Thổi ‘bong bóng ‘tài sản ảo, cảnh báo hệ luỵ khó lường
Nhiều doanh nghiệp đang tạo ra tài sản ảo, thông qua phát hành trái phiếu. Các chuyên gia kinh tế quan ngại rằng đại dịch Covid-19 chưa qua mà “bong bóng” trái phiếu đã tới thì đó là nguy cơ lớn.
“Bong bóng” trái phiếu?
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 8/2020, các doanh nghiệp đã đăng ký phát hành 723 đợt trái phiếu, để huy động 127.000 tỷ đồng, tăng gần 70% so với tháng trước. Trong đó, có 37 doanh nghiệp tổ chức phát hành thành công với 172 đợt, huy động được 38.400 tỷ đồng. Như vậy, giá trị phát hành trong tháng 8 gấp gần 2 lần so với giá trị phát hành thành công trong tháng trước đó.
Trong số này, các công ty bất động sản tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ vốn huy động, chiếm hơn 30%, tiếp đến là các tổ chức tín dụng, dịch vụ, sản xuất và chứng khoán. Đáng quan tâm là một doanh nghiệp (Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xích Lô Đỏ), có ngành nghề kinh doanh chính là cắt tóc, làm đầu, gội đầu đã phát hành thành công lô trái phiếu kỳ hạn 10 năm, với giá trị 738 tỷ đồng vào ngày 25/8/2020, mệnh giá trái phiếu là 1 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ phát hành trái phiếu trong tháng 8 là do doanh nghiệp gấp rút chạy đua trước thời điểm Nghị định 81/2020 NĐ-CP với những ràng buộc chặt hơn về điều kiện phát hành, có hiệu lực từ 1/9/2020.
Theo HNX, lũy kế 8 tháng đầu năm 2020 có 174 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, huy động hơn 237.700 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2019.
Với cơ chế phát hành khá dễ dàng, từ đầu năm tới nay, nhiều doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao hơn đáng kể so với lãi suất ngân hàng, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cá nhân tham gia. Hiện Việt Nam cùng Trung Quốc và Malaysia là 3 quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á.
Theo thống kê, trong 8 tháng qua, nhiều công ty có tần suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp dày đặc, giá trị phát hành vượt tới từ 10-100 lần vốn chủ sở hữu. Có doanh nghiệp phát hành tới 2 đợt/ngày. Trong đó chủ yếu là trái phiếu phát hành riêng lẻ, không có tài sản đảm bảo. Tuy triển khai dày đặc các đợt phát hành trái phiếu huy động vốn, nhưng thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ… của nhiều doanh nghiệp còn chưa được công khai, minh bạch.
Lãi suất phát hành trái phiếu từ 10-20%, cao nhất thuộc về một DN tại TP.HCM khi phát hành 163 tỷ đồng trái phiếu, để đầu tư cho Trung tâm phụ tùng sửa chữa xe cơ giới và 50 salon Vissa Beauty. Nếu lĩnh lãi theo tháng, đầu tư 5 triệu đồng, sẽ được hưởng lãi suất 15%/năm, đầu tư 10 triệu đồng, hưởng lãi suất 15,5%/năm, đầu tư 1 tỷ đồng, hưởng lãi suất 19,5%/năm. Nếu nhận lãi theo năm, mức lãi suất được trả sẽ cao hơn 0,8%/năm so với lãi suất nhận theo tháng.
Lo ngại những nguy cơ
Theo Bộ Tài chính, các doanh nghiệp thường phát hành trái phiếu thành nhiều đợt, không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp nhưng phát hành trái phiếu với khối lượng lớn. Đáng báo động hơn, trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, một số không làm rõ mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp tăng nhanh, trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường ngày càng nhiều, lại chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, khiến nhà quản lý quan ngại.
