Thói quen rửa rau nhiều người tưởng sạch lại làm rau bẩn hơn, thậm chí mất chất dinh dưỡng
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả đang là vấn đề nhức nhối, và là nỗi lo với mỗi người tiêu dùng bởi tác động về lâu về dài với cơ thể mà những loại thuốc bảo vệ thực vật này mang lại.
Theo ông Lưu Thiếu Vĩ, Phó Giám đốc kiêm Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm từ Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ cho biết:
“Nhiều người đã quen với việc ngâm rau một thời gian sau khi rửa để loại bỏ thuốc trừ sâu còn sót lại, để đạt hiệu quả tốt hơn có người kéo dài thời gian ngâm lên 3-4 tiếng, thậm chí qua đêm. Nhưng bạn có biết rằng, hành vi tưởng chừng như sạch sẽ này không chỉ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong rau, thậm chí có thể khiến rau ngâm “bẩn” hơn”.
Thời gian ngâm càng lâu càng tốt?
Theo tính chất hòa tan, thuốc trừ sâu có thể được chia thành hai loại: tan trong nước và tan trong chất béo. Thuốc trừ sâu tan trong nước chủ yếu bao gồm trichlorfon, ethephon, dimethicone… Hầu hết thuốc trừ sâu tan trong chất béo là thuốc trừ sâu phospho hữu cơ chẳng hạn như dimethoate và omethoate.
Hiện nay, hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cho rau quả là thuốc trừ sâu tan trong chất béo, điều này là do khả năng thẩm thấu của thuốc trừ sâu hòa tan trong chất béo lớn hơn nhiều so với thuốc trừ sâu hòa tan trong nước và hiệu quả kiểm soát của nó tốt hơn nhiều so với trong nước. Nhưng đồng thời, hiện tượng này cũng làm cho dư lượng thuốc trừ sâu tan trong chất béo bám trên bề mặt rau quả cao hơn nhiều so với thuốc trừ sâu dạng tan trong nước.
Phương pháp truyền thống ngâm trong nước chỉ có thể loại bỏ thuốc trừ sâu hòa tan trong nước trên bề mặt của trái cây và rau quả, nhưng không thể loại bỏ chất còn lại chính – thuốc trừ sâu hòa tan trong chất béo. Và trong quá trình ngâm, thuốc trừ sâu trong nước sẽ hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch nước với nồng độ nhất định, nếu thời gian ngâm quá lâu thì rất có thể thuốc trừ sâu trong nước sẽ bị hoa quả hấp phụ trở lại.
Ngoài ra, nếu thời gian ngâm quá lâu, nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như vitamin C, vitamin B, canxi, magie, sắt, kẽm… trong rau sẽ bị hòa tan trong nước dẫn đến mất chất dinh dưỡng.
Vì vậy, phương pháp ngâm rau quả bằng nước sạch lâu là không khoa học, không những không làm loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà còn có thể khiến rau quả tái hấp thụ lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mất chất dinh dưỡng.
Làm thế nào để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một cách chính xác?
Video đang HOT
Vậy phương pháp ngâm rửa truyền thống không khả thi thì làm sao loại bỏ được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một cách chính xác?
1. Chần: Sau khi rửa rau, chần trong vòng 1-1,5 phút là cách làm tương đối hiệu quả, đồng thời không làm mất quá nhiều chất dinh dưỡng của rau. Lấy bắp cải làm ví dụ, rửa bằng nước sạch chỉ có thể loại bỏ 30% hàm lượng methamidophos còn sót lại, trong khi chần trong 1 phút có thể loại bỏ hơn 90%.
2. Gọt vỏ: Đối với một số loại trái cây không thể chần và các loại rau có vỏ dày hơn (như dưa chuột, củ cải…), có thể loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu bằng cách gọt vỏ. Thuốc trừ sâu thông thường chỉ còn lại trên bề mặt trái cây, và tỷ lệ loại bỏ thuốc trừ sâu bằng phương pháp gọt vỏ có thể đạt hơn 90%.
