Thói quen khó hiểu của chị em: Đam mê coi live stream đủ thứ trên đời
Theo Thanh niên, mới đây, thông tin một kho hàng giả, nhái nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Hermès, LV, Chanel,…tại xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định bị triệt phá đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Được biết, kho hàng này rộng tới 500m2, và tại thời điểm bị bắt giữ, ở đây có đến khoảng 30.000 sản phẩm chủ yếu là túi xách, tổng giá trị ước tính khoảng 6 tỷ đồng.
Để có thể di dời được hết số hàng hóa tập kết tại kho này, lực lượng chức năng đã phải dùng đến 10 xe ô tô 3,5 tấn. Vì vậy, nhiều người không khỏi tò mò, với số lượng hàng lớn như thế thì cơ sở này kinh doanh theo phương thức như thế nào?
Kho hàng rộng 500m2, ước tính giá trị lên đến 6 tỷ đồng (Ảnh: Tuổi trẻ)
Lực lượng quản lý thị trường cho biết, các đối tượng chủ yếu sử dụng mạng xã hội để buôn bán qua hình thức livestream. Khi có khách đặt mua, nhóm sẽ vận chuyển hàng hóa bằng dịch vụ chuyển phát.
Cơ sở này đã lập ra hàng chục tài khoản khác nhau như: Kho T.X – Hàng Q.C, The Q. – Chuyên túi VIP, T.A. (The Q.), The Q. – Đ.D. – Sỉ lẻ túi xách, D.V. (Boss The Q.),… Hòng né tránh cơ quan chức năng, chúng không sử dụng cùng lúc nhiều tài khoản này, mà luân phiên nhau.
Trong đó, những page như The Q. – Đ.D. – Sỉ Lẻ Túi Xách, The Q. – Chuyên Túi VIP, hay T.Q.B,…chỉ có khoảng dưới 3.000 lượt theo dõi. Nhưng riêng page V. Shop có hơn 30.000 lượt theo dõi. Mỗi ngày, các đối tượng livestream khoảng 2-4 tiếng.
Các đối tượng buôn bán qua hình thức livestream (Ảnh: Cắt từ clip)
Trong các livestream, nhân viên dùng đủ mọi cách để quảng cáo, khẳng định chất lượng sản phẩm như dùng bật lửa hơ lên bề mặt túi, gọi túi là hàng “siêu VIP”, “super VIP” với số lượng không nhiều, cần nhanh tay chốt đơn. Dù ngày nào cũng livestream nhưng nhân viên luôn nói rằng đây là buổi bán tri ân hoặc xả kho nghỉ bán. Vì thế, dù giá trị thật của chiếc túi là mấy chục triệu đồng nhưng chỉ bán khoảng…vài trăm ngàn đồng.
Với cái giá khá hời như 199.000đ, 269.000đ, 359.000đ,… rất nhiều chị em “tranh thủ chốt đơn” vì cho rằng mình đã mua được túi của thương hiệu lớn với giá rẻ. Không những sử dụng mạng xã hội để bán hàng mà cơ sở này còn có hệ thống chốt đơn tự động. Khách hàng chỉ cần để lại mã sản phẩm kèm số điện thoại là sẽ được in đơn. Sau đó có nhân viên gọi điện.
Video đang HOT
Thỉnh thoảng, trong các livestream, mọi người có thể thấy được cảnh tượng ngổn ngang phía sau, với những chồng túi xếp cao ngất. Nhân viên sẽ nói rằng đây là buổi cuối bán hàng nên giá giảm từ hơn 400.000đ xuống còn 300.000đ, thậm chí rẻ hơn thế nữa khiến nhiều chị em thi nhau chốt đơn.
Có thiết kế giống thương hiệu lớn song giá những chiếc túi xách này chỉ vài trăm ngàn đồng (Ảnh: Chụp màn hình)
Thực tế, hiện nay có một bộ phần người dùng mạng, nhất là chị em phụ nữ đam mê xem những livestream bán hàng như thế này. Chị K.L., nhân viên văn phòng chia sẻ với YAN cho biết: “Mình bắt đầu xem các livestream bán hàng khoảng gần 3 năm gần đây. Hồi đầu mới xem cũng lướt qua nhanh nhưng lâu dần thành đam mê. Cứ đi làm về là vào tất cả các page hay xem để xem họ có livestream không, rồi theo dõi cả buổi tối. Có khi cũng không chăm chú xem từ đầu đến cuối đâu, nhưng cứ phải bật để đó mới yên tâm”.
