Thời đại IoT: Tủ lạnh thông minh cũng có thể bị hack
Với sự phát triển của IoT ( Internet Vạn Vật), hiện nay hầu như bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet đều có thể trở thành ‘mồi ngon’ của hacker. Trường hợp mới đây là các tủ lạnh.
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Safety Detective vừa tiết lộ các lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát nhiệt độ được tìm thấy trong tủ lạnh hay tủ đông có thể cho phép hacker chiếm quyền điều khiển thiết bị và điều khiển nó.
Đến tủ đông nối mạng cũng có thể bị hack
Video đang HOT
Lỗ hổng bảo mật, xuất phát từ việc sử dụng mật khẩu không đủ mạnh đã ảnh hưởng đến các bộ điều nhiệt được kết nối internet do Resource Data Management (RDM) sản xuất. Các sản phẩm của công ty này đang được sử dụng trong các cửa hàng tạp hóa, bệnh viện, công ty dược phẩm, cũng như nhiều cá nhân.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Shodan, một công cụ tìm kiếm thiết bị IoT và tìmđược 7.419 sản phẩm RDM dính lỗ hổng trên. Hầu hết các bộ điều nhiệt vẫn đang sử dụng mật khẩu mặc định, điều này giúp kẻ tấn công dễ dàng kiểm soát chúng. Khi một hacker chiếm quyền điều khiển thiết bị, họ có thể điều chỉnh nhiệt độ, thay đổi chế độ báo động và có được vị trí của các cơ sở nơi đặt tủ đông.
Theo phản hồi của RDM, lỗi này do người dùng không tuân theo các bước cài đặt cần thiết để bảo mật sản phẩm của họ. RDM cho biết vấn đề này liên quan đến việc sử dụng mật khẩu mặc định và người dùng luôn cần phải thay đổi chúng.
Tất nhiên, các công ty như RDM có thể thực hiện các các nhật phần mềm để buộc người dùng thiết lập mật khẩu mới thay vì để khách hàng phải tự làm nhưng hiện tại, công ty này đang đổ lỗi cho người dùng.
Theo Gizmodo
Facebook tăng cường chống tài khoản giả mạo
Nếu Facebook nghi ngờ tài khoản ai đó là giả mạo, họ có thể khóa tài khoản và yêu cầu người dùng gửi thông tin nhận dạng để xác minh là thật.
Theo Fox26, giải thích cho vấn đề này, Facebook cho biết họ sẽ yêu cầu người dùng tải lên một ID vì 2 lý do: Để xác nhận tài khoản mà người dùng đang cố truy cập thực sự là của họ, cũng như xác minh tên thật của người đó.
Hành động của Facebook nhằm giải quyết vấn nạn nhiều người dùng không tuân thủ quy tắc sử dụng tên thật mà Facebook đưa ra. Có 2 nhóm cho ID mà Facebook yêu cầu. Đầu tiên là Nhóm 1, nơi ID được chấp nhận gồm giấy khai sinh, bằng lái xe, hộ chiếu, thẻ xanh hoặc một số hình thức khác. Với Nhóm 2, người dùng cần phải gửi thẻ an sinh xã hội, bản sao kê ngân hàng hoặc hồ sơ y tế.
Facebook đang thực hiện bước đi mới nhằm chống lại tài khoản giả mạo - Ảnh: AFP
Nếu người dùng chọn tải lên bất kỳ hình thức ID nào, Facebook cho biết nó sẽ được mã hóa và lưu trữ an toàn. Vấn đề là người dùng đang lo ngại chữ "an toàn" của Facebook sau nhiều bê bối trong quá khứ.
Quay trở lại năm 2018, vào tháng 3, hãng Cambridge Analytica của Anh đã thu thập thông tin 87 triệu người dùng mà không cần sự cho phép từ họ. Vào tháng 9, Facebook tìm thấy một lỗ hổng bảo mật trong gần 50 triệu tài khoản cho phép tin tặc truy cập hồ sơ của mọi người và xem dữ liệu cá nhân của 14 triệu người dùng. Sau đó vào tháng 12, Facebook cho biết nhiều bức ảnh không công khai của 7 triệu người dùng có thể được tiếp xúc bởi nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba.
Đó chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu về các vụ vi phạm dữ liệu của Facebook trong năm 2018. Nếu lo ngại tài khoản Facebook bị hack, người dùng cần thay đổi mật khẩu, sau đó báo cáo hack cho Facebook trước khi xóa mọi ứng dụng đáng ngờ khỏi tài khoản của mình. Cuối cùng hãy thực hiện một số hành động kiểm soát thiệt hại như thông báo bạn bè biết tài khoản của mình đã bị hack để họ đề phòng.
Theo báo thanh niên
Nguy cơ tấn công mạng qua thiết bị Internet vạn vật Các thiết bị Internet vạn vật (IoT) ngày càng mạnh dạn thâm nhập vào cuộc sống thường ngày của chúng ta. Theo báo cáo của Công ty phân tích - tư vấn Ovum (Anh), vào năm 2021 số thiết bị IoT trung bình trên một hộ gia đình đạt tới giá trị 8,7. Các nhà phân tích an ninh mạng cảnh báo trước...