Thói quen ăn mặn của người Việt: Rước bệnh vào thân
Thông tin cảnh báo từ Cục Y tế dự phòng: thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.
Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do tai biến mạch máu não…
Gánh nặng bệnh tật vì thói quen ăn mặn
Tại Hội thảo báo chí về Truyền thông vận động giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các bệnh không lây nhiễm khác do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức, PGS.TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê).
Dù ăn nhiều muối song khi được hỏi, chỉ có 16% người dân thừa nhận bản thân ăn mặn, trong khi thực tế hơn 90% người dân ăn quá 5g muối/ngày, 20% thường xuyên ăn các món có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, pho mát, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả…).
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cung cấp thêm, nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho thấy, 73% gia đình dùng mì ăn liền, 37% sử dụng thức ăn đóng hộp, 31% có ăn xúc xích… Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình có 4,2g muối; tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm. Trong 100g xúc xích cũng có 1,5-2,3g muối. Ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Video đang HOT
Thói quen ăn mặn của người Việt dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch.
Bằng chứng, tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam liên tục tăng trong vài thập kỷ qua, từ mức 1% năm 1960 lên 11,2% năm 1992 và năm 2015, tỷ lệ này là 18,9% dân số, tương đương 12 triệu người. Hiện tại cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc tăng huyết áp và cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do tim mạch.
Giảm tiêu thụ muối sẽ cứu sống được khoảng 2,5 triệu người trên toàn cầu
TS. Jun Nakagawa, Phó Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo: Việt Nam nên xây dựng khuyến nghị về lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm, ưu tiên thực phẩm nhiều muối và phổ biến như mì ăn liền, xúc xích… Cần bắt buộc công bố sản phẩm của các công ty một cách tự nguyện. Việt Nam nên xây dựng môi trường hỗ trợ tại trường học, bếp ăn tập thể cũng như ban hành và thực thi quy định về dán nhãn, cảnh báo sức khỏe; cấm quảng cáo thực phẩm nhằm vào trẻ em.
Đến năm 2025, Việt Nam đặt ra mục tiêu sẽ có hơn 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối; giảm mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7g/người/ngày; hơn 70% số học sinh thực hiện ít nhất một biện pháp để giảm ăn muối theo khuyến cáo; hơn 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối.
Theo đại diện của WHO tại Việt Nam, nếu mọi người đều giảm tiêu thụ muối như khuyến cáo của WHO thì sẽ cứu sống được khoảng 2,5 triệu người trên toàn cầu. Do đó, để giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe cộng đồng, mọi người hãy giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày. Giảm muối ăn vào để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác .
Các chuyên gia khuyến cáo, để giảm ăn muối cần thay đổi thói quen ăn ít muối, chấm nhẹ tay. Trong đó, cần giảm lượng muối và gia vị cho vào khi chế biến thức ăn; hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn trong khi ăn; hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nhiều muối và thay bằng thực phẩm tự nhiên.
Hiện tại Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch quốc gia truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác.
Nguyễn Hoàng
Theo SK&ĐS
Khắc phục chứng chóng mặt
Tôi 57 tuổi, gần đây hay bi chóng mặt buồn nôn có đợt kéo dài đến vài tuần rồi tự khỏi nhưng lại tái phát. Tôi đi khám chẩn đoán chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Xin hỏi nguyên nhân và cách tập luyện?
Nguyên Thị Luyến (nguyenluyen@gmail.com)
Ảnh minh họa
Rât nhiêu bênh co biêu hiên chong măt, trong đo cac bênh liên quan tơi hê tim mach phai kê đên la: thiêu năng tuần hoàn nao, thiêu mau nao do tôn thương hê tuân hoan đôt sông - thân nên, ha huyêt ap, tăng huyêt ap, xơ hoa mach mau, cac bênh vê tim mach, hep quai đông mach chu, rôi loan thân kinh tim, phông đông mach canh...
Tuy nhiên, cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính ma moi ngươi thương goi như môt trang thai bênh ly chung chung la rôi loan tiên đinh - nguyên nhân thương găp nhât cua chong măt tiên đinh ngoai biên, chiêm tư 80% bênh nhân chong măt.
Vê điêu tri: cơ ban la điêu tri theo nguyên nhân, trươc môt bênh nhân chong măt ngoai viêc dung thuôc ngươi bênh cân năm nghi ngơi yên tinh. Nêu chong măt tư thê kich phat lanh tinh thi bênh nhân nên tư tâp năm nghiêng môt bên, đơi cho hêt chong măt khoang 30 giây rôi chuyên sang bên kia. Lam cho đên khi hêt chong măt thi thôi.
Nghi 3 tiêng đông hô rôi lai tâp tiêp, tâp 2 ngay liên. Tập luyện thể thao thường xuyên như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, hạn chế tình trạng căng thẳng, tránh những chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá... Nếu có nhưng triêu chưng như đau đâu dư dôi, nhin mơ, mât thinh lưc, noi đơ, yêu va tê tay chân, mât y thưc, đau ngưc hay tim đâp nhanh châm bât thương thi cân đên ngay cac cơ sơ y tê khám đê tim nguyên nhân và điêu tri kịp thời.
BS. Vu Hông Ngoc
Theo SK&ĐS
Không tự ý dùng thuốc kháng virus trị cúm Oseltamivir tôi còn được biết đến với cái tên khá quen thuộc trong mùa cúm này, đó là tamiflu, loại thuốc mà mọi người đang đề cập tới rất nhiều khi dịch cúm đang hành hoành. Là một loại thuốc chống virus, oseltamivir có tác dụng ức chế enzym có vai trò thiết yếu giải phóng các hạt virus cúm type A và...