3. Xả bằng nước kiềm yếu: Nước có tính kiềm yếu có nghĩa là giá trị pH của nước nằm trong khoảng 7,3-7,4, bằng giá trị pH của môi trường cơ thể khi cơ thể con người ở trạng thái khỏe mạnh. Loại nước kiềm yếu thông dụng trong nhà bếp chủ yếu bao gồm nước vo gạo, nước muối nở (hay còn gọi là sodium bicarbonate NaHCO₃, thường được gọi là baking soda).
Hầu hết các loại thuốc trừ sâu đều dễ bị phân hủy trong điều kiện kiềm, do đó sử dụng loại nước kiềm yếu này để rửa rau quả có tỷ lệ loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn một chút so với nước thông thường.
4. Rửa bằng vòi nước: Rửa rau quả bằng vòi nước thay vì ngâm lâu không những có thể làm tăng tỷ lệ loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu mà còn không làm mất nhiều chất dinh dưỡng.
Đồng thời, nên rửa sạch rau trước khi cắt để đảm bảo độ nguyên vẹn của rau, không chỉ ngăn chặn thuốc trừ sâu hòa tan trong nước ngấm vào rau qua bề mặt cắt của rau mà còn ngăn ngừa hiệu quả các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
5. Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng: rửa bằng nước có thể loại bỏ hầu hết dư lượng thuốc trừ sâu tan trong nước, nhưng đối với dư lượng thuốc trừ sâu tan trong chất béo, chúng ta cần sử dụng chất tẩy rửa. Khi rửa rau quả, cho 1-2 giọt chất tẩy rửa ăn được vào nước ngâm và ngâm 3-5 phút, sau đó rửa lại với nước 1-2 lần để loại bỏ hầu hết dư lượng thuốc trừ sâu tan trong chất béo.
Làm thế nào để chọn rau ít dư lượng?
1. Chọn những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Trên thực tế rau quả tại các siêu thị lớn, chợ nông sản, siêu thị trái cây sẽ trải qua quá trình kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nghiêm ngặt hơn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của nó sẽ thấp hơn và ổn định hơn so với những nơi không rõ nguồn gốc.
2. Nhìn bề ngoài
Người tiêu dùng khi mua rau quả có thể chọn những loại rau quả có độ chín vừa phải, màu sắc và hình thức bình thường, không úng hỏng cũng không có màu sắc quá bắt mắt.
3. Có mùi bất thường
Trước khi mua bạn có thể ngửi thử, nếu thấy rau có mùi bất thường và hơi hăng thì không nên mua, nguyên nhân có thể là do tồn dư một lượng lớn thuốc trừ sâu gây mùi hăng. Đối với các loại thực phẩm như giá đỗ, nấm, … nếu có màu trắng đục, có mùi hắc thì rất có thể đã được tẩy trắng qua quá trình xông khói sulfur dioxide.
"Thêm thứ này vào rửa bắp cải hết sạch hóa chất"? Cảnh báo mẹo rửa rau tưởng tốt hóa hại
Khi rửa rau nói chung, rau bắp cải nói riêng nhiều người thường sử dụng baking soda hoặc nước muối pha loãng, các chuyên gia cho rằng việc làm này không có tác dụng loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật.
Rau bắp cải được bày bán và sử dụng quanh năm, đây là loại rau có nhiều vitamin và chất xơ, trong đó hàm lượng vitamin K có nhiều nhất. Đặc điểm của bắp cải là rau cuốn nên rất nhiều người lo ngại quá trình phát triển sẽ bị tồn dư thuốc trừ sâu ở phía trong và gây hại cho sức khỏe. Để xử lý vấn đề này trên mạng xã hội xuất hiện những hướng dẫn, giúp loại bỏ hóa chất nếu có trong rau bắp cải.
