mực Hollywood cho bộ phim.
Tái hiện không khí đó, Once Upon a Time in Hollywood cũng là bức tranh đa sắc với hai lớp màu chủ đạo: thế giới hào nhoáng của các ngôi sao gồm Rick Dalton cùng gia đình và bạn bè minh tinh Sharon; thế giới bình dị và hoang dại của chàng diễn viên đóng thế Cliff Booth cùng cộng đồng hippie. Sử dụng phục trang để vạch rõ ranh giới của hai tầng lớp xã hội, Quentin Tarantino muốn ngầm giải thích nguyên nhân sâu xa của những xung đột lớn dần lên ở hồi sau bộ phim.
Là chiến hữu thân thiết nhưng Rick Dalton (phải) và Cliff Booth (trái) sở hữu hai phong cách thời trang hoàn toàn đối lập.
THẾ GIỚI CỦA NHỮNG SIÊU SAO
Thuở còn tại thế, minh tinh Sharon Tate và chồng đều là những “fashion icon” của làng điện ảnh. Lớn lên ở châu Âu, Sharon sớm hình thành trong máu gu ăn mặc tinh tế và tân thời. Cô sở hữu tủ đồ hàng hiệu phong phú và luôn tạo ấn tượng đẹp trong mỗi lần xuất hiện. Những nhân vật điện ảnh cô từng hóa thân trước khi qua đời cũng tạo ra hiệu ứng thời trang đáng kể lúc bấy giờ.
Once Upon a Time in Hollywood chiếu lại một trích đoạn kinh điển của Sharon Tate trong phim The Wrecking Crew. Chiếc mũ beret cùng áo sọc xanh trắng cổ lọ nổi tiếng một thời của cô đã được làm mới cho Margot Robbie.
Video đang HOT
Sự trân quý dành cho minh tinh quá cố Sharon Tate được Quentin Tarantino đặc tả trong hoạt cảnh dài ghi lại một ngày thường nhật của cô tại Los Angeles. Trong đó, diễn viên Margot Robbie đã trở thành “bản sao” hoàn chỉnh của Sharon với chiếc áo cổ lọ màu đen trơn và đầm miniskirt trắng. Cô dạo bước trên phố trong đôi boots go-go cao ngang bắp chân, kính mát bản lớn và túi xách Chanel cổ điển.
Những BST nức tiếng của NTK Mary Quant đã tạo nên làn sóng chân váy và đầm mini, thể hiện sức sống trẻ và đặc biệt là khẩu hiệu nữ quyền trong những năm 1960. Đến tận thời điểm ấy, phụ nữ Mỹ mới có thể tự tin mặc váy cao trên đầu gối 12cm ra đường. Miniskirt đã khơi dậy làn sóng boots go-go đế vuông bởi màn kết hợp không thể ăn ý hơn.
Nhưng không chỉ vậy, mẫu đầm họa tiết da động vật của thương hiệu Ossie Clarke mà Sharon Tate từng mặc tại buổi ra mắt phim Rosemary’s Baby năm 1968 cũng được tái hiện trong phim. Xuyên suốt nhiều cảnh quay ở hồi đầu Once Upon a Time in Hollywood là hình ảnh Sharon tươi cười rạng rỡ trên chiếc xe mui trần, khăn trùm đầu thêu họa tiết bay phấp phới trong gió.
Sharon Tate và chồng – đạo diễn Roman Polanski tại buổi công chiếu phim Rosemary’s Baby (trá). Hình ảnh này được tái hiện gần như chuẩn mực cho Margot Robbie trong One Upon a Time in Hollywood (phải).
Ở một cảnh phim thú vị khác, nhân vật Sharon mặc áo crop top kết hợp quần shorts da vàng đến bữa tiệc của Playboy. Đây cũng là một thiết kế của hãng Ossie Clarke mà Sharon Tate thật từng mặc trong quá khứ. Khi được hỏi về lý do cho nhân vật Sharon mặc rất nhiều đồ tông vàng ấm, NTK Arianne Phillips nói đó là ý tưởng chung của bà và đạo diễn Quentin. “Bởi vì vàng là màu của hạnh phúc và là biểu tượng của California. Hơn nữa, khi nghĩ đến thập niên 1960, tôi cũng nhớ ngay tới tông vàng rực rỡ. Màu sắc này mang lại cảm giác tươi mới, tràn trề năng lượng theo đúng ký ức mà Sharon Tate để lại cho mọi người”, Arianne chia sẻ.
Khi còn tại thế, Sharon Tate thật cũng rất yêu thích màu vàng tươi vui.
