Thời trang Hàn Quốc: Bản sắc trên sàn diễn toàn cầu
Bên cạnh các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và công nghệ làm đẹp đang rất thành công, Hàn Quốc muốn đưa ngành công nghiệp thời trang lên một tầm cao mới.
Người mẫu trình diễn tại Tuần lễ thời trang Seoul 2022. (Ảnh: CNN)
Chính quyền thành phố Seoul mong muốn có một tuần lễ thời trang “quan trọng thứ năm trên thế giới” sau “Big Four” – bốn tuần lễ thời trang New York, London, Milan và Paris.
Điểm nhấn sáng tạo
Tuần lễ thời trang Seoul 2022 diễn ra từ 18-23/3 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, giới thiệu 35 bộ sưu tập Thu Đông mới với những tác phẩm táo bạo, cá tính của thế hệ thiết kế thời trang tiếp theo của xứ Kim chi.
Do Covid-19, phần lớn các thương hiệu trình chiếu qua màn hình. Một số thậm chí còn thu hút người xem hơn cả các chương trình trình diễn thực tế.
Seokwoon Yoon, người có bộ sưu tập mới với chủ đề “Các loài tương lai, robot trí tuệ nhân tạo và sinh vật ngoài Trái đất” đã chọn Trung tâm Điện ảnh Busan có kiến trúc nổi bật làm bối cảnh. Những người mẫu mặc quần áo đầy màu sắc và áo khoác ngoài phồng to nổi bật giữa nền màu xám của tòa nhà. Yoon nói rằng mặc dù anh nhớ các buổi trình diễn thực tế, nhưng định dạng này cho phép anh dễ dàng chỉnh sửa một số chi tiết quần áo nhất định.
Sàn diễn của hãng thời trang mới nổi Comspace Not Enof Words xuất hiện dưới dạng một video âm nhạc theo phong cách hoài cổ với vũ đạo tràn đầy năng lượng. Còn buổi trình diễn của hãng Hanacha Studio mở đầu bằng một bản nhạc piano nhẹ nhàng và ánh sáng đầy tâm trạng, khiến bộ sưu tập tập trung vào nghệ thuật và sự trừu tượng.
Video đang HOT
Độc đáo hay… biến mất
Hyejeong Cho, Giám đốc phụ trách Tuần lễ thời trang Seoul cho biết, mối quan tâm đến thời trang Hàn Quốc trên thế giới đang tăng lên và chính quyền thành phố Seoul đang “tích cực hỗ trợ các nhà thiết kế và thương hiệu hàng đầu của Hàn Quốc thâm nhập thị trường châu Âu”.
Lần đầu tiên, bốn hãng thiết kế thời trang Hàn Quốc được chọn tham dự Tuần lễ thời trang Paris, vào thời điểm mà những người mua quan trọng nhất thế giới và các biên tập viên tạp chí thời trang có ảnh hưởng đều đổ đến kinh đô thời trang nước Pháp.
Tại buổi trình diễn trước cung điện Brongniart lịch sử ở Paris, thương hiệu thời trang Doucan uyển chuyển phối hợp các màu đỏ, xanh và trắng của quốc kỳ Hàn Quốc thành các trang phục tôn vinh vẻ đẹp của Seoul. Giám đốc sáng tạo của hãng cho biết: “Seoul là thành phố về đêm. Tôi muốn thể hiện năng lượng năng động tuyệt vời ấy thông qua bộ sưu tập này”.
Eenk, một thương hiệu khác, đã giới thiệu một bộ sưu tập dựa trên xu hướng thời trang những năm 1980 với các trang phục mang vẻ đẹp cổ điển, gợi lên sự quyến rũ và quyền lực. Nhà thiết kế Hyemee Lee của Eenk cho biết: “Bản sắc của thương hiệu này là tìm kiếm sự cân bằng giữa cổ điển, quen thuộc với sự hiện đại và mới lạ”.
Hãng thiết kế Painters thì đưa ra nhiều thử nghiệm sáng tạo hơn. Người sáng lập Won Jeon cho biết, các nhà thiết kế trẻ của hãng theo đuổi các xu hướng mới trong thời trang may sẵn.
Tập trung vào phân khúc cao cấp, hãng đưa vào trong bộ sưu tập mới của mình cả những tác phẩm điêu khắc, thủ công. Một ví dụ về kiểu trang phục này là chiếc váy thêu tay khổng lồ làm bằng vải màu đen, được người mẫu mặc và trình diễn trong chiếc khung thép. Won giải thích các ý tưởng khác lạ xuất hiện trong chương trình của họ cho thấy “các nhà thiết kế trẻ có thể làm được nhiều hơn thế”.
“Tôi muốn đưa văn hóa riêng vào bộ sưu tập của mình. Nó phải đại diện cho nơi tôi sống và những gì tôi đang làm”, ông nói.
Trong khi đó, bộ sưu tập Thu Đông 2022 thanh tao của Mina Chung bao hàm các khái niệm nghệ thuật Đông Á về “ánh sáng và bóng râm” với việc sử dụng chất liệu mềm, có hoa văn tương phản, thiết kế và màu sắc nổi bật. Ví dụ, người ta có thể thấy một người mẫu khoác lên mình trang phục kết hợp nhiều loại vải khác nhau, lấy cảm hứng từ tranh phong cảnh Trung Quốc cổ đại.
