Thời điểm chấm dứt đóng cửa ngừa COVID-19 phụ thuộc vào vaccine
Nghiên cứu mới của Trung Quốc chỉ ra, các biện pháp đóng cửa không thể chấm dứt cho tới khi vaccine COVID-19 được tìm ra.
Thời điểm chấm dứt đóng cửa ngừa COVID-19 phụ thuộc vào vaccine. Ảnh: Getty.
Các quốc gia muốn chấm dứt phong tỏa và cho phép người dân di chuyển, làm việc trở lại sẽ phải theo dõi chặt chẽ lây nhiễm mới và điều chỉnh các biện pháp kiểm soát tại chỗ cho đến khi có vaccine ngừa COVID-19, The Guardian dẫn nghiên cứu mới dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu tại Hong Kong (Trung Quốc) chỉ ra rằng, các biện pháp kiểm soát mạnh mà Trung Quốc áp đặt với nhịp sống hàng ngày đã giúp cho làn sóng COVID-19 đầu tiên kết thúc. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của làn sóng thứ hai là rất thật.
“Trong khi các biện pháp kiểm soát này dường như đã làm giảm số lây nhiễm xuống mức rất thấp, nếu không có miễn dịch cộng đồng với COVID-19, các ca mắc có thể dễ dàng đột biến khi các doanh nghiệp, nhà máy vận hành và trường học dần mở lại cũng như sự gia tăng các tương tác xã hội, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các ca từ bên ngoài vào trong bối cảnh COVID-19 tiếp tục lây lan toàn cầu” – Giáo sư Joseph T Wu từ Đại học Hong Kong, đồng lãnh đạo của nghiên cứu này cho biết.
Trung Quốc đã đẩy số lây nhiễm – số người trung bình mà một người mắc COVID-19 sẽ lây nhiễm cho – từ 2 hoặc 3 xuống thấp hơn 1 và khi đó dịch bệnh giảm một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo, nếu nhịp sống bình thường được phép nối lại quá nhanh và việc dỡ bỏ kiểm soát quá rộng rãi, số lây nhiễm sẽ tăng trở lại. Các chính phủ cần theo dõi chặt chẽ tình hình thực tại.
“Mặc dù các chính sách kiểm soát như giữ khoảng cách vật lý và thay đổi hành vi có thể sẽ được duy trì trong một thời gian, nhưng chủ động tạo ra sự cân bằng giữa việc nối lại các hoạt động kinh tế và giữ số lây nhiễm dưới mức 1 có thể là chiến lược tốt nhất cho tới khi vaccine công hiệu được phổ biến rộng rãi” – Giáo sư Wu nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bài viết được công bố trên tạp chí y khoa Lancet dựa trên mô hình dịch bệnh ở Trung Quốc. Mô hình này cho thấy tỉ lệ tử vong ở Trung Quốc đại lục thấp hơn nhiều, ở mức dưới 1%, so với tỉnh Hồ Bắc nơi dịch bệnh khởi phát, có tỉ lệ tử vong gần 6%. Con số này cũng thay đổi theo mức độ giàu có của mỗi tỉnh, có liên quan tới hệ thống y tế sẵn có.
“Ngay cả tại các siêu đô thị thịnh vượng và có nguồn lực tốt như Bắc Kinh và Thượng Hải, các nguồn lực y tế là hữu hạn và các dịch vụ sẽ phải vật lộn đối phó với nhu cầu tăng đột biến” – Giáo sư Gabriel M Leung từ Đại học Hong Kong nói.
Theo ông, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đại học Hong Kong nêu bật tầm quan trọng của việc đảm bảo hệ thống y tế địa phương đáp ứng được đủ nhân lực và các nguồn lực khác để giảm thiểu tử vong liên quan tới COVID-19.
Phân tích của các nhà nghiên cứu Hong Kong sử dụng dữ liệu của Ủy ban Y tế địa phương về các ca COVID-19 được xác nhận trong khoảng từ giữa tháng 1 đến 29.2 tại 4 thành phố – Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Ôn Châu và 10 tỉnh có số ca mắc bệnh cao nhất ngoài Hồ Bắc.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, các biện pháp kiểm soát chỉ nên nới lỏng dần dần.
Cân bằng giữa việc cho phép nối lại các hoạt động kinh tế và kiểm soát chặt chẽ đủ để ngăn chặn sự gia tăng các ca lây nhiễm “có thể là chiến lược tối ưu cho đến khi vaccine có công hiệu được phổ biến rộng rãi, dù thực tế là các chính sách kiểm soát, bao gồm cách ly xã hội, thay đổi hành vi và nhận thức cộng đồng sẽ có thể được duy trì trong một thời gian”.
THANH HÀ
Tê tê không phải vật chủ truyền bệnh: SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ đâu?
Nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy tê tê có thể không phải là vật chủ truyền SARS-CoV-2 sang con người như các khẳng định ban đầu.
