Thời điểm “vàng” để vay mua nhà?
Lãi suất giảm nhưng vay tiền để đầu tư lướt sóng bất động sản thời điểm này được xem là việc làm mạo hiểm.
Cùng với xu hướng giảm lãi suất huy động, nhiều ngân hàng (NH) thương mại cũng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay mua nhà , triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất trong thời gian đầu. Bên cạnh đó, giá nhiều loại bất động sản cũng chững lại khiến nhiều người băn khoăn thời điểm này đã thích hợp cho việc vay mua nhà, đất để ở hoặc đầu tư.
Lãi suất cho vay đi xuống
Anh Lê Thuận (ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) cho biết vừa vay 550 triệu đồng tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cộng thêm khoản tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng để mua căn hộ ở quận Thủ Đức. Sau khi tìm hiểu một số NH, thấy mức lãi suất dao động khoảng 9%-11%/năm, một số NH có chương trình ưu đãi từ 7%-9%/năm trong khoảng 12 tháng đầu…, anh quyết định chọn vay tại Agribank với lãi suất cố định là 10,5%/năm. “Mỗi tháng trả 3 triệu tiền gốc, 4,8 triệu tiền lãi trong khoảng 20 năm. Tiền vay mua nhà chưa bằng lương một người trong nhà nên cũng không quá áp lực. Mức lãi suất này cũng hợp lý, nếu xoay xở được trả trước hạn, phí phạt khoảng 1%-1,5% trên tổng số tiền trả trước hạn” – anh Lê Thuận nói.
Tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất cho vay dài hạn áp dụng cố định 3 tháng từ 8,5%/năm; cố định 6 tháng 9%/năm và cố định 12 tháng là 9,5%/năm. Sau thời gian cố định, lãi suất sẽ được điều chỉnh định kỳ 3 tháng/lần.
Tương tự, NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng vừa điều chỉnh giảm thêm lãi suất cho vay mua nhà đất theo chương trình ưu đãi vay tiêu dùng với khách hàng cá nhân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, lãi suất vay mua nhà dự án giảm từ 7,7%/năm xuống còn khoảng 6,8%/năm…
Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm ngoái. Theo số liệu của NH Nhà nước, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 5%/năm, xu hướng giảm lãi suất tiếp tục diễn ra ở nhiều NH thương mại. Thống kê của NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, lãi suất cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ đối với các khoản đầu tư, kinh doanh bất động sản được áp dụng cao nhất chỉ còn 12%/năm.
Chuyên gia kinh tế – TS Cấn Văn Lực nhận xét lãi suất hiện đã và đang giảm. Lãi suất cho vay mới đã giảm từ 0,5-2 điểm % so với hồi đầu năm. Dù tín dụng ra nền kinh tế vẫn rất thấp nhưng tín dụng bất động sản hết quý II/2020 vẫn tăng khoảng 1,5%. Tín dụng bất động sản bao gồm cả cho vay nhà ở tương đương 1,6 triệu tỉ đồng, chiếm 19,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, nếu chỉ tính tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản vào khoảng 600.000 tỉ đồng.
Khách hàng tìm hiểu về một dự án căn hộ tại TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Không nên vay quá nhiều
Về cơ chế chính sách, NH Nhà nước mới đây đã có thông tư chính thức về việc lùi thời điểm siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm một năm. Đây được xem là một trong những điều chỉnh chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tín dụng trung, dài hạn – nhu cầu vốn vay mua nhà thường là trung, dài hạn từ 10-25 năm.
“Lãi suất đi vay để mua nhà hiện tương đối hấp dẫn. Nhiều NH tung ra các gói cho vay hấp dẫn với kỳ hạn dưới 9 năm, lãi suất chỉ từ 7%-9%/năm. Dù vậy, những người có nhu cầu mua nhà không nên vay quá cao mà chỉ nên chiếm 30%-35% giá trị bất động sản là hợp lý. Những người vay mua bất động sản để đầu tư cũng nên nhìn theo hướng trung và dài hạn, đừng nghĩ đến chuyện lướt sóng hay đầu cơ thời điểm này” – TS Cấn Văn Lực nói.
