Thói quen ăn uống khiến cơ thể dễ mắc bệnh
Sức khỏe tôt hơn hay xâu đi phân lơn bi anh hương bởi chính thói quen ăn uông.
Béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, ung thư, gout… là những vấn đề nổi trội đe dọa sức khỏe của con người.
Theo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Dương Công Minh, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), nhiều lý do có thể biến sức khỏe chúng ta thành những viễn cảnh đáng sợ nêu trên. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có thể phòng tránh được hiểm họa này. Thực tế, sức khỏe tốt lên hay xấu đi phụ thuộc vào thói quen ăn uống của mỗi người.
Theo bác sĩ Dương Công Minh, những thói quen dưới đây có thể vô tình khiến bạn mang mầm bệnh vào cơ thể.
Ăn không kiểm soát
Tính tiết kiệm, tiếc công người thân nấu nướng, tâm lý phấn khích trong lúc tiệc tùng có thể khiến nhiều người cố gắng ăn thật nhiều dù đã no. Ngoài ra, trong bữa tiệc buffet, thức ăn phong phú kèm tâm lý phải ăn cho đáng số tiền bỏ ra, một số người càng ra sức ăn thật nhiều.
Ngoài ra, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ăn vội một bữa ăn chưa đầy 10 phút. Điều này dễ khiến cho họ ăn quá nhiều trước khi cảm thấy no để ngưng lại.
Thói quen ăn uống không kiểm soát, nhiều hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể sẽ khiến bạn nhanh chóng rơi vào béo phì. Ảnh: Getty .
Bên cạnh đó, thói quen vừa ăn vừa lướt web, xem tivi cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì do xu hướng ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh (snack, khoai tây chiên, nước ngọt có gas…). Lúc này, họ cũng không nhận thức được bản thân đã no nên ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết.
Bác sĩ Minh cho biết thói quen nạp lượng lớn thức ăn nhiều hơn so với nhu cầu của bản thân trong thời gian dài khiến cơ thể có nguy cơ bị béo phì. Hậu quả của béo phì là những căn bệnh khác tiếp nối bao gồm tim mạch, tăng huyết áp, gout, đái tháo đường.
Ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol
Việc nạp quá nhiều đạm động vật giàu cholesterol, thực phẩm chứa gốc purin, có thể kể đến như thịt heo, thịt bò…, phủ tạng động vật như lòng, tim, gan, thận, óc… Nhóm thực phẩm giàu cholesterol này không những không tốt cho tim mạch, làm tăng huyết áp, nó còn khiến cơ thể có nguy cơ bị bệnh gout.
Video đang HOT
Ăn nhiều hải sản
Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc, hến, tôm hùm…, rất giàu cholesterol. Những món ăn này lại luôn thường trực trong các buổi nhậu, tiệc tùng cùng rượu, bia.
Về lâu dài, ngoài hệ lụy gây tăng cholesterol máu, gan nhiễm mỡ, nguy cơ bệnh lý tim mạch, bạn có nguy cơ xuất hiện bệnh gout nhanh chóng khi tiêu thụ các thực phẩm kể trên kết hợp với uống bia.
Phần khét của thịt nướng chứa chất có khả năng gây ung thư cao. Ảnh: Pixabay .
Ăn nhiều món nướng và thức ăn nhanh
Hàng quán chuyên chế biến các món nướng phát triển ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Các món nướng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng lại tiềm nguy cơ ung thư cao. Nguyên nhân là dưới tác động bởi nhiệt độ cao khi nướng, thịt dễ sinh ra các hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào cơ thể gây ung thư.
Ngoài đồ nướng, sự thỏa hiệp với thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh đồng nghĩa khiến bạn từng bước “gia nhập hội béo phì”. Bệnh lý tim mạch, đái tháo đường càng có điều kiện tiến triển hơn.
Ăn quá ít chất xơ
Rau quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, sinh tố, khoáng chất, bao gồm cả những chất chống oxy hoá quan trọng giúp cơ thể nhuận tràng, nâng cao sức đề kháng, giải độc, làm chậm quá trình lão hoá.