Ngay cả những bộ đồ thường nhật của nhân vât Sharon cũng mang tông ấm nóng và trẻ trung.
Còn Rick Dalton, tính lãng tử và có phần “đỏm dáng” của chàng ta được thể hiện qua lựa chọn áo khoác da màu nâu và áo thun vàng rực rỡ, gợi nhắc tới hình ảnh lừng danh một thời của “The King of Cool” Steve McQueen. Trong một cảnh khác, Rick mặc bộ suit cắt đo thủ công tinh xảo, đúng phong cách quý ngài Don Draper “Mad Men”. Ngay cả lúc ở nhà, chàng diễn viên xa hoa vẫn không quên khoác lên mình áo khoác lụa thêu hoa thủ công tinh xảo.
Áo khoác da màu nâu với túi áo ngực giúp Leonardo DiCaprio hóa thân thành chàng tài tử thập niên 1960
Tông màu cam và nâu nóng cũng gắn kết chặt chẽ với nhân vật này như một chỉ báo ngầm cho tính bộc trực, cục cằn
Áo khoác ngủ màu đỏ quyền lực gợi nhắc đến hình ảnh ông trùm Playboy Hugh Hefner cũng là chỉ báo cho tham vọng thống lĩnh của nhân vật
Ở hồi cuối phim, Rick trở về từ châu Âu và đổi hẳn sang phong cách Italy, thể hiện từ mái tóc sideburn tới chiếc khăn lụa thắt trên cổ. Trong khi đó, phu nhân Dalton mặc bộ jumpsuit ren đỏ và đôi sandals ánh kim chói lọi. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của những xu hướng thời trang mới sẽ bao trùm Hollywood trong thập niên kế tiếp.
THẾ GIỚI CỦA NHỮNG ĐỨA CON TỰ DO
Cộng đồng hippie thường dân mang theo “quyền năng của những bông hoa” – Flower Power là một trong những mảnh ghép quan trọng nhất của bộ phim. Arianne Phillips đã dành nhiều tháng thăm thú các cửa hiệu thời trang vintage ở Hollywood để có đủ tư liệu phục dựng hình ảnh những cá thể này. Nhờ vậy, người xem mới được bắt gặp những chi tiết hippie thân quen như quần áo thêu hoa tươi sáng, vải sợi tự nhiên nhuộm màu loang, họa tiết paisley, túi vải lộn tua rua, áo ghép vải thêu thủ công, quần jeans ống loe xé gấu, đầm maxi, trang sức bạc kiểu Morrocco và Ấn Độ…
Hippie là phần không thể thiếu khi nhắc đến Hollywood 1960. Ảnh: Getty Images
Cộng đồng hippie được tái hiện trung thực trong Once Upon a Time in Hollywood. Tinh thần phóng khoáng, cởi mở và hoang dại của họ đều ghi lại rõ nét trên phục trang.
Bên cạnh đó, đồng hành với sự giàu có và phô trương của Rick Dalton là một Cliff Booth chuyên mặc áo sơ mi nhuộm tie-dye “chim cò” rực rỡ cùng áo thun Champion, đeo kính phi công Ray-Ban và chọn cho mình áo khoác denim bụi bặm cùng quần jeans Levi’s để dễ dàng di chuyển trên phim trường. Dù chỉ là người đóng thế, anh bạn quản gia của Rick, nhưng Cliff được mô tả: “You can throw him off a building; you can have him crash a car” (tạm dịch: Anh có thể ném cả tòa nhà và cho xe tông cậu ta, không sao hết). Điều này cho thấy Cliff là nhân vật độc đáo, mạnh mẽ và tự tin. Chính vì vậy, phục trang chủ đạo của Cliff qua nhiều phân cảnh mới là những chiếc áo thun với chữ “champion” (vô địch) và lions (đàn sư tử) ngay trên mặt trước.
Phục trang luôn là chủ đề đặc biệt và thú vị trong phim của Quentin Tarantino. Bằng màu sắc và thiết kế, ông gán cho mỗi nhân vật của mình những đặc trưng riêng biệt; từ đó gửi đi thông điệp ngầm về lựa chọn của họ. Để có thể vừa tái hiện chính xác bức tranh Hollywood những năm tháng chao đảo vừa khắc họa cá tính nhân vật để phục vụ cho mạch phim là thách thức không đơn giản. Cùng NTK Arianne Phillips, Quentin Tarantino quả thật đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
Theo elle.vn
Lựa chọn và đội mũ beret sao cho thật sành điệu?
