Thời điểm nào thích hợp để tiêm vaccine cúm mùa?
Cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa thường rơi vào mùa Xuân và mùa Đông, vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vaccine cúm là từ 2 tuần đến 1 tháng trước mùa cao điểm.
Tiêm vaccine cúm cho người dân. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Bệnh cúm thường gia tăng ca mắc vào giai đoạn thời tiết lạnh, nhất là mùa Đông Xuân, tuy nhiên, gần đây, việc số người mắc cúm A tăng cao vào mùa Hè khiến nhiều chuyên gia y tế không khỏi quan ngại.
Cúm mùa là gì?
Bệnh cúm hay còn gọi là cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.
Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi thì mới cần nhập viện điều trị.
Video đang HOT
Điều trị cho một bệnh nhân cao tuổi mắc cúm A. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Những trường hợp mắc cúm nhưng chỉ ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ, chụp X-quang phổi không có tổn thương thì chỉ cần điều trị ngoại trú, nâng cao thể trạng để bệnh tự khỏi.
Tuy nhiên, thay vì đợi khi có bệnh mới đi uống thuốc, người dân có thể chủ động phòng bệnh cúm bằng cách tiêm vaccine cúm mùa hằng năm để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
Vaccine cúm mùa là gì?
Vaccine cúm mùa là loại vaccine được nghiên cứu và sản xuất nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm đang lưu hành.
Năm 1938, các nhà khoa học đã phát triển thành công vaccine cúm đầu tiên ngừa được một loại virus cúm A và sử dụng để tiêm chủng cho binh sỹ Mỹ thời đó. Năm 1942, vaccine cúm đầu tiên ngừa thêm cúm B được phát triển.
Năm 1978, vaccine cúm đầu tiên ngăn ngừa ba chủng virus cúm gồm hai chủng cúm A (H1N1) và A (H3N2) cùng một chủng cúm B ra đời.
Vaccine cúm thế hệ mới đầu tiên có khả năng phòng được bốn chủng virus cúm gồm hai chủng cúm A (H1N1), A (H3N2) cùng hai chủng cúm B Victoria và Yamagata được cấp phép và chính thức đưa vào sử dụng vào năm 2012.
Vaccine ngừa cúm gia cầm H5N1 đầu tiên cũng được cấp dùng vào năm 2007.
Vaccine cúm bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt các chủng virus cúm (trung hòa virus) nếu cơ thể có tiếp xúc nhằm giảm khả năng mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, thậm chí là tử vong.
Thời điểm thích hợp để tiêm vaccine cúm mùa
Cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa thường rơi vào mùa Xuân và mùa Đông.
Vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vaccine cúm là từ 2 tuần đến 1 tháng trước khi vào mùa cao điểm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh cho người dân. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Các gia đình được khuyến khích bắt đầu tiêm vaccine từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Tuy nhiên, việc tiêm phòng sớm quá có thể làm giảm khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm bệnh cúm vào cuối mùa cúm, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
Tại sao nên tiêm vaccine cúm hàng năm?
Vaccine cúm sau khi được tiêm vào cơ thể sẽ kích thích sinh đáp ứng miễn dịch bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu để ức chế hoạt động của virus cúm và tiêu diệt chúng nhằm giảm khả năng mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Lượng kháng thể đầy đủ sẽ hình thành sau khi tiêm vaccine 2-4 tuần.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy lượng kháng thể sẽ suy giảm dần theo thời gian, đồng thời virus cúm cũng liên tục biến đổi cấu trúc di truyền theo chu kỳ năm, thay đổi tùy theo từng vùng miền, từng quốc gia và không báo trước.
Chính vì vậy, công thức sản xuất vaccine cúm luôn được cập nhật mỗi năm để phù hợp với các chủng virus cúm đang lưu hành và việc tiêm nhắc vaccine cúm mỗi năm là rất quan trọng, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao, kể cả nhân viên y tế và người nhà của bệnh nhân./.
Trẻ bị chó cắn vào má ở Sơn La đã không qua khỏi
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La có báo cáo xác nhận trường hợp bé trai 8 tuổi ở TP Sơn La đã không qua khỏi sau khi bị chó cắn vùng mặt.
Ảnh: Virginia.gov.
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La cho biết theo thông tin từ gia đình, cách đây khoảng 1 tháng rưỡi (không nhớ rõ ngày), bệnh nhân đi chơi ở khu vực gần nhà, bị một con chó không rõ nguồn gốc chạy rong ngoài đường lao vào cào ở vùng mặt (gây 2 vết tổn thương da). Trẻ về nhà có thông báo với bố mẹ.
Gia đình thấy trẻ báo bị chó cào, vết thương nhẹ nên không đưa trẻ đến cơ sở y tế để tư vấn và tiêm vaccine phòng bệnh dại cho trẻ.
Ngày 19/8, trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn. Ngày 20/8, gia đình đưa trẻ vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La khám, điều trị.
Ngày 21/8, trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng: Sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, cứng hàm (không uống nước được), toàn thân kích thích khi gặp các yếu tố gió, ánh sáng, tiếng động.
Nhân viên y tế đã giải thích tình trạng bệnh với gia đình bệnh nhân, tuy nhiên gia đình xin chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám, tiếp tục điều trị và được chẩn đoán mắc bệnh dại. Bệnh viện đã thông báo với gia đình về tình hình bệnh và không thể điều trị khỏi.
Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh dại nói riêng và bệnh lây truyền từ động vật sang người, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sơn La đề nghị Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La, UBND TP Sơn La đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật, gia súc, gia cầm sang người.
Khi bị chó mèo cắn cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vaccine phòng bệnh dại, không sử dụng các sản phẩm từ động vật, gia súc, gia cầm bị bệnh, ốm.
Hà Nội ghi nhận 98 trường hợp mắc bệnh ho gà tại 25 quận huyện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đánh giá, các ca mắc ho gà ghi nhận từ đầu năm đến nay đều là ca bệnh tản phát, không phát sinh ổ dịch, thời gian tới sẽ tiếp tục ca bệnh rải rác. Bác sĩ khám cho bệnh nhi gần 2 tháng tuổi mắc ho gà điều trị tại Bệnh viện...