Cô Chung cho biết các nhà thiết kế trẻ của Hàn Quốc đang tìm kiếm những bản sắc khiến họ trở nên độc đáo trong giai đoạn K-fashion đang thu hút sự quan tâm cao. “Nếu các nhà thiết kế Hàn Quốc không cố gắng hơn nữa, thì tiếng tăm ít ỏi mà chúng tôi có được sẽ biến mất rất sớm và toàn bộ ngành công nghiệp này sẽ tụt lùi. Chúng tôi cần làm việc tích cực hơn để có thêm nhiều thiết kế mang bản sắc Hàn Quốc và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế”.
Ngành công nghiệp thời trang quốc tế hiện chỉ công nhận bốn tuần lễ thời trang uy tín nhất gọi là “Big Four”. Bốn “ông lớn” bao gồm Tuần lễ thời trang New York, London, Milan và Paris.
Ngoài các buổi trình diễn, tuần lễ thời trang còn quy tụ hàng chục đến cả trăm sự kiện bên lề như từ thiện, dạ tiệc, trưng bày phụ kiện…
Công nghệ AI gây tranh cãi trong lĩnh vực âm nhạc
Công nghệ AI đang lan rộng trong lĩnh vực sản xuất và trình diễn âm nhạc. Tuy nhiên, sự phát triển của AI gây nên nhiều tranh cãi.
Ngày 26/7, tờ Herald Corp đưa tin ca khúc được phát trong chương trình truyền hình Steel Troops đã làm dấy lên tranh cãi tại Hàn Quốc. Cụ thể, bài hát này là sản phẩm của phần mềm trí tuệ nhân tạo AISM.
Việc sử dụng công nghệ AI cho hoạt động sáng tạo đang trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực âm nhạc.
Phần mềm trí tuệ nhân tạo được sử dụng để sản xuất âm nhạc từ năm 2010, khi nhà soạn nhạc ảo Emily Howell - sản phẩm của giáo sư David Cope tại Đại học California - cho ra mắt bài hát theo phong cách của Beethoven và Mozart.
Sau đó, vào năm 2016, Flow Machine - phần mềm sáng tác âm nhạc sử dụng công nghệ AI của Sony - đã phát hành loạt ca khúc tái hiện phong cách của những ca sĩ như The Beatles và Duke Ellington.
Nhà soạn nhạc AI đầu tiên của Hàn Quốc là EvoM. Lần đầu xuất hiện năm 2016, EvoM - viết tắt của "Âm nhạc tiến hóa" (Evolutionary Music) - được phát triển bởi giáo sư Ahn Chang Wook. Để sáng tác nhạc, phần mềm AI nghiên cứu bố cục bài hát thông thường, thu thập cơ sở dữ liệu về các ca khúc đã được sản xuất và sắp xếp nốt nhạc một cách ngẫu nhiên. AI có thể sáng tác ca khúc mới trong vòng 10 giây.
Thực tế, bài hát do AI viết từng được ca sĩ là người thật thể hiện. Vào năm 2020, Ha Yeon - em gái của nữ ca sĩ Tae Yeon (SNSD) - đã phát hành ca khúc do phần mềm AI Aimy Moon sáng tác. Cô là ca sĩ đầu tiên có bài hát ra mắt được sản xuất bởi AI.
Aimy Moon là nhà soạn nhạc ảo do Enter Arts phát triển. Aimy Moon từng tham gia viết nhạc cho Eternity - nhóm nhạc nữ ảo được hình thành nhờ công nghệ Deep Real AI của Pulse Nine. Vào tháng 3, Eternity chính thức ra mắt khán giả với MV Im Real . Hiện MV của nhóm đã thu hút hơn 700.000 lượt xem.
Nhóm nhạc nữ Eternity có toàn bộ thành viên là ca sĩ ảo.
Nhà soạn nhạc AI Aimy Moon từng sáng tác ca khúc cho em gái nữ ca sĩ Tae Yeon (SNSD).
Tuy nhiên, một trong những vấn đề được khán giả quan tâm nhất khi AI sáng tác nhạc là bản quyền. Quá trình sản xuất bài hát của AI cần có sự tham gia của nhà sản xuất, người dùng và người nắm giữ bản quyền dữ liệu mà AI sử dụng để học tập. Các chuyên gia nhận định sẽ khó để bảo vệ bản quyền cho sản phẩm của những nhà soạn nhạc ảo.
Ngoài ra, khán giả Hàn Quốc tỏ ra không thoải mái trước việc sử dụng AI để tạo nên người ảo. Herald Corp trích dẫn bình luận của một cư dân mạng: "Ca sĩ trong nhóm nhạc ảo trông thật đáng sợ". Đã có nhiều khán giả lên tiếng phản đối việc sử dụng nhà soạn nhạc và ca sĩ ảo trong sản xuất âm nhạc.
Renault Samsung và Lynk & Co hợp tác sản xuất ô tô "xanh" Công ty sản xuất ô tô Renault Samsung Motors Corp. cho biết sẽ hợp tác với doanh nghiệp Lynk & Co. để phát triển ô tô thân thiện với môi trường tại thị trường Hàn Quốc. Nhà máy của Renault Samsung ở Hàn Quốc. Ảnh: https://www.renaultgroup.com/ Renault Samsung là chi nhánh tại Hàn Quốc của nhà sản xuất ô tô Renault S.A. (Pháp)....