Thời điểm hút thuốc lá nguy hiểm nhất
Những người hút thuốc lá ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể đối mặt với nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư đầu và cổ đang ngày càng tăng cao so với những người hút vào thời điểm muộn hơn trong ngày.
Có nhiều chất độc hại trong khói thuốc lá. Ảnh: Nguồn internet
Nhà khoa học Joshua Muscat, ĐH Y dược Penn State, Hershey và các đồng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu liệu hút thuốc lá buổi sáng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đầu và cổ. “Những người hút thuốc này có lượng nicotine cao hơn và cả những độc tố từ thuốc lá khác trong cơ thể, bởi thế, họ dễ bị nghiện hơn so với những người hút thuốc sau đó khoảng nửa giờ hoặc hơn”, ông Muscat cho biết.
Một cuộc khảo sát trên 4.755 ca ung thư phổi đều là những người hút thuốc lá bình thường cho thấy, so với những người hút thuốc sau khi ngủ dậy 60 phút, những người hút trong vòng 31 phút đến 1 tiếng sau khi thức dậy có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 1,31 lần và những người hút thuốc trong vòng nửa tiếng sau khi ngủ dậy có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 1,79 lần.
Một cuộc khảo sát ung thư đầu và cổ cũng đã được tiến hành trên 1.055 ca ung thư đầu và cổ và 785 bệnh chứng và đều có tiền sử hút thuốc lá cho thấy: So với những người hút thuốc sau 60 phút khi thức dậy, những người hút trong vòng từ 31 đến 60 phút sau khi thức dậy có nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ cao gấp 1,42 lần.
Video đang HOT
Hút thuốc lá kết hợp uống cà phê hay uống rượu làm tăng quá trình tích lũy độc tố trong cơ thể. Ảnh: Nguồn internet
Các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Y Athens – Hy Lạp đã tiến hành 1 nghiên cứu ngắn hạn trên 24 người để thấy được tác hại tức thì của việc hút thuốc lá trong khi uống cà phê và 1 nghiên cứu dài hạn hơn trên 160 người để thấy được tác hại lâu dài của việc kết hợp 2 loại này.
Những người tham gia nghiên cứu là người hút thuốc và không có vấn đề về tim mạch, tiểu đường, mỡ máu hay huyết áp. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, kết hợp thuốc lá với cà phê đã gây ra những tác động tiêu cực lên tim mạch nhiều hơn là khi không có sự kết hợp này.
Một nghiên cứu khác của Mỹ cho rằng, 75% ung thư cổ họng, miệng và thanh quản là do sự kết hợp của thuốc lá và rượu. Những người tiêu thụ rượu và thuốc lá có nhiều hơn 38 lần nguy cơ phát triển các bệnh ung thư so với người không hút thuốc và không uống rượu.
Như vậy, việc hút thuốc lá kết hợp uống cà phê hay uống rượu làm tăng quá trình tích lũy độc tố trong cơ thể người, khiến cho họ bị tàn phá nhanh chóng hơn nhiều lần so với việc họ chỉ hút thuốc lá 1 cách riêng lẻ./.
Thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi như thế nào?
Khi mang thai, việc hít phải khói thuốc lá hay hút thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với bà bầu.
Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và hành vi hút thuốc lá dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trước, trong, và sau khi em bé chào đời. Vậy thuốc lá có ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại
Trong một điếu thuốc lá thông thường có chứa hơn 4.000 loại hóa chất khác nhau, điển hình là nicotine, carbon monoxide, acetone, arsenic, methane, polonium...
Thuốc lá điện tử hay còn gọi là "Vape" là những lựa chọn mới cho người có thói quen hút thuốc. Đã có nhiều trường hợp có thể giảm liều từ đó cai hẳn thuốc lá nhờ chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, loại thuốc lá "công nghệ cao" này cũng gây nghiện cho không ít người dù ban đầu không hút thuốc nhưng đã thử vì tính tò mò. Trên thực tế, dù thuốc lá điện tử có rất ít hoặc không có nicotine, nhưng độ độc hại của nó không hề kém cạnh thuốc lá thông thường.
Ngoài ra, một loại thuốc lá cũng khá phổ biến hiện nay là thuốc lá không khói. Các sản phẩm thuốc lá không khói được sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau, như thuốc hít, thuốc ngậm, và các sản phẩm thuốc lá hòa tan. Tất cả các sản phẩm thuốc lá không khói đều chứa nicotine. Chúng cực kỳ gây nghiện. Việc bỏ dùng loại thuốc lá này cũng gian nan như việc cai thuốc lá thông thường.
Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Khói thuốc lá (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) là sự kết hợp của khói từ một điếu thuốc đang cháy và khói thở ra từ người hút. Nếu phụ nữ đang mang thai hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Hội chứng SIDS còn được gọi là những cái chết trong nôi (crib death, cot death), là cái chết xảy đến đột ngột mà không rõ nguyên nhân ở đứa trẻ chưa đầy một tuổi.
Ảnh hưởng của thuốc lá tới thai nhi
Khi phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá, chất nicotine và các loại chất độc hại khác sẽ đi qua phổi vào trong máu của bạn và đi trực tiếp đến em bé. Điều này có thể gây ra các nguy cơ sau: Thai nhi bị phát triển chậm;Tăng nguy cơ sinh non; Gây ra các tổn thương não và phổi cho thai nhi;Tăng nguy cơ thai chết lưu.
Ảnh hưởng của thuốc lá tới trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Dưới đây là những tác hại của khói thuốc lá đến sức khỏe lâu dài của trẻ nhỏ:
Ảnh hưởng của thuốc lá tới phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Dù là vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng tới bà mẹ đang mang thai. Những tác hại từ thuốc lá có thể gây ra:
Thai ngoài tử cung (chất nicotine trong thuốc lá có thể gây co thắt trong các ống dẫn trứng, những cơn co thắt này làm cản trở phôi thai đi qua để vào tử cung. Kết quả là phôi thai làm tổ ngoài tử cung, nó sẽ nằm ở ống dẫn trứng hoặc trong ổ bụng). Ảnh hưởng xấu tới nhau thai. Gặp các vấn đề về tuyến giáp. Vỡ ối sớm.
Ngăn ngừa ảnh hưởng bởi khói thuốc lá đối với bà mẹ mang thai là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Bà bầu nên tránh đến những nơi đông người cũng như các thành viên trong gia đình cũng chủ động loại bỏ khói thuốc khi có phụ nữ mang thai.
Hút thuốc lá sẽ làm biến đổi ADN Thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa Hỏi: Thưa bác sĩ, thông tin hút thuốc lá gây biến đổi ADN có đúng không, lý do vì sao? Nguyễn Bình (Hà Đông, Hà Nội) Trả lời: Chào bạn, trong khói thuốc lá có khoảng hơn 4.000 hóa chất, trong đó...