Video đang HOT
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc phát hành trái phiếu quá dễ dàng, khiến cho nhiều doanh nghiệp huy động được số tiền lớn, chỉ với những tờ giấy (trái phiếu) in ấn đẹp. Chẳng hạn như doanh nghiệp Xích Lô Đỏ, phát hành lô trái phiếu có quy mô rất lớn, gấp 36,9 lần so với vốn điều lệ, đó là chưa kể so với vốn chủ sở hữu, thấp hơn vốn điều lệ. Trong khi doanh nghiệp này làm ăn chưa có lãi. Như vậy, những trái chủ đang phải đối mặt với rủi ro lớn, khi khả năng trả nợ của công ty này còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, hiện các doanh nghiệp phát hành trái phiếu không bị giám sát về giải ngân, về sử dụng vốn, nên nguồn vốn huy động được không rõ có đầu tư cho dự án hay lại dùng để làm việc khác, vấn đề này rất khó kiểm soát.
Các chuyên gia kinh tế quan ngại rằng, đại dịch Covid chưa qua mà “bong bóng” trái phiếu đã tới thì đó là một thảm họa. Hiện tại, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một tài sản chưa đến hạn trả nợ. Nhưng đến hạn mà doanh nghiệp không thể thanh toán cho trái chủ thì trái phiếu trở nên vô giá trị. Hệ lụy xảy ra là rất lớn, không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn với cả nền kinh tế. Bởi nhiều doanh nghiệp đang tạo ra tài sản ảo, không dựa trên thực lực của mình, không đánh giá được tình hình kinh tế đang khó khăn.
Trên thực tế, hiện tượng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc gần đây là một cảnh báo. Nhiều doanh nghiệp ở quốc gia này mất khả năng thanh toán gốc và lãi trái phiếu, đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Thị trường chứng khoán đi khác quy luật "đại khủng khoảng"
Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc suy thoái của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid năm 2020 sẽ không tồi tệ như 2 cuộc đại khủng hoảng xảy ra vào năm 1929-1930 và 2008-2009, song vẫn sẽ là một cuộc suy thoái cần rất nhiều thời gian để phục hồi.
Ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Diễn đàn Dịch vụ tài chính.
Một so sánh mới đây cho thấy, trong thời kỳ đại khủng hoảng 1929 - 1933, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chạm đáy vào ngày 8/7/1932, giảm 89% so với mức đỉnh vào tháng 9/1929, khiến TTCK trở thành thị trường giá xuống lớn nhất trong lịch sử phố Wall.
Phải mất 25 năm sau, tức đến tháng 11/1954, chỉ số Dow Jones mới lấy lại được trọn vẹn những gì đã mất khi trở lại mức cao nhất năm 1929.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, chỉ số Dow Jones rớt hơn 50% từ mức đỉnh 14.164,53 điểm (vào ngày 9/10/2007) xuống 6.594,44 điểm (ngày 5/3/2009).
Mặc dù mức giảm này không phải lớn nhất trong lịch sử, nhưng cũng đủ sức nhấn chìm niềm tin và tài sản của rất nhiều nhà đầu tư.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu mang đến hệ lụy về một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên diện rộng.
Tuy nhiên, điều thú vị là trong vòng 4 tháng, từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020, chỉ số Dow Jones chỉ giảm 24%. Trên nhiều TTCK khác, mức độ suy giảm của chỉ số cũng nhẹ và đang phục hồi trở lại.
"Nhìn vào TTCK toàn cầu năm nay có thể thấy có giảm nhưng mức độ giảm rất nhẹ so với 2 cuộc đại suy thoái trong quá khứ. Tại sao khi các nền kinh tế có dấu hiệu của sự thu hẹp rất lớn và chưa biết điều gì sẽ xảy ra khi đại dịch chưa kết thúc, nhưng mức độ sụt giảm của TTCK lại không phản ánh tình trạng nghiêm trọng này?".
Ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đặt câu hỏi như vậy tại Diễn đàn Dịch vụ tài chính do IDG và VASB tổ chức mới đây.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, mức độ sụt giảm của TTCK trong đợt khủng hoảng hiện nay khác với 2 cuộc trước đó có nguyên nhân đầu tiên ở lý do tạo ra khủng hoảng.
