Thời điểm thi Đại học sắp diễn ra, sĩ tử nên cẩn thận với 5 vấn đề sức khỏe này
Kỳ thi Đại học diễn ra vào mùa hè và với tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt như vậy thì sức khỏe của các sĩ tử cũng bị ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Thời điểm hiện tại chính là khoảng thời gian căng thẳng mà các sĩ tử phải dành nhiều thời gian tập trung để củng cố lại các kiến thức quan trọng. Năm nào cũng vậy, kỳ thi Đại học luôn diễn ra vào mùa hè và vấn đề sức khỏe luôn là yếu tố cần được quan tâm thường xuyên.
Trong thời tiết oi bức của những ngày hè, nếu không chú ý quan tâm tới sức khỏe của mình thì các sĩ tử có thể gặp phải một số vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ, say nắng… nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả trong kỳ thi. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy quan tâm tới sức khỏe của mình để phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải trong thời điểm “chạy nước rút” này nhé!
Dưới đây là 5 vấn đề sức khỏe mà rất nhiều sĩ tử có khả năng sẽ gặp phải trong kỳ thi Đại học.
Đau đầu, mệt mỏi
Ôn thi liên tục, căng thẳng quá mức… chính là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi. Lúc này, các sĩ tử sẽ gặp phải những cơn đau buốt vùng thái dương, trên đỉnh đầu, thậm chí còn đau theo tiếng mạch đập. Và tình trạng này kéo dài sẽ khiến các sĩ tử mất tinh thần, khó ngủ, ăn uống không ngon miệng, hốc hác, bơ phờ, xanh xao…
Say nắng
Trong thời tiết mùa hè nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 38 – 39 độ C. Do đó, việc ra ngoài và đến các lò luyện thi sẽ khiến các sĩ tử có khả năng bị say nắng, dẫn đến tình trạng nóng rát da, mặt tái nhợt, mạch đập nhanh… thậm chí là ngất xỉu đột ngột.
Video đang HOT
Việc ăn uống thất thường, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong mùa thi có thể gây ra những cơn hạ đường huyết bất ngờ. Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng hạ đường huyết gồm có: cảm giác cồn cào trong bụng, hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay, mạch đập nhanh, vã mồ hôi… nặng hơn còn có thể bị co giật.
Rối loạn tiêu hóa
Ngoài hạ đường huyết thì rối loạn tiêu hóa cũng là một vấn đề sức khỏe mà bạn nên chú ý. Các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy cấp… chính là những biểu hiện đầu tiên cảnh báo tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thêm nữa, các sĩ tử còn có thể bị sốt nếu nhiễm khuẩn, cơ thể mất nước, hạ huyết áp, tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
Sốt virus
Mùa hè có thể bùng phát rất nhiều dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt virus, cúm A/H1N1… Các triệu chứng thường gặp gồm có: sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân, hắt hơi, sổ mũi, chán ăn… Ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh sốt virus thì nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Theo helino
Bạn đã biết ăn vải đúng cách?
Mùa hè là mùa của trái cây: vải, xoài, mận, chôm chôm. Trong đó, quả vải với vị ngọt, thơm, giá thành rẻ trở thành thứ quả được nhiều người ưa thích. Bên cạnh những lợi ích của mình, quả vải ẩn chứa những nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe nếu chúng ta không biết ăn vải đúng cách. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn những lưu ý quan trọng trong việc ăn vải.
1. Tuyệt đối không ăn vải lúc đói
Việc ăn quá nhiều vải một lúc sẽ khiến cơ thể bị hạ đường huyết. Đặc biệt là khi bạn đói, nguy cơ hạ đường huyết càng cao. Do đó, chỉ nên ăn vải sau bữa ăn. Tuyệt đối ăn vải khi đói bạn nhé!
2. Chỉ nên ăn không quá 10 quả vải
Bạn có biết, số lượng quả vải tối đa mà bạn nên ăn một lúc là 10 quả? Với trẻ em, chỉ nên ăn từ 3 - 4 quả. Với phụ nữ có thai, không nên ăn loại quả này. Bởi lẽ, ăn nhiều vải khiến cơ thể bị nóng, có nguy cơ hạ đường huyết. Nếu 10 quả không thể thỏa mãn cơn thèm của bạn, bạn có thể ăn nhiều hơn một chút. Nhưng nhớ đừng ăn quá 500g / ngày. Và nhớ chia thành nhiều lần nhỏ.
3. Hãy ngâm vải với nước muối trước khi ăn
Cho dù biết rõ nguồn gốc xuất xứ của vải thì bạn vẫn nên ngâm vải vào nước muối trước khi ăn. Bởi lẽ, vỏ của quả vải là nơi trú ngụ lí tưởng của một loại nấm mốc. Do đó, nếu không ngâm rửa sạch sẽ, chúng ta dễ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng.
Đồng thời, bạn cần lưu ý không ăn những quả vải bị thối, dập, để đảm bảo an toàn sức khỏe.
4. Trước khi ăn vải, hãy ăn đồ ăn có tính mát
Đây là một cách hữu ích cho những ai thích ăn vải. Việc uống một cốc nước mát, ăn một cốc chè mát như trà bí đảo, trà hoa quả, chè sắn dây... sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, làm giảm tính nóng của vải.
Một cốc nước mát giúp làm giảm tính nóng của vải
5. Ăn cả lớp vỏ màu trắng
Một số nguồn thông tin cho rằng, việc bạn ăn cả lớp vỏ màu trắng bao bọc quanh cùi của quả vải là cách tốt để tránh sinh hỏa. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cách này thực sự không hấp dẫn, bạn có thể bỏ qua. Mình nghĩ chẳng thích thú gì khi ăn cả lớp vỏ chát, phải không nào?
6. Nếu có dấu hiệu ngộ độc vải, hãy uống một cốc nước đường
Nếu chẳng may mà bạn bị ngộ độc vải, với các dấu hiệu như: buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi, hãy áp dụng ngay cách đơn giản sau đây:
- Pha một chút đường với một cốc nước mát, uống ngay.
- Theo dõi và đến các cơ sở y tế gần nhất.
Trên đây là một số tổng hợp để giúp bạn ăn vải đúng cách. Chúc các bạn có một mùa hè mạnh khỏe để thưởng thức các món ăn hấp dẫn, đi du lịch khắp nơi.
Nguyên Mai
Theo Ohay TV (tổng hợp)
Gợi ý thực đơn bổ não cho sĩ tử mùa thi Bữa sáng khởi đầu ngày mới với ngũ cốc hay bánh mì, trưa dùng súp thịt hoặc salad cá ngừ, tối ăn thịt gà hoặc bò thêm chút bột nghệ. Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM thiết kế thực đơn cho ba bữa ăn để đảm bảo sức khỏe và tăng cường...