Thời trang “mì ăn liền” liệu có phải cơn ác mộng có thật của trái đất?
Thời trang nhanh phổ biến khắp thế giới đáp ứng nhu cầu ăn mặc của nhiều người có hầu bao vừa phải.
Thời trang nhanh là gì?
Thời trang nhanh là một thuật ngữ dùng để mô tả một mô hình kinh doanh có lợi nhuận cao dựa trên việc tái tạo các xu hướng trên sàn catwalk và các thiết kế thời trang cao cấp, đồng thời sản xuất hàng loạt với chi phí thấp.
Sự thành công về mặt tài chính của mô hình thời trang nhanh được cho là nhờ vào quá trình nhanh chóng của nó. Ví dụ, một thương hiệu cao cấp yêu cầu trung bình khoảng sáu tháng để thiết kế và ra mắt một bộ sưu tập mới. Ngược lại, một nhãn hiệu thời trang nhanh chỉ cần ít hơn một tháng để tìm, sao chép và nhân rộng một bộ sưu tập.
Hơn nữa, mạng xã hội đã củng cố mô hình thời trang nhanh. Ngày nay, với các thương hiệu thời trang nhanh có đội quân người theo dõi những người nổi tiếng trên Instagram 24/7, quá trình sao chép diễn ra ngay lập tức.
Khi một thiết kế mới độc đáo xuất hiện trên mạng xã hội, các “trinh sát” của các nhãn thời trang mì ăn liền bắt đầu quá trình ăn cắp. Các thiết kế được thu thập và gửi để phê duyệt. Nếu phong cách được coi là hợp lý về mặt tài chính, quá trình sao chép tái tạo sẽ bắt đầu.
Và cứ thế trong vòng chưa đầy một tháng, hàng triệu bản sao được tạo ra và vận chuyển khắp nơi trên thế giới.
Mặc dù không phải là bất hợp pháp, nhưng mô hình kinh doanh bị coi là phi đạo đức khi sử dụng lao động trẻ em, ủng hộ chế độ nô lệ hiện đại và các hoạt động ảnh hưởng môi trường tạo ra một lượng đáng kể chất thải và ô nhiễm.
Các công ty thời trang nhanh phát triển mạnh nhờ các chu kỳ sao chép, sản xuất, vận chuyển và buôn bán “nhanh chóng chi phí thấp”.
Thời gian quay vòng tiêu chuẩn là sáu tháng, từ sàn catwalk đến người tiêu dùng, được nén xuống chỉ còn vài tuần.
Tuy nhiên, trong khi rất nhanh, mô hình kinh doanh thời trang đi kèm với một thế giới nhiều vấn đề.
1. Các vấn đề về ăn cắp và bản quyền
Ở một khía cạnh nào đó, mạng xã hội đã tiếp thêm sức mạnh cho ngành thời trang nhanh.
Tuy nhiên, trong trường hợp của các thương hiệu thời trang nhanh, mạng xã hội cho phép họ ăn cắp mọi thứ được bán.
Từ những nhà thiết kế cao cấp đến những nhà thiết kế mới nổi, không ai là nằm ngoài phạm vi bị đánh cắp chất xám.
Có thể sao chép, sản xuất và xuất xưởng hàng loạt, những gã khổng lồ thời trang nhanh là những người đầu tiên tung ra thị trường những thiết kế mới nhất, thậm chí còn nhanh hơn những nhà thiết kế bị đánh cắp mẫu.
Video đang HOT
2. Thời trang nhanh còn gây ô nhiễm và lãng phí
Ngoài việc cắt đứt công việc của người khác, thời trang nhanh tạo ra các vấn đề nghiêm trọng về sinh thái và đạo đức.
Một báo cáo gần đây nhấn mạnh rằng hơn 87% thương hiệu thời trang nhanh đang tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và lao động từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.
Hơn nữa, từ tất cả các đại gia thời trang nhanh được điều tra, chỉ có Zara và H&M có chính sách quản lý và tái chế chất thải thích hợp.
Đúng là không phải ai cũng có đủ khả năng để ăn mặc như một người nổi tiếng, với mức giá đắt đỏ trên các sàn diễn của Tuần lễ thời trang London.
Nhưng đó không phải là cái cớ để các công ty thời trang nhanh làm cạn kiệt, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường với hàng triệu bản sao hầu như luôn luôn kết thúc ở các bãi rác.
Mặc dù thân thiện với hầu bao, thời trang nhanh cũng có cái giá phải trả, nhưng ở một nơi khác…
3. Thời trang nhanh “cổ vũ” cho nô lệ và lao động trẻ em?
Sản xuất chi phí thấp không chỉ đòi hỏi nguyên vật liệu rẻ mà còn cần lao động rẻ.
Theo khảo sát của ‘Fashion Checker’, 93% thương hiệu thời trang nhanh không trả lương đủ sống cho công nhân may mặc.
Để giữ cho chi phí sản xuất thấp, các thương hiệu thời trang nhanh đã chuyển sản xuất sang các nước đang phát triển mà trong đó nhiều nơi điều kiện lao động là phi đạo đức, vô nhân đạo trong những gì mà phương tiện truyền thông mô tả như những trường hợp nô lệ thời hiện đại trong thời trang nhanh.
4. Cổ vũ tiếp cho văn hóa xài nhanh, vứt lẹ
Theo một cựu giám đốc thương hiệu Topshop: “Các cô gái nhìn thấy một người nổi tiếng mặc một cái gì đó và muốn nó ngay lập tức”
Để mô hình kinh doanh thời trang nhanh phát triển mạnh, việc tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng được thiết kế để kích hoạt hành vi mua hàng bốc đồng của một người là chìa khóa.