Nhìn ở góc độ khác, chuyên gia tài chính – TS Huỳnh Trung Minh cho rằng lãi suất vay mua nhà dù có giảm thật nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến thu nhập của nhiều người cũng sụt giảm mạnh, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhưng giá bất động sản chỉ chững lại hoặc giảm không đáng kể. Một số phân khúc bất động sản giảm nhiều nhất chỉ 5%-10%. Do đó, những người thật sự có nhu cầu vay mua nhà để ở cần tính toán khả năng trả nợ, còn với người vay mua để đầu tư, kinh doanh, lướt sóng bất động sản càng cần cân nhắc kỹ hơn.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các doanh nghiệp bất động sản, đây là thời điểm tốt nhất mua nhà, căn hộ để ở; dự án đã bàn giao hoặc đất nền có sổ đỏ ở khu dân cư, nhà phố hiện hữu… Ông Nguyễn Văn Thành, một người chuyên phân lô xây nhà phố khu vực Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức (TP HCM)… cho hay nếu như trước đây, mỗi năm giá nhà đất thường tăng từ 10%-20% nhưng từ đầu năm đến nay, nhiều khu vực gần như không tăng giá, thậm chí còn giảm. Đó là lý do người mua nhà để ở có thể “xuống tiền”. Đơn cử, tại khu chung cư Vinhomes (quận Bình Thạnh, TP HCM), giá bán căn hộ 3 phòng ngủ tùy khu hiện chỉ 5,5-6 tỉ đồng, trong khi trước Tết, giá giao dịch phải 6-6,5 tỉ đồng. Một số dự án căn hộ đã bàn giao ở quận 2, giá từ trước Tết đến nay vẫn ở mức 2,9-3 tỉ đồng, giảm khoảng 200 triệu đồng so với năm ngoái…
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, cho rằng thời điểm này nhiều người cần tiền mặt trả nợ, kinh doanh thua lỗ hoặc khó khăn ở các lĩnh vực khác nên quyết định bán bất động sản khá nhiều. Đó cũng là cơ hội cho người có nhu cầu mua nhà, đất chọn lựa được sản phẩm tốt, vừa ý, với giá chấp nhận được. “Tuy vậy, tùy theo phân khúc, sản phẩm mà người mua cân nhắc. Căn hộ mua để ở, nhà phố có vị trí tốt hay đất có sổ đỏ vẫn là ưu tiên. Người đầu tư nên tránh chọn lựa sản phẩm giá trị quá cao nhưng chưa thể sinh lãi ngay. Đặc biệt, tránh tình trạng mua nhầm sản phẩm không rõ ràng pháp lý sẽ dễ bị chôn tiền và mất đi cơ hội đầu tư vào sản phẩm khác với mức sinh lời tốt hơn” – ông Trần Khánh Quang nói.
Trả bớt khoản vay để giảm áp lực tài chính
Trong khi nhiều người rục rịch tìm hiểu lãi suất để vay mua nhà đất thì một số người khác lại tranh thủ trả bớt nợ để giảm áp lực tài chính trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế. Nhân viên tín dụng một NH thương mại nhà nước cho biết gần đây không ít khách hàng liên hệ xin trả nợ trước hạn một phần hoặc toàn bộ khoản vay mua nhà. Ngoài ra, những người vay mua nhà để cho thuê, đầu tư chờ tăng giá hoặc lướt sóng, nay thị trường chững lại hoặc giao dịch kém cũng đua nhau rao bán nhà để tránh bị NH thu hồi nhà, phát mãi.
Chị Kim Ngân (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết vừa trả bớt 500 triệu đồng trong tổng số nợ 2 tỉ đồng vay mua nhà của gia đình. “Tôi tính để 500 triệu đồng này đầu tư đất vùng ven hoặc ở tỉnh nhưng giờ dịch bệnh, thanh khoản thị trường kém trong khi khả năng tăng giá cũng chưa rõ ràng. Do đó, tôi quyết định đem trả nợ, chờ khi thị trường ấm trở lại sẽ tìm cơ hội đầu tư sau” – chị Kim Ngân nói.
Thêm cơ hội giảm lãi suất vay
Quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19
Từ ngày 13-5, tất cả ngân hàng (NH) thương mại đồng loạt giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng theo quy định của NH Nhà nước. Một số NH thương mại còn điều chỉnh lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn thấp hơn mức trần cho phép.
Lãi suất tiền gửi ngắn hạn giảm mạnh
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, NH Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động đối với VNĐ các kỳ hạn dưới 6 tháng và trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Sáng sớm 13-5, các NH đã thay đổi biểu lãi suất huy động mới theo hướng giảm mạnh ở các kỳ hạn. Tại NH TMCP Bản Việt, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng đồng loạt được giảm về 4,2%/năm, thay vì 4,7%/năm trước đó, thấp hơn trần quy định của NH Nhà nước.
Nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: TẤN THẠNH
Lãi suất các kỳ hạn 1-5 tháng tại NH TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng được điều chỉnh xuống 4,25%/năm, bằng với mức trần quy định. Khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy hoặc online kỳ hạn dưới 6 tháng sẽ được áp dụng cùng mức lãi suất nhưng nếu gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất tiền gửi online cao hơn tại quầy từ 0,15 - 0,4 điểm %.
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 và 2 tháng còn 4%/năm, thấp hơn mức lãi suất trần 0,25 điểm %. NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng điều chỉnh lãi suất tiền gửi online kỳ hạn từ 1-5 tháng giảm chỉ còn 4,15%/năm, gửi tại quầy là 4,25%/năm...