Chẳng hạn, cuộc đại suy thoái 2008-2009 bắt nguồn từ khủng hoảng trên thị trường tài chính, tức là hệ thống tài chính bị phá vỡ từ bên trong, còn năm nay, khủng hoảng bắt nguồn từ dịch bệnh rồi tác động lan dần đến nền kinh tế thực, từ hệ thống cung ứng đến nhu cầu người tiêu dùng, đến tỷ lệ thất nghiệp..., từ đó TTCK chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp, nên mức độ ngấm và giảm sâu khác với cuộc khủng hoảng lần trước.
Lý do thứ hai, đối mặt với khủng hoảng lần này, chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đã can thiệp rất nhanh và mạnh để cứu nền kinh tế khỏi trượt sâu vào suy thoái. Các gói cứu trợ hàng ngàn tỷ USD được tung vào nền kinh tế khiến dòng tiền không bị căng, thậm chí trở nên rẻ hơn nhiều so với trước.
Hành động của các chính phủ và ngân hàng trung ương vừa củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, vừa tạo ra dòng tiền lỏng dồi dào và một phần trong đó có thể quay lại đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.
"Trước đây, ngân hàng trung ương không được phép trực tiếp cho vay, không được phép trực tiếp can thiệp vào thị trường, ngoại trừ bằng các công cụ chính sách. Tuy nhiên, hiện tại, Fed có thể đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp bằng cách mua chứng khoán, mua các khoản nợ của doanh nghiệp. ây là giải pháp chưa từng có trong lịch sử thị trường tài chính thế giới", ông Ngoạn nói.
Một điểm nữa khiến TTCK trong đợt khủng hoảng lần này khác biệt đó là doanh nghiệp nói chung bị tác động do nền kinh tế thực bị thu hẹp, song riêng đối với các doanh nghiệp công nghệ và tiêu dùng thiết yếu, đây là cơ hội bùng nổ và phát triển.
Khối doanh nghiệp này đóng góp vào sự cân bằng chỉ số trên các TTCK và làm giảm mức độ suy thoái của các nền kinh tế vì ảnh hưởng của đại dịch.
Các tổ chức tài chính quốc tế đang ứng dụng các giải pháp mang tính nền tảng để thoát khỏi suy thoái, đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Tháng 3 năm nay, Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã thực hiện bước đi chưa từng có là tạm thời đóng cửa sàn giao dịch để chống lại sự lây lan của dịch Covid-19, chuyển sang giao dịch thuần điện tử lần đầu tiên kể từ khi thị trường mở cửa năm 1792.
Tại châu Á, sàn giao dịch Singapore (SGX) đã đặt ra kế hoạch sử dụng dữ liệu và AI để giúp các nhà giao dịch giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam, ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ, Công ty cổ phần FPT chia sẻ, dịch bệnh đã tạo ra nhiều đứt gãy, nhưng đồng thời lại là động lực thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ trong mọi mặt của đời sống, kinh doanh tại Việt Nam.
ứng trước tình hình khó khăn do sức mua giảm, nhiều hoạt động bị đình trệ, các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán và dịch vụ bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành số hóa và chuyển đổi số để tác nghiệp theo cách mới. Những doanh nghiệp đi tiên phong trong xây dựng nền tảng công nghệ có khả năng trụ vững và tận dụng được cơ hội thị trường.
Các tổ chức tài chính không bị đứt gãy vì dịch bệnh là yếu tố quan trọng khiến dòng tiền không bị đứt gãy trên TTCK. ây cũng là một yếu tố khiến TTCK không suy giảm quá mạnh và quá nhanh như các cuộc đại khủng hoảng trước đó.
Cuối năm 2021, nền kinh tế mới có thể phục hồi
Ông Vũ Bằng, Nguyên Chủ tịch UBCK, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.
ại dịch Covid-19 đạt đỉnh điểm từng nước khác nhau, nên khả năng kết thúc trên toàn cầu không thể cùng một thời điểm, mà có thể kéo dài.
