Thời kỳ 10 năm hoàng kim của ngành sản xuất iPhone Đài Loan chuẩn bị chấm dứt?
Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu tăng trưởng nhanh sau khi Apple tung ra iPhone vào năm 2007, tuy nhiên đến năm 2017 đã suy giảm lần đầu tiên và dự kiến tiếp tục suy giảm trong cả năm nay.
Trong tháng 10/2018, các công ty công nghệ hàng đầu của Đài Loan có doanh thu bán hàng cao nhất trong 5 năm, theo tính toán riêng của báo Nikkei. Tuy nhiên giới chuyên gia phân tích cảnh báo rằng điều này có thể đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của khoảng thời gian 1 thập kỷ doanh số bán iPhone tăng trưởng mạnh, sau đó mọi chuyện sẽ khác.
Số lượng các đơn hàng trong ngành sản xuất mới nhất cho thấy khoảng thời gian suy giảm sẽ đến. Tình trạng này bị lo ngại sẽ có thể kéo dài đến tận năm 2020.
Doanh thu tháng 10/2018 của 19 công ty Đài Loan theo tính toán của Nikkei tăng 13,6% so với cùng kỳ và đạt mức 1,32 nghìn tỷ Đài Tệ, tương đương 42,8 tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi Nikkei bắt đầu tính toán các chỉ số từ tháng 1/2013.
19 công ty trên giữ vai trò nhà cung cấp các sản phẩm điện thoại thông minh, máy chủ máy tính, máy tính cá nhân – trụ cột của ngành điện tử thế giới.
Danh sách các công ty công nghệ này bao gồm 9 nhà cung cấp cho Apple, nhiều công ty trong số đó sản xuất điện thoại iPhone. Doanh thu của họ tăng gấp đôi, riêng trong tháng 10/2018, doanh thu đạt 1,15 nghìn tỷ Đài Tệ.
Video đang HOT
Tập đoàn công nghệ Foxconn, tên giao dịch Hon Hai Precision Industry, có được mức doanh thu tăng 21,5%. Trong khi đó, doanh thu của Pegatron tăng 11,7%.
Lợi nhuận ròng của Foxconn tuy nhiên giảm xuống dưới mức kỳ vọng của thị trường, mức giảm ước tính 12%. Việc hãng này công bố kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng cho thấy cạnh tranh trong ngành đang ngày một tăng cao khi thị trường điện thoại thông minh ngày một bão hòa, theo các chuyên gia thị trường.
Công ty chứng khoán Nomura dự báo rằng số lượng đơn đặt hàng đối với mẫu điện thoại mới nhất của Apple, mẫu XR, sẽ giảm khoảng từ 40% đến 50% trong khoảng thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019. Trong tháng này, theo tìm hiểu của Nikkei, phần lớn các nhà cung cấp lớn cho Apple bao gồm Foxconn và Pegatron đã được yêu cầu hủy việc mở rộng sản xuất iPhone XR.
Chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán DaiWa, ông Kylie Huang, cho rằng chuỗi cung ứng đối diện với tình trạng các đơn hàng sản xuất các mẫu iPhone mới giảm trong tháng 12/2018, đặc biệt mẫu XR.
Doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu trong khoảng thời gian quý 3/2018 giảm 6%, theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC. Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu tăng trưởng nhanh sau khi Apple tung ra iPhone vào năm 2007, tuy nhiên đến năm 2017 đã suy giảm lần đầu tiên và dự kiến tiếp tục suy giảm trong cả năm nay.
Theo Bizlive
Ngày này 5 năm trước: Apple và Samsung bước vào cuộc chiến không hồi kết về thiết kế smartphone
Vào ngày 13/9/2013, Apple và Samsung dắt tay nhau ra tòa để định đoạt xem công ty Hàn Quốc phải trả bao nhiêu cho hành vi sao chép iPhone.