Lãnh đạo Nam A Bank nhìn nhận NH Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất huy động dưới 6 tháng, trần lãi suất cho vay ngắn hạn với một số lĩnh vực ưu tiên theo xu hướng chung khi NH trung ương các nước cũng hạ mạnh lãi suất. Giảm lãi suất là động thái cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19. Khi lãi suất đầu vào giảm, cùng với việc NH tiết giảm chi phí sẽ tạo điều kiện giảm thêm lãi suất cho vay.
Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc NH TMCP Bản Việt, cho biết trần lãi suất huy động dưới 6 tháng bằng VNĐ và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ với các đối tượng ưu tiên cùng được giảm 0,5 điểm % theo yêu cầu của NH Nhà nước, sẽ giúp các NH có thêm dư địa giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Dù vậy, mức độ giảm lãi suất của từng NH sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thanh khoản, phân khúc khách hàng.
"Việc điều chỉnh lãi suất cho vay thường có độ trễ nên các NH sẽ có thêm nguồn lực tốt hơn - huy động được nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất thấp hơn trong thời gian tới để triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ khách hàng" - ông Ngô Quang Trung nói.
Lãnh đạo TPBank nhìn nhận từ cuối tháng 4-2019, xu hướng lãi suất đi xuống đã được dự báo nên cách đây 3 tuần, lãi suất liên NH giảm mạnh. Quyết định lần này của cơ quan quản lý đã tác động ngay đến lãi suất huy động vốn. Dù vậy, do phần lớn khách đã gửi tiền kỳ hạn 1-5 tháng nên phải vài tháng tới chi phí huy động vốn của các NH mới giảm, hòa cùng nguồn vốn khác để kéo mặt bằng lãi suất đầu vào đi xuống...
Giảm khó cho doanh nghiệp
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NH Nhà nước), cho biết quan điểm điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt của NH Nhà nước là bảo đảm thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của cả hệ thống.
Động thái hạ lãi suất lần này được NH Nhà nước tiến hành trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường quốc tế, nhiều NH trung ương thực thi biện pháp nới lỏng định lượng, cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái. Trong nước, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện cho NH Nhà nước ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
"Quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NH Nhà nước, cùng với việc quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay một cách bền vững trong thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế" - ông Phạm Thanh Hà nhận định.
Về động thái tích cực của NH Nhà nước, NH HSBC Việt Nam cho rằng quyết định này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục hỗ trợ khách hàng DN và cá nhân tiếp cận nguồn vốn rẻ thông qua hạ lãi vay. Từ đó, giảm bớt gánh nặng tài chính cho DN, đưa hoạt động sản xuất - kinh doanh trở lại trạng thái bình thường.
Theo các chuyên gia, trong năm 2019 và đầu năm 2020, NH Nhà nước đã nâng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục với khoảng 84 tỉ USD, cùng với kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... góp phần giúp cơ quan quản lý có nhiều nguồn lực để ổn định tỉ giá, kiềm chế lạm phát.
Vốn nhàn rỗi sẽ chảy qua kênh khác?
TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing, nhận định chỉ trong vòng vài tháng, NH Nhà nước 2 lần hạ lãi suất điều hành, phản ánh quyết tâm giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới của cơ quan điều hành. Khi lãi suất giảm, NH thương mại có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ việc DN phát hành trái phiếu để huy động vốn; người gửi tiền có thể chuyển sang mua trái phiếu để được hưởng lãi suất cao hơn... Tuy nhiên, điều này không đáng ngại, bởi trái phiếu thường đòi hỏi người tham gia phải chuyên nghiệp, vốn liếng lên tới hàng chục tỉ đồng. Trong khi đó, đại bộ phận người dân chỉ tích lũy được vài chục triệu hoặc hàng trăm triệu đồng để gửi NH nên không mấy ai tính đến việc bỏ vốn vào trái phiếu" - ông Thuận phân tích.
Lãnh đạo một số NH cũng cho rằng các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay bất động sản hiện vẫn chưa rõ xu hướng. Chứng khoán chỉ thực sự khởi sắc khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN phục hồi. Do đó, không quá lo ngại dòng tiền gửi sẽ chảy qua kênh khác. Thực tế, dù lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng giảm nhưng lãi suất tiền gửi trung dài hạn vẫn khá cao nên hấp dẫn người gửi tiền.
Lãi suất huy động đồng loạt giảm Ngay sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước ban hành Quyết định số 419/QĐ-NHNN đã công bố quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động bằng VNĐ cho các kỳ hạn dưới 6 tháng, từ sáng sớm 17-3, các NH thương mại đã đồng loạt thay đổi biểu lãi suất tiền gửi theo hướng giảm ở cả kỳ hạn ngắn và kỳ...