Thổi kèn thôi miên rắn
Cảnh tượng giao tiếp kì lạ với rắn độc của bộ tộc người Ấn Độ khiến du khách không khỏi rợn người.
Tục thôi miên rắn này được truyền dạy cho hầu hết các cư dân trong bộ tộc phía Nam bang Gujarat, đất nước Ấn Độ từ khi họ mới 2 tuổi.
Thông thường, những người đàn ông khi tiến hành nghi lễ này họ để con rắn vào trong những chiếc rọ nhỏ hình tròn được kết bằng các nguyên liệu tự nhiên.
Bộ tộc người Ấn Độ coi rắn giống như vật thần thánh
Họ coi rắn giống như vật thần thánh của mình và bắt đầu tiến hành thổi cho chúng nghe bằng một chiếc khèn.
Để được coi là thành công và có khả năng điều khiển con rắn, biểu hiện rõ rệt nhất đó là những con rắn phải lắc lư theo tiếng khèn của người thổi.
Trong tự nhiên, hầu hết các loài rắn đều khá nhút nhát và chúng tấn công giống như một bản năng để bảo vệ chính mình.
Tục thôi miên rắn được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố rất khắt khe như cách ngồi tạo khoảng cách với con rắn như thế nào cho phù hợp.
Những kinh nghiệm này được truyền dạy từ đời này qua đời khác và mỗi người đều có nghệ thuật thôi miên riêng để không bị những chú rắn độc đó tấn công.
Video đang HOT
Theo Đất việt
Những vùng đất "cấm chết"
Tại một số vùng đất trên thế giới, con người không có quyền định đoạt chuyện có được phép chết tại đó hay không.
Trên thực tế, đó là một thông lệ có từ thời cổ xưa. Vào thế kỷ thứ 5 trước CN, trên hoàn đảo Delos linh thiêng của người Hy Lạp, cái chết bị xem là điều cấm kỵ. Cho tới nay, dù loài người đang sống trong một xã hội văn minh, nhưng luật lệ trái khoáy này vẫn tồn tại ở một số nơi và vì những lý do vô cùng kỳ lạ.
Đảo Itsukushima, Nhật Bản
Đạo Shinto (Thần đạo) của Nhật Bản luôn tin rằng, Itsukushima là nơi linh thiêng, thần thánh. Vì vậy, việc gìn giữ sự tinh khiết cho hòn đảo trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ.
Để làm được điều đó, các vị sư đã nỗ lực hết mình để đảm bảo không có chết chóc trên hòn đảo này. Kể từ năm 1878, không một ca tử vong hay sinh nở nào được cho phép xảy ra tại đây. Những phụ nữ mang thai sắp tới ngày "nở nhụy khai hoa" hay những người già mắc bệnh nan y đều phải di dời tới nơi khác.
Đảo Itsukushima, Nhật Bản
Trong lịch sử, cuộc chiến duy nhất diễn ra tại Itsukushima là trận đánh Miyajima vào năm 1555. Sau khi chiếm được đảo, vị chỉ huy lập tức hạ lệnh cho quân lính di dời xác chết vào đất liền và làm sạch hòn đảo. Những phần đất nhuốm máu cũng đem bỏ xuống biển, riêng các kiến trúc thì được cọ rửa sạch bóng.
Tuy nhiên, dẫu cố gắng tẩy rửa bao nhiêu thì trên thực tế, nơi đây cũng từng nhuốm màu chết chóc. Hiện nay, Itsukushima vẫn duy trì luật lệ kỳ lạ này, nhằm đảm bảo sự tinh khiết thuần túy cho hòn đảo.
Thành phố Longyearbyen, Na Uy
Thành phố Longyearbyen hay còn được gọi là thành phố tuyết trắng thuộc quần đảo Svalbard, Na Uy cũng duy trì luật lệ tương tự. Trong cả thị trấn chỉ có một nghĩa địa nhỏ, từ 70 năm trước đã ngừng mai táng người chết. Nguyên nhân của quy định kỳ quái này là do xác chết không thể phân hủy.