Thế nhưng hiện nay, thói quen ăn rau quả chưa được chú trọng trong thực đơn ăn uống của mỗi người. Các nghiên cứu khoa học cho thấy có mối liên hệ giữa ung thư đại trực tràng với thói quen ăn kéo dài các món nướng, sử dụng thức ăn nhanh, nhiều chất béo động vật, ăn nhiều thịt đỏ và ăn ít chất xơ.
Ăn quá mặn
Muối là thành phần không thể thiếu khi chế biến thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, muối cũng là một “đồng phạm” có thể gây ung thư dạ dày nếu sử dụng không hợp lý.
Hiện tại, các món chứa nhiều muối (nước mắm, nước tương, đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, giò chả …, các loại hải sản khô như cá khô, tôm khô, mực khô…, thực phẩm muối chua như dưa, cà, mắm, tương ớt…) vẫn còn là những thực phẩm rất được ưa chuộng dù cơ quan y tế đã khuyến cáo giảm liều lượng.
Thực phẩm tươi sống là nguồn lây nhiễm giun sán. Ảnh: Flickr .
Ăn thực phẩm tái sống
Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn tái sống còn gây ra một hậu quả khác rất nguy hiểm, đó là nhiễm giun sán.
Giun sán có thể lây từ vật nuôi sang người khi ta ăn phải thịt có ấu trùng chưa được nấu chín từ các món như nem sống, thịt tái, tiết canh. Trong đó, việc ăn tiết canh lợn có thể khiến người ăn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn, đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Dương Công Minh khuyến cáo việc phối hợp các chế độ ăn hợp lý, từng bước giảm thiểu và tránh xa những thói quen ăn uống có hại, tăng cường vận động, sống năng động…, sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng sức khỏe.
Nên và không nên làm gì sau khi ăn thực phẩm giàu cholesterol
Cholesterol có vai trò quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên quá nhiều cholesterol có thể làm tăng vọt nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Uống nước ấm: Cân bằng vi khuẩn đường ruột có vai trò thiết yếu đối với hệ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy nước ấm có tác dụng tích cực đối với hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp tiêu hóa cholesterol mà không gây rối loạn sức khỏe tiêu hóa.
Tập thể dục: Sau một bữa ăn giàu cholesterol, bạn nên đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục nhẹ nhàng nhằm cải thiện hiệu quả tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
Uống thức uống giải độc: Các thức uống giải độc là một cách tuyệt vời để làm sạch hệ tiêu hóa, bài trừ các chất độc hại, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể tự pha chế thức uống giải độc với các công thức chanh - gừng, dưa chuột - bạc hà, cam - chanh hoặc táo - quế.
Sử dụng men vi sinh: Men vi sinh là những vi sinh vật hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Sữa chua và kimchi là những thực phẩm chứa men vi sinh tự nhiên.
Ăn nhiều rau quả vào bữa tiếp theo: Sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều dầu mỡ và cholesterol, hãy lên kế hoạch cho bữa ăn tiếp theo với thật nhiều rau xanh, hoa quả, đậu, các loại quả hạch và hạt. Đây là cách tốt nhất để giảm hàm lượng chất béo và cholesterol trong cơ thể.
Uống trà xanh: Nghiên cứu cho thấy trà xanh giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Uống trà xanh hằng ngày là một cách hiệu quả để giữ hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức hợp lý.
Ngủ ngon: Dù chuyên gia không khuyến cáo đi ngủ ngay sau khi ăn, nhưng chất lượng giấc ngủ tốt là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều hòa lượng cholesterol HDL trong cơ thể.
Tránh đồ lạnh: Nước lạnh hay các thực phẩm lạnh như kem hay các thức uống lạnh dễ làm rối loạn tiêu hóa và giảm miễn dịch đường ruột.
Tránh ngủ ngay sau khi ăn: Đi ngủ ngay sau một bữa ăn thịnh soạn rất có hại cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Chuyên gia khuyến cáo nên để một khoảng thời gian ít nhất 3 tiếng giữa bữa ăn và giấc ngủ./.
Gặp tình trạng khó nói này, coi chừng mắc bệnh tim chết người Bệnh tim mạch là tình trạng các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tim. Theo Trường Y Harvard, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch - ẢNH: SHUTTERSTOCK Biết các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh tim là rất quan trọng. Táo bón có thể là một...