Thời đại ‘nô lệ’ của điện thoại, công nghệ
Điện thoại di động từ lâu không những trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người mà còn là thứ gây nghiện đối với nhiều bạn trẻ khi mỗi lúc ngơi tay họ lại chăm chú vuốt, bấm.
Trong vài năm trở lại đây, điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng trở nên rẻ và tiện dụng hơn. Chỉ với khoảng 2-3 triệu đồng người dùng có thể sở hữu model nhiều tính năng. Đó là lý do không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, bất kỳ nơi công cộng nào bạn cũng có thể thấy người dân đang thi nhau bấm điện thoại.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mobile Marketing MMA Forum năm 2015, 94% dân số Việt Nam có điện thoại di động, trong đó 37% người dùng có điện thoại thông minh. Tỷ lệ này ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM còn cao hơn.
Mỗi ngày, trung bình mỗi người truy cập điện thoại 150 lần, mỗi lần cách nhau 6,5 phút. Người ta có thể sử dụng điện thoại ở bất cứ chỗ nào, thời gian nào như dừng đèn đỏ tại ngã tư.
Cảnh tượng vừa ăn vừa lướt smartphone.
Nhiều người vào ngồi trong quán cafe chủ yếu để truy cập Internet từ điện thoại, thậm chí có bạn ngồi cùng họ cũng không hề nói chuyện.
Những người dân lao động nay cũng liên tục vào Internet đọc báo, sử dụng mạng xã hội qua điện thoại di động.
Video đang HOT
Tay gắp thức ăn, mắt nhìn công nghệ.
Những người bán hàng khi vắng khách.
Nhiều người khi vừa làm việc gì đó xong chỉ cần có chỗ ngồi nghỉ là rút điện thoại ra bấm.
Thời gian cha mẹ bên con cái cũng bị bào mòn vì smartphone.
Đi bộ sang đường không quan sát, tay mắt dành cho điện thoại.
Nhiều trường hợp dùng điện thoại khi đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm.
Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Common Sense Media, Mỹ vào năm 2014, thì mỗi người Việt Nam dành đến 7 giờ mỗi ngày cho việc truy cập điện thoại thông minh hay máy tính bảng.
Việt Hùng – Hoàng Việt
Theo Zing
Bộ ảnh đứa trẻ mặt vô hồn vì nghiện công nghệ
Trong giai đoạn hình thành nhân cách, trẻ em nghiện smartphone thường gặp vấn đề về biểu cảm và kết nối với thế giới thực xung quanh.
Đỗ Xuân Bút, một người trẻ làm công nghệ thông tin, đam mê nhiếp ảnh ở TP HCM, vừa đăng bộ ảnh siêu thực nhằm nói lên thực trạng các thiết bị công nghệ đang xâm chiếm và làm lệch lạc nhận thức của trẻ em trong giai đoạn hình thành nhân cách.
Thông qua bộ ảnh này, tác giả muốn nhắn nhủ đến các bậc cha mẹ hãy quan tâm đến con mình nhiều hơn, thay vì "quẳng" cho chúng một chiếc smartphone hay máy tính bảng. Theo Đỗ Xuân Bút, ý tưởng bộ ảnh từ lời tâm sự của bà ngoại kể về đứa chắt 2 tuổi. "Nó hay chơi điện thoại, bà mẹ dỗ bằng công nghệ và cậu bé trở nên cáu gắt, thường xuyên đòi hỏi", anh nói.
Nhân vật chính trong bộ ảnh là một đứa trẻ quen với việc "ăn ngủ cùng smartphone".
"Nó hét đòi chơi" - tác giả nói về việc trẻ em đòi dùng smartphone.
Cảm xúc bị rối loạn nếu không có smartphone.
Nhìn xa xăm và vô hồn.
Không thể kết nối với thế giới thực.
Và dần lùi vào bóng tối.
Lựa chọn và so sánh.
Theo tác giả, những đứa trẻ như vậy không phải là trường hợp hiếm, chúng như cây được tưới nước bằng smartphone.
Và lớn thành những cây hoa không đầu.
"Nó bị giam nhưng nó có smartphone nên kệ" - tác giả bình luận.
Duy Nguyễn
Ảnh: Đỗ Xuân Bút
Theo Zing
Nhiều người không thể rời điện thoại dù chỉ một phút Nếu đang đợi bạn, đồng nghiệp hay một ai đó thì lúc rảnh rỗi bạn sẽ làm gì? Nhiều người trả lời rằng sẽ mở smartphone ra xem. Vậy trước khi chạm vào smartphone, bạn chờ được bao lâu? Smartphone đang là thiết bị không thể tách rời của nhiều người. AFP Một cuộc khảo sát do Kaspersky thực hiện thông qua Đại...