Hành trình chinh phục đẳng cấp thời trang nam giới là bất tận. Một trong những món đồ đồng hành cùng các quý ông trên con đường tìm đến sự hoàn mỹ trong phong cách thời trang phải kể đến mũ beret.
Mấy ai biết được chiếc mũ beret quen thuộc với hầu hết nam giới hiện đại lại có bề dày lịch sử đáng kinh ngạc. Mặc dù không mang hình thái sang trọng như mũ top hat của giới quý tộc ngày xưa, nhưng sự giản dị, gần gũi và cổ điển của mũ beret mới chính là nét chấm phá nổi bật đối với nam giới. Trải qua bao thăng trầm theo chiều dài thời gian, mũ beret như một vật bất ly thân của đàn ông. Nó hiện diện ở khắp các con phố, công trường, nhà máy và thậm chí còn được lăng xê ở các show diễn thời trang danh tiếng. Trải qua ngần ấy thời gian, chiếc mũ đi vào lịch sử này vẫn giữ được chỗ đứng vững chắc trong giới mộ điệu.
Hình ảnh các quý ông thanh lịch với chiếc mũ beret cùng bộ suit trang trọng hay chỉ thuần túy là một bộ smart-casual cũng làm người đối diện trở về với thời hoàng kim của mũ beret, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Thế giới thời trang vốn dĩ muôn hình vạn trạng, việc chọn lựa một chiếc mũ beret đã khó, đội làm sao cho đúng và hợp mốt lại càng khó hơn. Chính vì thế, qua bài viết sau đây, sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc những cách đội mũ beret sành điệu.
Ảnh: Fashion Beans
Chọn mũ beret như thế nào?
Ảnh: Fashion Beans
TheoBen Dalrymple - giám đốc điều hành tại Lock & Co - cho biết: "Một chiếc mũ beret chất lượng sẽ giữ được hình dạng và kích thước nguyên bản của nó, thậm chí là sau một cơn mưa lớn".
Ông cũng cho biết thêm: "Một chiếc mũ lý tưởng sẽ được làm bằng len chọc tinh tế. Nếu len chọc quá mảnh hoặc quá mỏng, chiếc mũ sẽ không giữ được hình dáng hoặc cấu trúc của nó; quá dày hoặc cứng, chiếc mũ sẽ nhô lên cao hơn là vừa với phom dáng tự nhiên".
Cách đội mũ beret nam
Ảnh: Fashion Beans
"Thông thường, mũ beret được đội ngang trên đỉnh đầu và lệch về phía bên phải, cách chân mày khoảng 1-2 cm", ông Dalrymple chia sẻ. Tuy nhiên, beret là một trong những chiếc mũ linh hoạt hơn về hình thù và kiểu dáng. Một số cách đội mũ beret phổ biến khác như đội nghiêng sang một bên hoặc đội "hờ hững" ở phía sau đầu.
Món đồ mang ý nghĩa thời trang sâu sắc như mũ beret cũng vô cùng đa dạng về màu sắc. Những chiếc mũ màu xanh navy, xám hoặc đen rất quen thuộc với nam giới, giúp họ khoác lên mình ánh hào quang không chói lóa, vừa cổ điển, vừa nhẹ nhàng, thanh lịch. Mũ beret màu trắng có thể được xem là khoản đầu tư hấp dẫn cho phong cách thời trang của bạn, bởi màu trắng rất dễ phối trang phục.
Những món đồ thời trang kết hợp cùng với mũ beret
Ảnh: Fashion Beans
Là chiếc mũ đã gắn liền với hành trình chinh phục thời trang của nam giới trong nhiều thập kỉ qua, beret biến hóa linh hoạt với những trang phục khác nhau. Chu du, ngạo nghễ trên những con phố với streetstyle phóng túng, bạn có thể đội mũ beret với áo hoodie, quần thể thao track pants và giày trainers. Mặc khác, beret cũng phù hợp để phối cùng với trang phục may đo hoặc monochrome một cách tinh tế và sành điệu. Dù trong phong cách nào, trang trọng hay thoải mái, mũ beret luôn là món đồ tạo nên điểm nhấn nhá nổi bật, nâng tầm đẳng cấp cho nam giới.
Theo elleman.vn
Đàn ông mặc váy sẽ không còn bị coi là quái đản trong tương lai gần? Những tưởng váy là món đồ dành riêng cho phái đẹp nhưng thực tế cho thấy ở thời cổ đại cả đàn ông và phụ nữ đều mặc trang phục giống nhau. Váy là trang phục của cả nam và nữ Quần áo không phải lúc nào cũng được tách ra thành trang phục dành cho nam và trang phục dành cho nữ....