Thời tiết khắc nghiệt thử thách khả năng ứng phó biến đổi khí hậu của Trung Quốc
Sự thay đổi đột ngột giữa nắng nóng kỷ lục và lượng mưa lớn đang thử thách khả năng của Trung Quốc trong việc đối phó với các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Bắc Kinh đã ban hành cảnh báo nắng nóng màu cam. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), giới chức đã nhiều lần cảnh báo Trung Quốc là quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu, do dân số đông và nguồn cung nước phân bổ không đồng đều, ngay cả khi cơ sở hạ tầng phát triển và các chính sách tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của đất nước được triển khai.
Trung Quốc đã ghi nhận số ngày nắng nóng nhiều nhất trong 6 thập kỷ qua. Từ tháng 1 đến tháng 6, nước này đã ghi nhận 4,1 ngày có nhiệt độ cao hơn mức 35,5 độ C. Đây là con số cao nhất cùng thời điểm kể từ khi có các ghi chép khí tượng năm 1961 và nhiều hơn mức trung bình hàng năm 2,2 ngày. Nhiệt độ ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa vào tháng 7 và tháng 8.
Người phụ nữ che nắng bằng mũ, khẩu trang và ô, giữa cảnh báo về một đợt nắng nóng ở Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 4/7. Ảnh: Reuters
Cho đến nay, miền Bắc Trung Quốc đã phải hứng chịu hậu quả của những đợt nắng nóng khắc nghiệt. Trong tháng 6, Bắc Kinh ghi nhận 13,2 ngày có nhiệt độ cao ít nhất 35 độ C, số ngày siêu nóng cao nhất trong tháng kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi chép vào năm 1961. Thủ đô của Trung Quốc cũng đã chứng kiến nhiệt độ tăng lên 40 độ C trong nhiều ngày liên tiếp.
Giới chuyên gia lo ngại đợt hạn hán tương tự năm 2022 sẽ lặp lại trong năm nay. Năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 60 năm. Vào giai đoạn đỉnh điểm, đợt hạn hán đã ảnh hưởng đến 6,09 triệu ha cây trồng với thiệt hại kinh tế lên tới hàng tỷ nhân dân tệ.
Trong khi đó, lượng mưa ở tỉnh Vân Nam đã giảm mạnh 55% trong năm tháng đầu năm nay. Truyền thông quốc gia cho biết 3 triệu ha đất nông nghiệp đang chịu hạn hán.
Hệ thống lưới điện quá tải
Video đang HOT
Nhân viên bảo vệ phun nước làm mát một công trường xây dựng. Ảnh; Reuters
Các đợt nắng nóng đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện ở các hộ gia đình, trung tâm thương mại và văn phòng, gây áp lực lên nguồn cung điện và thậm chí gây mất điện. Tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã lần đầu diễn tập khẩn cấp để đối phó với tình trạng mất điện quy mô lớn ở miền Đông đất nước.
Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa khi nhu cầu điện vượt quá nguồn cung, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện gia đình và phi công nghiệp. Khi sản lượng thủy điện giảm mạnh do hạn hán, vào tháng 2, tỉnh Vân Nam đã yêu cầu cắt giảm 14% sản lượng nhôm thu được từ quá trình điện phân sử dụng nhiều năng lượng. Hồi tháng 8 năm ngoái, tỉnh Tứ Xuyên, khu vực phụ thuộc lớn vào thủy điện, cũng buộc phải cắt điện trong 11 ngày đối với hầu hết người sử dụng công nghiệp.
Để hỗ trợ nhu cầu sử dụng điện trong thời gian cao điểm và giảm bớt phụ thuộc vào thủy điện, Trung Quốc đã đẩy nhanh phê duyệt các mỏ than và nhà máy nhiệt điện than mới. Tuy nhiên, điều này có thể khiến Bắc Kinh khó đạt được các mục tiêu giảm phát thải carbon.
Năm ngoái, Trung Quốc đã phê duyệt công suất khai thác than mới vào khoảng 260 triệu tấn, đồng thời mở lại nhiều mỏ than bị bỏ hoang. Chính quyền các địa phương cũng phê duyệt công suất điện than mới ít nhất 20,45 gigawatt trong quý 1/2023, nhiều hơn cả năm 2021.
Mưa lớn gây lũ lụt
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi khu vực ngập lụt tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 4/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Đầu năm nay, trận mưa tồi tệ nhất trong một thập kỷ đã trút xuống những cánh đồng lúa mì ở các tỉnh miền Trung ở Trung Quốc, ngay trước mùa thu hoạch. Các trận mưa khiến hạt nảy mầm sớm và 15%. Các nhà phân tích dự báo Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 10 triệu tấn lúa mì trong năm nay, mức cao nhất từ trước đến nay.
Lũ lụt cũng đe dọa sản lượng trồng lúa. Tỉnh Hồ Nam, nơi chiếm khoảng 13% sản lượng gạo của Trung Quốc, đã hứng chịu những trận mưa liên tiếp kể từ cuối tháng 6. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo lượng mưa lớn có thể cuốn trôi phấn hoa và phá hoại mùa màng.