Cùng chung “sở thích” này chị M.V. tâm sự: “Nhiều khi giờ nghỉ trưa mình cũng bật livestream để coi. Mặc dù thuộc cả mẫu, cả giá, cả các câu chào mời rồi nhưng vẫn thích coi. Mà coi thì lại “ngứa tay” muốn chốt đơn. Biết là như thế cũng hơi kỳ, nhưng không coi thì như thiếu thiếu gì đó. Chắc cũng giống như các anh thích xem bóng đá hoặc stream game”.
Những mẫu túi nhái thương hiệu lớn như thế này chỉ có giá khoảng 300.000-400.000 đồng (Ảnh: Lao động)
Cũng từ thói quen thích xem livestream này mà không ít câu chuyện bi hài đã xảy ra tại các gia đình. Anh T.V.Đ. chia sẻ: “Vợ tôi mê xem livestream lắm. Xem là lại mua. Cô ấy giờ có không biết bao nhiêu là túi xách, giày dép, quần áo mua qua livestream rồi. Đến các đồ gia dụng cũng đòi mua ở đó. Nhưng bản thân tôi không tin tưởng chất lượng của những sản phẩm này lắm, nhất là đồ ăn uống mà mua như này rất sợ. Mà vợ cứ thích, mình nói nhiều thành ra tranh cãi nên đành chiều vợ một chút vậy”.
Trong khi đó, một anh chồng khác thì lại kể rằng vì vợ anh xem livestream quá nhiều rồi rủ anh xem cùng nên anh bỗng dưng cũng có “đam mê” này từ lúc nào không biết. “Tối rảnh là hai vợ chồng cùng nhau ngồi xem chốt đơn. Kể cùng vui. Coi như giải trí”, anh B.V. chia sẻ.
Có lẽ chính từ thói quen này của các chị em mà những người bán hàng giả, hàng nhái càng có thêm cơ hội đưa các mặt hàng không đảm bảo chất lượng ra thị trường. Thiết nghĩ, muốn giải quyết tận gốc vấn đề nên bắt đầu từ chính suy nghĩ của người tiêu dùng. Khi chúng ta kiên quyết bài trừ những sản phẩm kém chất lượng, làm giả, làm nhái thì các đối tượng buôn bán hàng nhái sẽ không còn “miếng bánh màu mỡ” để khai thác nữa.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy chia sẻ với YAN nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Hạn sử dụng của đồ ăn rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết những bí mật này
Hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm là cơ sở để người tiêu dùng biết được thời gian sản xuất cũng như thời hạn sản phẩm còn sử dụng được hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của những thông số này.
Mỗi khi đi mua sắm, hầu hết khách hàng kiểm tra xem sản phẩm đó hạn sử dụng hay không. Hạn sử dụng cũng sẽ quyết định hành vi của người dùng đối với các sản phẩm đó.
Đa phần ngay sau khi thấy đã đến hạn sử dụng, nhiều người sẽ bỏ không mua sản phẩm đó hoặc vứt bỏ không dùng nữa. Một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy, có khoảng 20% số lượng thực phẩm trên thị trường bị các bà nội trợ ném thẳng vào thùng rác khi nhìn thấy đã hết ngày hạn sử dụng. Điều này cũng đúng với nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Tâm lí chung của mọi người đều lo sợ thực phẩm đến hoặc vừa qua hạn sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng, thiu thối, ăn vào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc chưa hiểu đúng về ý nghĩa của hạn sử dụng có thể sẽ gây ra những lãng phí.
Hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm là cơ sở để người tiêu dùng biết được thời gian sản xuất cũng như thời hạn sản phẩm còn sử dụng được hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của những thông số này. (Ảnh minh họa)
Theo Meghan Stasz, Phó Chủ Tịch của Hiệp hội các nhà sản xuất hàng hóa, tạp hóa của Mỹ đã kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm so với thời gian ghi trên bao bì của nhiều nhãn hàng khác nhau và đưa ra kết luận: Có một số loại thực phẩm, thời gian đó thể hiện sản phẩm sẽ ở trạng thái chất lượng tốt nhất, tươi ngon nhất nếu tiêu thụ trước thời gian ghi trên đó. Sau mốc thời gian ấy, vị có thể không còn tươi ngon nhưng chúng không bị hỏng hay có độc hại mà vẫn có thể sử dụng được. Do đó nếu vứt đi sẽ gây lãng phí.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi ném chúng vào sọt rác
Không phải loại thực phẩm nào đến hạn sử dụng cũng đã hỏng và bắt buộc phải vứt đi. Theo bà Dana Gunders - thành viên thuộc Hội đồng bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên của Mỹ- trước khi quyết định loại bỏ một món thực phẩm đã đến hạn sử dụng hoặc vừa qua 1,2 ngày, bạn nên mở hộp ra, quan sát màu sắc của nó xem có gì bất thường không, ngửi mùi xem có bị ôi, thiu hay không và nếm thử. Nếu mọi thứ hoàn toàn bình thường, bạn vẫn có thể sử dụng nó.
Ví dụ, trên những hộp đựng trứng gà thường ghi thời hạn là khoảng 5 tuần. Nhưng nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp, ngay cả khi đến thời hạn sử dụng, bạn đập trứng và thấy nó vẫn hoàn toàn bình thường thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể ăn nó mà không sợ độc hại.
Tuy nhiên, với những món ăn như thịt, thịt gà, thực phẩm đóng gói sẵn như bánh mì sandwiches, rau trộn... khi đã quá hạn sử dụng, chúng rất dễ bị hư hỏng, đe dọa tới sức khỏe, vì vậy bạn nên loại bỏ.
Lưu ý quan trọng về nhiệt độ bảo quản sản phẩm
Với những món ăn như thịt, thịt gà, thực phẩm đóng gói sẵn khi đã quá hạn sử dụng, bạn nên loại bỏ. (Ảnh minh họa)
Nhiều người chỉ chăm chăm xem hạn sử dụng của sản phẩm mà không để ý rằng cách bảo quản loại thực phẩm đó cũng quyết định rất nhiều tới chất lượng của thực phẩm. Và nếu bảo quản không đúng cách, ngay cả khi nó còn hạn sử dụng thì vẫn bị hỏng.
Ví dụ, một số loại sản phẩm sau khi lựa chọn mua về từ siêu thị cần phải được cho ngay vào tủ lạnh, bảo quản ở nhiệt độ ngăn mát. Thế nhưng nhiều người lại quên mất việc đó, để trong cốp xe nóng cả vài tiếng đồng hồ, để ngoài trời mà quên không cho vào tủ lạnh. Những điều đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, khiến món ăn không còn an toàn để sử dụng dù cho còn hạn sử dụng đi chăng nữa.
Ý nghĩa của các kí hiệu ghi trên bao bì
Không phải ai cũng hiểu đúng hết ý nghĩa của các ký tự in trên bao bì. Dưới đây là những điều bạn cần phải biết:
Sell by : Đây là ngày mà món thực phẩm cần phải được đưa xuống khỏi kệ. Ngày này giúp nhà sản xuất đo lường được tốc độ tiêu thụ sản phẩm và nó chỉ có ý nghĩa đối với hệ thống bán hàng chứ không liên quan đến sự an toàn của thực phẩm đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng nên có người vứt đi những món đồ này vì sợ rằng nó gây hại cho sức khỏe.
Used by (hạn dùng) và Best by (dùng tốt nhất) : Những ngày này dành cho người tiêu dùng, nhưng chúng lại có nghĩa là ngày mà nhà sản xuất thông báo sản phẩm có độ tươi ngon nhất. Nó không phải là ngày để chỉ thực phẩm sẽ hư hỏng, cũng không phải để chỉ thực phẩm không còn an toàn để ăn nữa.
"Cười xỉu" với khuôn mặt người bán mật ong "uy tín nhất Vịnh Bắc Bộ" Trước tình trạng xuất hiện hàng giả, hàng nhái của đủ thứ mặt hàng, người bán luôn có rất nhiều cách để chứng minh về chất lượng sản phẩm mà mình mang tới cho người tiêu dùng. Trong số các cách đó, thường thấy nhất là cách để khách hàng tự trải nghiệm sản phẩm và nhận xét, đánh giá bằng các mẫu...