Thói quen cực hại tử cung, triệu người không biết vẫn làm mỗi ngày
Duy trì thói quen gây hại tử cung trong thời gian dài, chị em đối diện nguy cơ viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, vô sinh, thậm chí là tử vong.
Ngồi bắt chéo chân. Ngồi bắt chéo chân nhìn lịch sự song không hề tốt cho sức khỏe sinh sản của nam giới lẫn phụ nữ. Ở nam giới, ngồi bắt chéo chân khiến nhiệt độ vùng xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng tới sự hình thành của “tinh binh”. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Ngồi bắt chéo chân cũng khiến nhiệt độ vùng thân dưới của chị em tăng nhanh. Nhiệt độ cùng độ ẩm cao ở cơ quan sinh dục sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, chị em dễ bị viêm âm đạo.
Không chỉ dễ gây viêm âm đạo, Trang Sohu (Trung Quốc) thông tin, thói quen ngồi bắt chéo chân còn làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống, gây đau thắt lưng mạn tính. Thậm chí, đây còn là một trong những yếu tố làm tăng khả năng mắc lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ.
Thay vì ngồi bắt chéo chân, tư thế tốt nhất khi ngồi là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể. Nếu bắt buộc phải bắt chéo chân khi mặc váy, phụ nữ bắt chéo chân ở vị trí mắt cá chứ không phải đầu gối. Vị trí này giúp giảm đáng kể nguy cơ gây hại về sức khỏe.
Phá thai. Quan hệ tình dục không an toàn khiến nhiều chị em có thai không mong muốn, buộc phải phá thai. Vậy nhưng, dù phá thai nội khoa hay ngoại khoa đều gây hại tử cung.
Một trong những mối nguy sức khỏe khi phá thai là tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục. Khi thực hiện thủ thuật phá thai, mặc dù dụng cụ đều được tiệt trùng song tình trạng chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập. Nhẹ thì gây viêm nội mạc tử cung, nặng có thể dẫn đến viêm dính tử cung, vô sinh, thậm chí tử vong.
Đáng lưu ý, thao tác nạo, hút thai nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây rách, thủng tử cung. Trường hợp không xử trí kịp thời, bệnh nhân sẽ mất máu, đe dọa đến tính mạng.
Quan hệ trong kỳ kinh nguyệt. Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ rất dễ tổn thương do niêm mạc tử cung bong tróc, tử cung ở trạng thái mở.
Nếu quan hệ lúc này, vi khuẩn có cơ hội thâm nhập sâu vào tử cung gây bệnh. Tình trạng này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu xuất hiện vết thương nhỏ ở nội mạc tử cung.
Mời độc giả xem thêm video: Điều trị đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc. Nguồn video: THĐT
Phụ nữ hết kinh nguyệt BAO LÂU thì có thể quan hệ? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng có thể giúp chị em ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi lẽ việc quan hệ tình dục khi tử cung chưa hoàn toàn hồi phục sau chuỗi ngày kinh nguyệt chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe chị em.
Một cô gái trẻ có biệt danh Xiaoyu đã viết thư cho tờ Sohu, nói rằng mình đang trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng bạn trai vẫn "đòi hỏi". Cô lo sợ điều này có thể gây hại cho sức khỏe của mình, nhưng một mặt cũng rất sợ khiến bạn trai mất hứng thú. Cô nhắn hỏi chuyên gia rằng, liệu sau khi hết kinh nguyệt bao lâu thì cô có thể quan hệ trở lại mà không sợ làm hại "vùng kín".
Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi lẽ việc quan hệ tình dục khi tử cung chưa hoàn toàn hồi phục sau chuỗi ngày kinh nguyệt chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe chị em, cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
1. Sau khi hết kinh nguyệt bao lâu thì có thể quan hệ tình dục trở lại?
Chúng ta đều biết rằng việc sinh hoạt tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt là không nên bởi thời điểm này tử cung ở trạng thái mở, dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy nhiên, kể cả khi vừa hết kinh nguyệt thì chị em phụ nữ cũng không nên quan hệ ngay bởi vì thời điểm này, các lớp biểu bì vừa bị bong tróc do cọ xát. Dù không còn chảy máu nữa nhưng vẫn chưa thực sự hồi phục và tái tạo. Quan hệ tình dục trong thời điểm này có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung...
Kết thúc kỳ kinh nguyệt được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí:
1. Âm đạo không có máu và không còn dịch tiết màu nâu hoặc vàng nhạt.
2. Tình trạng trên được duy trì trong 3 ngày.
Do đó, tốt nhất nên chờ 3 ngày sau khi vùng kín không ra máu để bảo vệ cơ quan sinh sản.
2. Tác hại của việc làm "chuyện ấy" khi kinh nguyệt chưa hết hoàn toàn
Kinh nguyệt là thời điểm dễ bị tổn thương nhất của mỗi người phụ nữ, nếu cứ nhất định làm "chuyện ấy" khi kinh nguyệt chưa hết toàn toàn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của cả nam và nữ. Cụ thể là:
1. Dễ gây nhiễm trùng
Trong thời gian hành kinh, vùng kín phụ nữ không chỉ có máu mà còn chứa một lượng lớn virut, vi khuẩn... Lúc này nếu quan hệ sẽ khiến vi nấm xâm nhập vào cơ quan sinh sản của nam giới, lây nhiễm liên tục sẽ hình thành các bệnh viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt ...
Về phần nữ giới, lúc này nội mạc tử cung vẫn mở và rất dễ bị nhiễm bẩn, nếu trong lúc ân ái mà không cẩn thận thì sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh phụ khoa cho chị em, nếu không điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
2. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lứa đôi
Quan hệ tình dục trong thời điểm chưa hết kinh nguyệt, do áp lực của phụ nữ tương đối cao nên dễ gây ra chứng lãnh cảm.
3. Dễ gây vô sinh
Ái ân khi chưa hết kinh dễ mắc các bệnh phụ khoa, xuất huyết âm đạo bất thường, nếu không chú ý hoặc không đi khám có thể dẫn đến vô sinh.
Ngoài ra khi vừa hết kinh nguyệt, phụ nữ không nên làm ngay những điều gì?
Đừng vận động quá mạnh
Ngay sau khi hết kinh, nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại bình thường. Vì vây, nếu phụ nữ vận động quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa những tổn thương trong tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt về sau mà còn gây ra viêm nhiễm. Bạn vẫn có thể tập thể dục sau kỳ kinh nguyệt nhưng tốt nhất nên vận động nhẹ nhàng.
Đừng vội đi kiểm tra ngực
Khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ có cảm giác đau ở ngực, thậm chí có khi còn sờ thấy cục sần bên trong vú. Nếu đi kiểm tra vú trong giai đoạn này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt giữa tăng sản lành tính và khối u nhỏ. Thời điểm đi khám vú tốt nhất là 1 tuần sau khi kết thúc kỳ kinh.
Đừng đi khám phụ khoa ngay
Để không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa trong vòng từ 3 đến 7 ngày sau khi kinh nguyệt sạch sẽ. Lý do là thời điểm này cổ tử cung tương đối mềm, giảm bớt sự khó chịu và dễ lấy dịch âm đạo hơn.
Cứu sống bệnh nhân COVID-19 chửa ngoài tử cung chảy máu âm ỉ Chị L.T.H.L (28 tuổi), ở phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, Quảng Ninh đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm ra máu âm đạo, nhập viện trong tình trạng da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt. Qua kết quả thử thai và siêu âm, thầy thuốc trực ghi nhận một khối thai bên trái tử cung, ổ bụng có nhiều...