Tê tê có thể không phải là vật chủ lây nhiễm virus corona chủng mới sang con người, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, đồng thời khẳng định thêm rằng các nghiên cứu nên tập trung vào những loài động vật hoang dã có cùng môi trường sống.
Tê tê có thể không phải là vật chủ lây nhiễm virus corona chủng mới sang con người. Ảnh: Imaginechina
Trước đó, tê tê được cho là vật chủ trung gian truyền bệnh Covid-19 sang con người sau khi một số nghiên cứu khoa học nhấn mạnh đến mối liên hệ mật thiết giữa SARS-CoV-2 và các loại virus tương tự được tìm thấy trong loài động vật này.
Tuy nhiên, đội ngũ các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là chuyên gia Zhang Zhigang từ Đại học Vân Nam cho biết hôm 25/3 rằng các bằng chứng cho thấy sự tương đồng về gien giữa 2 loại virus này không vượt qua ngưỡng 99%, ngưỡng cần thiết vẫn được coi là khiến virus lây từ tê tê sang con người.
Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang cố gắng phát hiện con đường lây nhiễm của virus corona chủng mới sang con người nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 giữa bối cảnh dịch bệnh này đã khiến 468.905 người nhiễm bệnh và hơn 21.000 người tử vong.
Ông Zhang cho biết các loài động vật như dơi và tê tê từng được biết tới là vật chủ tự nhiên lây nhiễm các loại virus tương tự với SARS-CoV-2 song những vật chủ tự nhiên này thường không thể truyền các loại virus này sang con người.
Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cần xác định vật chủ trung gian mà virus đã truyền qua để từ đó lây nhiễm sang con người.
Dơi và tê tê cũng từng là tâm điểm chú ý sau khi các nhà khoa học xác định chúng là những nguồn mang các loại virus có nhiều đặc điểm cấu tạo gien giống với virus corona chủng mới.
Tháng 1/2020, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc dẫn đầu là chuyên gia Shi Zhengli từ Viện Virus học Vũ Hán đã phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 giống bộ gien của virus BatCoV RaTG13 tới 96%. Đây là một loại virus corona khác được tìm thấy trên những con dơi móng ngựa trung gian sống trong các hang động ở tỉnh Vân Nam.
Trong một bài báo khoa học công bố tuần trước trên Current Biology, đội ngũ các nhà nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng virus corona được tìm thấy trên tê tê Malay, có tên là Pangolin-CoV là "họ hàng" có mối quan hệ gần gũi thứ hai với SARS-CoV-2 khi 2 loại virus này giống nhau tới 91,02% về bộ gien.
Đầu tháng 2, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc cho biết họ phát hiện ra sự tương đồng tới 99% giữa 2 virus này và tuyên bố tê tê Malay là một "vật chủ trung gian tiềm năng". Tuy nhiên, sau đó, các nhà khoa học đã sửa lại kết quả này khi giảm con số trên xuống còn 90,3%.
Guan Yi - một nhà virus học thuộc Đại học Hong Kong (Trung Quốc) sau đó cũng cho biết nghiên cứu của ông chỉ cho thấy 92,4% sự tương đồng giữa 2 loại virus này.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Zhang cho biết nghiên cứu của ông Shi đã loại bỏ dơi móng ngựa trung gian là loài truyền virus corona chủng mới sang con người nhưng những loài dơi khác có thể là vật chủ và các nhà nghiên cứu nên tiếp tục nghiên cứu.
Ông Zhang cũng nhận định các nhà khoa học nên xem xét môi trường sống tự nhiên của dơi móng ngựa trung gian và tê tê Malay để tìm ra vật chủ trung gian thực sự.
"Nếu dơi móng ngựa và tê tê Malay được cho là vật chủ tự nhiên thì môi trường sống tự nhiên hiện nay của chúng có thể là nơi tạo ra virus corona chủng mới", ông Zhang cho biết.
"Điều quan trọng hiện nay là xác định vật chủ trung gian, virus đã truyền từ động vật sang con người ở nơi nào? Tại sao dịch bệnh lại bùng phát ở Vũ Hán? Những câu hỏi này là hướng đi chính cho những nghiên cứu khoa học tương lai".
Dơi móng ngựa trung gian thường được tìm thấy ở Nam Á, khu vực phía nam và miền trung Trung Quốc, cũng như tại Đông Nam Á. Tê tê Malay (tên khoa học là Manis javanica) còn được gọi là tê tê Sunda, tê tê Java được tìm thấy chủ yếu ở Đông Nam Á./.
Kiều Anh
Trung Quốc có thể đã ngăn chặn virus corona, nhưng với cái giá quá đắt Bắc Kinh nói các biện pháp mạnh tay của họ đã có tác dụng. Liệu các nước khác có thể áp dụng cách thức chống dịch của Trung Quốc hay không? Trong khi virus corona mới đang lây lan trên khắp thế giới, làm đảo lộn thị trường, gây gián đoạn hoạt động đi lại toàn cầu, khiến hàng trăm triệu trẻ em...