Và để con người luôn phải chạy theo mốt, mô hình kinh doanh thời trang nhanh sử dụng chiến lược lỗi thời có kế hoạch.
Tuy nhiên, ngay khi xu hướng kết thúc, những sản phẩm “chất lượng thấp – giá rẻ” này sẽ bị người tiêu dùng loại bỏ trong một quá trình được gọi là “văn hóa vứt bỏ”.
Theo The Guardian, cứ ba phụ nữ trẻ, phân khúc lớn nhất của người tiêu dùng thời trang nhanh, thì có một phụ nữ coi quần áo mặc một hoặc hai lần là đồ cũ.
Và như thế trái đất lại phải chịu một lượng rác may mặc khổng lồ.
Tôi bán đồ second-hand ở TP.HCM
Tôi là Lê Phương Lam, sinh năm 1995, hiện sống tại TP.HCM. Công việc của tôi là kinh doanh thời trang chuyên về dòng đồ second-hand. Tôi đam mê văn hóa Á Đông nên những món đồ bày bán trong cửa hàng thường hướng theo gu ăn mặc của mình.
Sinh ra ở Đà Lạt, ngay từ cấp 2, tôi đã được trải nghiệm mua đồ second-hand và phát hiện ra những món rất độc. Hiện nay, tôi thường "săn" sản phẩm trong các kiện hàng ở đầu mối quen hay trên trang nước ngoài.
Sau khi lựa chọn kỹ, nhiệm vụ tiếp theo của tôi là đến cửa hàng giặt hấp để làm sạch sản phẩm. Nếu chịu khó "săn" đồ second-hand ở các đầu mối, bạn có thể tìm được món hàng mới của nhiều thương hiệu quốc tế.
Bắt đầu bán đồ second-hand từ năm 2015 với hình thức online, đến năm 2018, tôi có cửa hàng. Nhiều người luôn suy nghĩ quần áo second-hand là đồ cũ, không mang tính thời trang. Do đó, tôi muốn mình có thể phần nào định nghĩa lại điều này.
Kiểu ăn mặc mang hơi hướm Á Đông thường có sự cầu kỳ về màu sắc hay họa tiết. Tôi phải suy nghĩ làm sao để khách hàng có thể mặc đồ của cửa hàng mà vẫn thể hiện được chất cá nhân, bằng cách kinh doanh thêm phụ kiện.
Kinh doanh hàng second-hand có những khó khăn nhất định. Tôi bị thu hút bởi kiểu dáng trang phục trước, sau đó đến chất liệu và tình trạng hàng. Mong muốn đem đến cho khách hàng chất lượng tốt dù đã qua sử dụng, tôi thường khó tính trong việc lựa chọn.
Tôi kiêm luôn công việc trả lời tin nhắn khách hàng vì sẽ biết cách lựa chọn trang phục phù hợp hay đưa ra gợi ý cho từng người. Giá của sản phẩm thường dao động 200.000-500.000 đồng.
Tôi và bạn làm chung phải ủi phẳng trang phục trước khi treo lên kệ. Bởi hàng second-hand không được chăm chút kỹ lưỡng sẽ bị giảm giá trị và khiến người mua có sự đánh giá chưa đúng về món hàng đã qua sử dụng.
Hoàn tất khâu nhập và chuẩn bị hàng cho mỗi ngày, công việc tiếp theo chính là kiểm tra tin nhắn về tình trạng hàng hóa, đóng gói đơn hàng. Việc kinh doanh mang đến cho tôi thu nhập đủ để trang trải cho nhu cầu cá nhân.
Khâu chụp ảnh sản phẩm rất quan trọng nên tôi thường phối đồ theo gu ăn mặc của mình. Buổi chụp thường mất khoảng 2 tiếng với nhiều set đồ khác nhau. Mỗi tuần, chúng tôi sản xuất 2-3 bộ ảnh cho các sản phẩm mới.
Gu ăn mặc của bạn quyết định hướng đi cho một thương hiệu. Giữa những cửa hàng bán đồ vintage, phong cách Á Đông giúp tôi tạo sự khác biệt và khoanh vùng được đối tượng khách hàng cho mình.
Tôi không cảm thấy tự ti khi mặc đồ second-hand. Nhiều món đồ cũ đến từ các thương hiệu nổi tiếng hay có họa tiết độc lạ khiến tôi thoả sức thể hiện khả năng phối đồ của mình.
16h là khoảng thời gian đông khách ở cửa hàng. Họ thường lên trước danh sách cần mua món đồ nào để tránh bị hoa mắt với các loại trang phục họa tiết, màu sắc được trưng bày trên kệ.
Tôi thường tư vấn cho người mua tìm được sản phẩm phù hợp và kết hợp theo tính cách của họ. Không chỉ là bán hàng, người kinh doanh đồ vintage còn được xem như stylist định hướng phong cách cho khách.
Ở thời điểm hiện tại khi thời trang bền vững lên ngôi và việc bảo vệ môi trường được ưu tiên hàng đầu, sử dụng quần áo second-hand là điều hợp lý. Giá đồ second-hand rẻ hơn so với hàng mới, vừa đáp ứng bài toán kinh tế, vừa mang tính thời trang.
Không dừng lại ở một nhóm khách hàng nhỏ, tôi đang tính toán mở rộng quy mô shop để đem đồ second-hand đến gần hơn với các tín đồ thời trang.
Thời trang chậm: Câu trả lời cho môi trường đang bị hủy hoại Thời trang chậm là một xu hướng đang dần phát triển và đối lập với thời trang nhanh và là câu trả lời cho các vấn đề về môi trường cũng như đạo đức mà thời trang nhanh tạo ra. Thời trang chậm là gì? Thời trang chậm là một "phong trào toàn cầu" ủng hộ việc sản xuất và tiêu dùng thời...