Thời của các giải eSports cho điện thoại đã đến rất gần
Major League Gaming (MLG), một trong những giải đấu thể thao điện tử tầm cỡ nhất thế giới đã công bố mối quan hệ đối tác với Sony Mobile và Gameloft để khuấy đảo thị trường game trên smartphone.
Ba công ty lớn trong ngành giải trí này sẽ hợp tác xây dựng nền tảng mới mang tên gọi Xperia Mobile Gaming Arena dành riêng cho các giải đấu eSport trên điện thoại di động. Trò chơi đầu tiên được áp dụng và thi đấu làCombat 3: Fallen Nation, game bắn súng góc nhìn thứ nhất của Gameloft dành riêng cho smartphone đáng chú ý nhất trên thị trường hiện nay. Tổng giải thưởng ban đầu dành cho giải đấu game này là 10.000 USD.
Xperia Mobile Gaming Arena, cơ hội so tài cho các cao thủ game di động.
Để tham gia vào hệ thống này, người chơi phải liên kết tài khoản MLG của mình và Gameloft, tải về ứng dụng và bắt đầu tham gia tranh tài với các cao thủ khác trên khắp thế giới.
Hệ thống nền tảng mới này sẽ cung cấp sân chơi cho tất cả các hệ máy điện thoại bao gồm cả smartphone chạy Android và iOS. Các trò chơi dành cho thi đấu mới sẽ liên tục được tung ra trong tháng tới.
Video đang HOT
“Với các đối tác như Sony Mobile và Gameloft, chúng tôi đang thực sự đưa việc chơi game trên điện thoại di động lên một cấp độ mới”, đại diện của MLG tuyên bố.
Rất có thể đây sẽ là hình ảnh thi đấu trong tương lai của các giải đấu eSport nổi tiếng thế giới,
Hiện tại các giải đấu trong khuôn khổ MLG đang đóng góp hơn 750.000 trận đấu trực tuyến trên PC và console mỗi tháng. Các giải đấu MLG Pro Circuit đang được tổ chức tại nhiều thành phố trên đất Mỹ, được phát sóng và truyền hình trực tiếp cho hàng trăm ngàn game thủ trên khắp 170 quốc gia.
Trên thực tế, sự phát triển cũng như doanh số bán của smartphone hiện nay đã vượt xa con số mơ ước của PC hay các hệ máy console. Việc chuyển hướng các giải đấu game sang “sân chơi” mới này đã được các hãng phát triển chú ý và thậm chí, một trong những giải đấu thế thao điện tử lâu đời và thành công nhất trên thế giới là World Cyber Games cũng đã chuyển thành lễ hội game di động.
Theo Game Thủ
Nữ trọng tài FIFA thích 'gõ đầu trẻ'
Sau mỗi giải đấu, trọng tài Kiều Thị Thúy lại trở về với nghề giáo viên yêu thích của mình.
Cô giáo Kiều Thị Thúy và các học trò. Ảnh: Mai Hương.
Đã ngoài 35 tuổi nhưng trông chị Thúy chẳng khác nào đôi mươi. Thường thì cái nghề chạy suốt ngày trên sân, luôn "cướp" đi làn da trắng trẻo của người phụ nữ, ấy vậy mà trông chị chẳng bị đen bởi nắng chút nào, thế mới lạ. Có lẽ vì thế, trông chị Thúy đã hiền còn hiền hơn. Nghe chị kể về cuộc đời, về nghiệp, mới thấy đằng sau nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt hiền hậu là cả một sự nỗ lực đến khâm phục của chị.
Hơn một thập kỷ theo nghiệp trọng tài nhưng với chị Thúy, cái ngày mà chị nộp đơn xin theo học dường như không bao giờ quên. Ngày đó, bóng đá nam còn chưa phát triển, nữa là bóng đá nữ. Vậy mà chị vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng. "Theo học và tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Hà Nội nhưng trái bóng luôn là niềm đam mê số một với tôi. Hồi bé tí, tôi đã thích đá bóng. Vì bận học nên không theo được. Khi ra trường, tôi quyết theo đuổi niềm đam mê cháy bỏng của mình", Thúy tâm sự.