Bên cạnh đại dịch, mối quan hệ giữa các nền kinh tế lớn đang phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khiến dự báo về triển vọng của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp trở nên không dễ dàng.
Với Việt Nam, tôi thấy có mấy ưu điểm. Thứ nhất, công tác phòng, chống dịch thành công và sớm nhất trên thế giới, nên nền kinh tế sớm có thể tập trung vào việc ổn định sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Quốc hội có nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn vì đại dịch.
Chính phủ tập trung giảm rào cản kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng, với các chính sách ổn định, dễ đoán định hơn. Cùng với đó, Chính phủ tập trung thúc đẩy đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng, chọn lọc thực thi các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, để từ đó lôi kéo khu vực tư nhân vào cuộc. ây cũng là các hoạt động có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trong việc đón nhận dòng vốn ngoại, sẽ chưa thể mong các tập đoàn kinh tế lớn có sự chuyển dịch nhanh vào Việt Nam, nhưng các chủ thể có quy môi trung bình và trên trung bình thì đang có sự dịch chuyển.
Tôi được biết, Chính phủ sẽ có giải pháp để tận dụng cơ hội này thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng hồi phục nhanh hay chậm của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, thị trường bất động sản và ngân hàng là 2 mảng thị trường có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có quan hệ hữu cơ khá chặt chẽ. Nếu thị trường bất động sản trụ được (không suy thoái) thì thị trường ngân hàng sẽ vững, nền kinh tế sẽ không có khả năng suy thoái sâu.
Về phía các doanh nghiệp, dịch bệnh xảy ra cho thấy, tính linh hoạt trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp rất cao. Nếu dịch bệnh không quay trở lại vào mùa Thu năm nay thì có nhanh cũng phải đến quý I/2021, nền kinh tế nước ta mới tăng trưởng trở lại và khả năng phục hồi sẽ phải cuối năm 2021.
Trong sự phục hồi này, tôi tin là cấu trúc của nhiều doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế sẽ tốt hơn, hay nói cách khác là sẽ có sự thay đổi về chất để duy trì hoạt động trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt.
iều cần nhất với các doanh nghiệp là phải tìm ra cách khai thác thị trường trong nước và chen chân vào thị trường thế giới, đây là điểm đòi hỏi tư duy thích ứng và sức sáng tạo của các doanh nghiệp, doanh nhân.
Môi trường kinh doanh khắc nghiệt hơn cũng buộc các doanh nghiệp phải đổi mới về chất lượng quản trị để có thể tồn tại và tồn tại lâu dài.
Quản trị tốt sẽ tạo động lực và xử lý hài hòa lợi ích của các bên liên quan, từ đó giúp doanh nghiệp thích nghi và phát triển. Theo tôi, bên cạnh khả năng thích ứng, quyết đoán, sẵn sàng đối mặt và đổi mới, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xây dựng và củng cố hơn nữa văn hóa minh bạch. Nếu minh bạch thì đối mặt với khó khăn, doanh nghiệp vẫn giữ được niềm tin, từ đó tạo nên sự gắn kết và động lực để vượt khó.
Diễn đàn Dịch vụ tài chính do IDG và VASB tổ chức đã vinh danh một số công ty chứng khoán như FPTS, BSC, VPS, VNDIRECT, HSC, SSI, TCBS... có ứng dụng thông tin tiêu biểu và có sản phẩm dịch vụ sáng tạo, được khách hàng hài lòng. Khối công ty bảo hiểm có FWD, AIA, Dai-ichi, Manulife, Sunlife... được vinh danh.
Coma 18 báo lỗ nặng tới 136 tỷ đồng trong quý 2 do kinh doanh dưới giá vốn CIG ghi nhận lỗ ròng hơn 136 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 2.6 tỷ đồng. CTCP COMA 18 (HOSE: CIG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu thuần 38 tỷ đồng, gấp 111 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn khi chiếm tới 174 tỷ đồng khiến CIG lỗ...