Theo hướng dẫn trên mạng, nếu chỉ rửa rau bằng nước thì chưa đủ, thậm chí còn độc thêm, trước khi rửa cần cho thêm baking soda hòa với nước, rồi mới cho rau vào rửa. Baking soda có tác dụng loại bỏ được hóa chất tồn dư trong bắp cải nếu có.
Những hướng dẫn phi lý về cách rửa rau loại bỏ hóa chất trong rau bắp cải trên mạng.
Ngoài cách trên, một số người cũng tư vấn, trước khi chế biến người dân cần thái bắp cải ra, sau đó rửa qua nước sạch để loại bỏ tạp chất. Bước tiếp theo là hòa nước muối loãng ngâm rau, vì nước muối có tính khử khuẩn, rau đã thái nhỏ thì tồn dư hóa chất trong đó sẽ bị thôi ra.
Trước những chia sẻ trên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho rằng, rau bắp cải ngâm baking soda hay ngâm nước muối đều không có tác dụng làm hết được tồn dư hóa chất (nếu có).
Baking soda thực chất là muối natri carbonat, chất này thường được sử dụng để làm vệ sinh vì có tương tác bề mặt. Đối với việc làm sạch rau, củ, quả,... hiệu quả hiện chưa được chứng minh, người dùng nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Ông Thịnh cho biết, bắp cải nói riêng và các loại rau khác nói chung, nếu hóa chất ngấm sâu vào vào trong tế bào của thực vật thì việc rửa không loại bỏ được các chất này, khi ăn vào sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Việc ngâm rửa rau với muối hay baking soda không loại bỏ được hóa chất trong rau.
Với những thuốc bảo vệ thực vật bám trên bề mặt của rau, mọi người khi mua cần chú ý tới cảm quan, nếu thấy có mùi lạ thì không nên chọn. Khi sơ chế, tốt nhất nên rửa sạch và kỹ nhiều lần với nước, có thể ngâm rau trong nước trước khi chế biến.
"Điều quan trọng nhất đó chính là lương tâm của người sản xuất rau. Nếu rau phun thuốc nhưng thu hái đúng ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì thuốc sẽ có thời gian phân hủy hết và không gây hại với sức khỏe. Ngược lại, nếu vừa phun thuốc mà đã thu hoạch mang đi bán thì rất nguy hiểm, người tiêu dùng cũng rất khó để nhận biết", PGS Thịnh chia sẻ.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, việc ngâm rau nước muối, ngâm baking soda hay bất kể chất gì đó để làm thôi nhiễm tồn dư hóa chất có trong rau là không đúng. Hiện không có nghiên cứu chính thống nào chứng minh điều này.
Việc thái nhỏ rau trước khi ngâm rửa cũng là một sai lầm làm mất vitamin.
Bác sĩ Từ Ngữ cho biết, để có thể hạn chế và loại bỏ được tồn dư hóa chất nếu có, người dân nên rửa bằng nước sạch, ngâm trong nước sạch (không cho thêm bất kể chất gì) khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu.
"Việc thái nhỏ bắp cải sau đó ngâm rửa với mong muốn loại bỏ hóa chất là một sai lầm. Vì khi thái nhỏ, rồi lại ngâm với nước thì các vitamin có trong rau cũng sẽ mất đi. Đó là chưa kể, khi ngâm muối hay các chất khác sẽ bị ngấm ngược vào rau. Mọi người nên tách riêng các lá bắp cải ra rồi ngâm, rửa cả lá, không nên thái nhỏ ra rồi mới rửa", bác sĩ Từ Ngữ cho hay.
Để rau sạch hóa chất, ngâm nước muối hay rửa dưới vòi nước đều "lạc hậu", cách này mới đúng Nhiều người nghĩ rằng rửa rau thật kỹ dưới vòi nước chảy hay ngâm nước muối là đủ sạch, loại hết hóa chất, thực tế lại lại rất khác. Hiện nay, để làm sạch rau trước khi nấu, thói quen của nhiều người Việt là nhặt rửa rồi ngâm rau trong dung dịch nước muối pha loãng nhằm loại bỏ các vi khuẩn,...