Thành phố Longyearbyen chìm trong lạnh giá
Giới chuyên gia phát hiện ra rằng, những thi thể chôn cất tại Longyearbyen được bảo quản rất tốt dưới lớp đất bị đóng băng vĩnh cửu. Thậm chí, các nhà khoa học còn tìm thấy dấu vết của một loại virus cúm còn nguyên vẹn trong xác chết của người đàn ông đã qua đời từ đại dịch năm 1917.
Vì vậy, người lâm trọng bệnh hoặc sắp tử vong sẽ phải rời khỏi Longyearbyen và được đưa tới nơi khác bằng tàu biển hoặc máy bay để sống nốt những ngày tháng cuối đời.
Falciano del Massico, Italy
Không vì tín ngưỡng tôn giáo hay vấn đề môi trường, lệnh cấm chết chóc tại thị trấn nhỏ Falciano del Massico thuộc miền Nam Italy lại xuất phát từ nguyên nhân vô cùng đơn giản - "cạn kiệt" đất trống cho việc chôn cất tử thi.
Thị trấn nhỏ Falciano del Massico
Vào đầu tháng 3 năm nay, ngài thị trưởng của Falciano del Massico - Giulio Cesare Fava đã ra lệnh "cấm người dân vượt ranh giới sự sống và sang bên kia thế giới".
Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nằm ở những tranh chấp liên miên giữa Falciano del Massic và thị trấn láng giềng Carinola từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thị trấn Carinola có một nghĩa trang nhưng hai địa phương chưa đạt được thỏa thuận trong việc mở rộng diện tích khu nghĩa địa này.
Thị trưởng Giulio Cesare Fava đã quyết định ngừng việc hợp tác và xây dựng một nghĩa trang mới cho hơn 4.000 người dân địa phương. Tuy nhiên, cho tới khi nghĩa địa mới hoàn thành, người dân Falciano del Massico sẽ không được phép lìa xa cõi đời.
Thị trưởng Fava lý giải: "Đây là một sắc lệnh mang tính khiêu khích, tôi phải ban hành lệnh này để các cơ quan có thẩm quyền hiểu được vấn đề. Kể từ khi thị trấn Falciano del Massico giành được quyền tự chủ vào năm 1964, chúng tôi vẫn chưa xây được nghĩa trang".
Trước luật lệ oái oăm này, một người dân địa phương chia sẻ: "Thị trưởng không cho phép chúng tôi chết, nhưng làm sao mà tuân theo được?".
Sarpourenx, Pháp
Là một thị trấn nhỏ đẹp tựa tranh vẽ thuộc vùng Aquitaine miền Tây Nam nước Pháp, Sarpourenx cũng chẳng kém cạnh ba địa danh trên trong việc nghiêm cấm chết chóc.
Nơi có phong cảnh đẹp như tranh vẽ này cũng ban hành quy định cấm chết chóc
Ngài thị trưởng Gerard Lalanne đã ban bố quy định kỳ quặc này sau khi tòa án không thông qua kế hoạch mở rộng nghĩa trang trong thị trấn. Để siết chặt kỷ cương, ông Lalanne còn tuyên bố sẽ xử phạt thật nặng những ai dám trái lệnh, nói cách khác là dám đi vào cõi chết. Người dân đều rất băn khoăn, tò mò về những hình phạt của ngài thị trưởng dành cho tử thi đã không còn sự sống.
Theo Bee
Rợn người nhảy múa cùng thi hài Trên thế giới có những tập tục kinh dị đến rợn người đối với hài cốt người quá cố. Gần đây, sau khi khai quật lăng mộ của những người La Mã cổ đại tại Vatican các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một phong tục lạ là người La Mã cổ có thể đã cùng ăn và bón thức ăn cho...