Quyết tâm là vậy nhưng Thúy đâu biết hồi đó, theo được nghiệp trọng tài nữ đâu có dễ. Chẳng vậy mà, lớp của Thúy có chưa đến chục người, nhưng đến khi tốt nghiệp chỉ còn lại vài mống. Cuộc sống khó khăn, những ánh mắt tò mò, thậm chí là cười giễu cợt, đã không khiến ít người phải sớm đầu hàng với cái nghiệp mà đáng lẽ chỉ có đàn ông mới theo. Rất may là bóng đá Việt Nam vẫn còn nhiều người tâm huyết. Thấy được sự vất vả, hy sinh của những trọng tài mang phận nữ, đã có không ít người giúp đỡ rất nhiệt tình. Thúy kể, dù học và tập luyện nhiều, nhưng lần đầu ra sân run lắm. Sợ không biết quyết định đúng hay sai, diễn biến trận đấu chỉ trong tích tắc. Trận đấu càng đơn giản càng "đáng sợ". Dù vậy, trọng tài nữ cũng được ưu ái nhiều, dù có hơi sai sót nhưng vẫn dễ được bỏ qua.
Nỗ lực khẳng định mình, năm 2005, Thúy vinh dự được phong cấp FIFA, chỉ sau đàn chị Mai Hoàng Trang hai năm trước đó.
Gặp chị Thúy khi chị đang giảng dạy Thể dục thể chất cho các em học sinh trường THCS Lĩnh Nam (Hà Nội). Khá "cứng" trên sân nhưng khi trở lại cuộc sống hàng ngày, trông chị đẹp rạng ngời, đầy nữ tính trong vai trò của một người gõ đầu trẻ. Chị Thúy tâm sự, nghề trọng tài là đam mê nhưng nghề giáo vẫn sẽ là nghề theo chị đến hết cuộc đời. Không phải chỉ có chị Thúy, những đồng nghiệp của chị như trọng tài Công Thị Dung, Lê Thị Hoa, Lê Thị Hạnh... ai cũng có nghề tay phải, bên cạnh niềm đam mê với trái bóng.
Chị Thúy thừa hiểu, so với các đồng nghiệp nam, các trọng tài nữ thua thiệt nhiều. Không chỉ từ chuyện lương, thưởng, mà đến cả các chế độ, phụ cấp. Ngay cả đến việc xét danh hiệu còi vàng, cờ vàng để chị em phấn đấu, cũng chưa được VFF "ngó" tới suốt 10 năm qua.
Sự hỗ trợ với các trọng tài nữ cũng không nhiều. Bởi vậy, họ thường tự thân vận động là chính. Buồn hơn, dường như các trọng tài nữ vẫn chưa được tôn trọng đúng mức. Hình ảnh trọng tài Mai Hoàng Trang bị các cầu thủ nam lao tới hành hung đúng vào ngày 8/3 năm ngoái, khiến chị Thúy và những đàn em đang theo đuổi nghiệp trọng tài nữ, không khỏi bị sốc. Song, cái thiệt thòi nhất, buồn nhất với chị Thúy và các đồng nghiệp, chính là cái nghề trọng tài khiến chị luôn phải không ngừng học hỏi, đi bắt các giải, nên thường phải đánh đổi rất nhiều. Gặp chị ngày 8/3 năm ngoái, chị bảo: "Đến giờ vẫn chưa có gì". Năm nay thì chị không nói, mà chỉ cười nhạt rồi nói sang chuyện khác.
Thành công nhất định của Thúy ngày hôm nay, không phải tự nhiên mà đến. Ai cũng biết, để được công nhận đẳng cấp FIFA, sẽ phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe về chuyên môn, thể lực và đặc biệt là ngoại ngữ. Thúy bảo, có ngoại ngữ tốt, mới có sự tự tin. Bắt 1 trận đấu quan trọng, nếu không vững ngoại ngữ, sẽ rất khó phối hợp cùng các đồng nghiệp. Và một điều nữa, chị Thúy không muốn hình ảnh các trọng tài nữ Việt Nam, lại không đẹp trong mắt các bạn bè thế giới, chỉ vì yếu trong giao tiếp đơn thuần. Sau ngoại ngữ, đến thể lực. Thúy hiểu rằng, muốn trở thành 1 trọng tài đẳng cấp, cần phải không ngừng tập luyện nâng cao thể lực. Cho đến giờ, Thúy vẫn thường xuyên tập chạy, tham gia cùng CLB 2 buổi trong tuần và tự nguyện bắt các trận đấu phong trào không công, coi đó như một buổi tập thực tế.
Những ngày này, chị Thúy hiện tham gia Hội thảo và làm nhiệm vụ tại giải Algarve Cup tại Bồ Đào Nha. Vậy là ngày 8/3 năm nay, có lẽ ngay cả những bó hoa của lũ trẻ trên lớp, chị cũng không có...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Rất gần mà rất xa Không biết từ lúc nào em đã sợ rằng mình sẽ mất anh nhỉ? Em sợ đến một ngày nào đó anh không còn nghĩ về em nữa. Em lo sợ cảm xúc của mình sẽ như thế nào đây? Có thể em sẽ rất bình thản, nhưng là sự bình thản trong cô đơn. Nhưng cũng có thể em cảm thấy rất...