Vào năm 2021, thành phố Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, đã hứng chịu trận mưa “nghìn năm có một” – với lượng mưa trong 3 ngày bằng lượng mưa cả năm. Mưa lũ đã nhấn chìm các khu dân cư, gây ngập úng các đường hầm tàu điện ngầm. Từ đầu năm đến nay, trận mưa lớn nhất đã được ghi nhận tại Bắc Hải, tây nam tỉnh Quảng Tây, đạt 614,7mm chỉ trong 24 giờ.
Hồi năm 1975, Trung Quốc từng ghi nhận lượng mưa lớn kỷ lục tại thành phố Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam, với 1.060,3 mm chỉ trong 24 giờ.
Giải pháp
Cửa hàng bán quạt, ô, mũ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Năm 2015, Trung Quốc đã khởi động dự án thí điểm “thành phố bọt biển” giúp giảm tình trạng ngập úng và ngăn lũ lụt. Các phát minh như nhựa đường và vỉa hè thấm nước cũng là một trong những giải pháp công nghệ tiềm năng của nước này. Tuy nhiên, trận lũ lụt ở Trịnh Châu đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các hệ thống này khi chúng bị đẩy quá giới hạn.
Vào tháng 5, giới chức đã công bố kế hoạch xây dựng mạng lưới quốc gia gồm các kênh đào, hồ chứa và cơ sở lưu trữ mới để tăng cường kiểm soát nguồn nước, giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng các giải pháp này sẽ rất tốn kém và gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, điều đó có thể gây gián đoạn nguồn cung cho các khu vực ở phía nam và sau đó, đòi hỏi xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng hơn.
Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt nắng nóng kỷ lục
Nhiệt độ kỷ lục lên tới 45C đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia bao gồm Bangladesh, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc.
Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước ở một số khu vực. Ảnh: Reuters
Các khu vực của châu Á đã bị ảnh hưởng bởi nắng nóng gay gắt trong những tuần gần đây. Một liên minh quốc tế gồm các nhà khoa học cho biết đây là sự kiện "200 năm mới có một lần" và "hầu như không thể xảy ra" nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Nhiệt độ kỷ lục lên tới 45C đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia bao gồm Bangladesh, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc.
Với Indonesia, theo hãng tin Reuters, nước này đang gồng mình chống cháy rừng, mất mùa do mùa khô khắc nghiệt.
Dwikorita Karnawati, người đứng đầu BMKG, cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý của Indonesia cho biết, tác động của kiểu thời tiết El Nino đang đe dọa mùa màng và làm tăng nguy cơ cháy rừng.
"Nhìn vào dữ liệu chúng tôi có, El Nino bắt đầu vào tháng 6 và sẽ ảnh hưởng đến hầu hết cả nước và trở nên tồi tệ hơn cho đến tháng 9", bà Karnawati cảnh báo.
Theo bà Karnawati, El Nino sẽ gây ra hạn hán nghiêm trọng trên các đảo chính của Indonesia, với một số đảo khả năng không có mưa hoặc chỉ có 30% lượng mưa thông thường.
Bà Dwikorita lưu ý: "Điều này sẽ làm giảm lượng nước ngầm, tác động đến nông nghiệp và tưới tiêu, mất mùa cũng như cháy rừng", đồng thời kêu gọi các bên liên quan chuẩn bị để giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ điều chỉnh thời tiết.
Theo Ngân hàng Thế giới, Indonesia đã trải qua các vụ cháy rừng tàn khốc vào năm 2019, bao phủ cả nước và khu vực bằng khói mù, gây thiệt hại kinh tế khoảng 5,2 tỷ USD ở 8 tỉnh bị ảnh hưởng.
Tại Malaysia, quốc gia đang phải đối phó với đợt nắng nóng trong những tháng gần đây, được dự báo sẽ trải qua các hiện tượng El Nino từ tháng 6 trở đi, Nik Nazmi Nik Ahmad, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi khí hậu nước này lưu ý.
Malaysia là nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới. Ủy ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) cho biết vào cuối tháng trước, sản lượng dầu cọ thô của quốc gia này có thể giảm từ 1 đến 3 triệu tấn vào năm tới do El Nino.
Việt Nam, nhà sản xuất thủy điện lớn thứ 9 toàn cầu, hiện đang phải đối mặt với một đợt nắng nóng kéo dài và đã chứng kiến sản lượng giảm 10,5% trong quý đầu năm nay so với năm trước.
Theo các nhà phân tích, những dấu hiệu ban đầu của thời tiết nóng và khô do El Nino gây ra đang đe dọa các nhà sản xuất lương thực trên khắp châu Á, với sản lượng dầu cọ và gạo có thể bị ảnh hưởng ở Indonesia và Malaysia - nơi cung cấp 80% dầu cọ của thế giới - và Thái Lan.
Cuộc sống ở thành phố nóng như lò nung của Trung Quốc Những ngày này, trong các con hẻm ở thành phố Trùng Khánh, âm thanh tiếng quạt điện của cục nóng và tiếng nước nhỏ giọt từ điều hoà không khí phát ra liên tục. Nhiệt độ cao làm nóng chảy đế giày của phóng viên Straits Times. Ảnh: ST Nắng nóng gay gắt tại Trùng Khánh, Trung Quốc, nơi nhiệt độ đạt mức...