Cụ thể, gã khổng lồ Cupertino yêu cầu công ty đến từ Hàn Quốc phải trả khoản tiền trị giá 379 triệu USD vì những thiệt hại mà mình phải gánh chịu khi bị sao chép những tính năng quan trọng về mặt kỹ thuật và thiết kế của iPhone. Apple đưa ra con số này dựa trên lợi nhuận bị hao hụt, mức thuế suất, và tổng số thiết bị sao chép trị giá 3,5 tỷ USD mà Samsung đã bán ra trong suốt thời gian vụ kiện nhắc đến.
Cuộc chiến của Apple với Samsung chính thức bắt đầu vào tháng 8/2010, khi các lãnh đạo Apple ghé thăm trụ sở Samsung tại Seoul, Hàn Quốc, và có bài nói chuyện với tiêu đề " Cách Samsung sử dụng các bằng sáng chế của Apple trong smartphone".
Sự kiện ra mắt chiếc Samsung Galaxy S, một thiết bị "vay mượn" phần lớn thiết kế và tính năng từ iPhone, đã nổ phát súng đầu tiên trong vụ việc kéo dài suốt 7 năm tiếp theo này.
Công nghệ đã được đăng ký bằng sáng chế dễ thấy nhất đã bị lấy từ iPhone bao gồm các tính năng như "pinch to zoom" (vuốt nhiều ngón tay để zoom) và "rubber-banding" (màn hình nảy nhẹ khi người dùng tìm cách vuốt lên khi đã nằm ở cuối trang).
Diễn biến vụ việc được đẩy nhanh sau cuộc gặp gỡ tháng 8/2010, và chẳng bao lâu sau, cả hai bên đã bắt đầu đấu đá khốc liệt trước tòa. Đến tháng 7/2012, Apple và Samsung đã kiện lẫn nhau hơn 50 vụ trên toàn thế giới.
Samsung triển khai chiến thuật thông thường của mình: liên tục đệ đơn kiện ngược, hi vọng trì hoãn được kết quả cuối cùng, trong khi tận dụng thời gian đó để xây dựng thương hiệu của chính mình.
Dù Samsung giành phần thắng ở Hàn Quốc, Nhật Bản và UK, Apple lại thắng khoản tiền 1,05 tỷ USD tại Mỹ. Nhưng đến tháng 3 tiếp đó, Thẩm phán Mỹ Lucy Koh đã cắt mất 450 triệu USD khỏi khoản tiền này sau khi khẳng định ban bồi thẩm đã tính sai những thiệt hại đối với Apple.
Vụ kiện diễn ra vào tháng 11 năm ngoái chủ yếu nhằm đưa ra một con số chính xác những thiệt hại mà Samsung gây ra cho Apple. Apple yêu cầu 379 triệu USD, trong khi Samsung khẳng định mình chỉ nợ 52 triệu USD mà thôi.
Hiện nay, cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Samsung cuối cùng cũng đi đến hồi kết. Sau khi đấu đá với nhau trước tòa trong hơn 7 năm, cả hai đã đi đến một thỏa thuận dàn xếp hồi tháng 1/2018. Không hoàn toàn rõ Samsung đã phải trả bao nhiêu cho Apple, tuy nhiên, kết quả dàn xếp đã đặt dấu chấm hết cho mọi tuyên bố và phản đối của cả hai hãng.
Tất nhiên, Apple và Samsung tiếp tục cạnh tranh khốc liệt trên thị trường smartphone. Và Samsung cũng thường xuyên đá đểu Apple trong các quảng cáo của mình.
Bạn nghĩ ai là người giành chiến thắng trong cuộc đua smartphone giữa Samsung và Apple trong năm 2018?
Theo GenK
Đọc 5 điều này mới thấy chẳng ai thương mình như Apple, cứ dùng iPhone là chăm lo như con đẻ Được yêu thương là thế nhưng có vẻ như "bố mẹ" Apple này hơi khắt khe trong chuyện tiền nong thì phải, yêu cầu nào cũng phải vống lên tận trời xanh mới chịu. Apple từ lâu đã được biết đến với những điều tiếng không hay ho lắm về độ "hút máu" người dùng với nhiều cách thức bòn rút ví tiền...