“Thổi bay” vết trầy xước, rỉ sét, vết lõm trên ô tô bằng vài mẹo nhỏ
Vết trầy xước, rỉ sét, vết lõm… ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ của ô tô nhưng chúng có thể được khắc phục bằng những cách đơn giản để khôi phục lại vẻ ngoài cho chiếc xe.
Loại bỏ các miếng dán
Sau mỗi dịp đặc biệt trang trí xe, điều khiến tài xế ô tô lo lắng là làm sao để bóc những miếng dán, decal để không lưu lại vết băng keo xấu xí.
Cách loại bỏ rất đơn giản là sử dụng dầu ăn hoặc dấm, thấm đều lên miếng dán và từ từ bóc chúng ra khỏi bề mặt xe. Tiếp theo, dùng dao cạo để loại bỏ vết keo còn sót lại. Nhớ thực hiện thao tác này nhẹ nhàng để tránh làm xước sơn xe.
Xử lý vết lõm ở cản trước
Vết lõm nhỏ trên xe thường do người lái bất cẩn va vào hoặc không may có vật lạ rơi trúng xe. Bạn hoàn toàn khắc những vết lõm nhẹ thay vì tốn một khoản tiền sửa chữa, mất nhiều thời gian đến gara.
Với vết lõm ở cản trước hoặc cản sau, bạn lấy nước sôi đổ lên vị trí lõm để làm mềm, dùng búa cao su gõ hoặc dùng tay ấn ngược từ phía trong tấm cản đẩy ra phía ngoài để làm đầy chỗ lõm.
Video đang HOT
Trong trường hợp ba-đờ-sốc gặp vấn đề móp méo, bạn có thể xử lý bằng cách dùng cây thụt bồn cầu loại có đầu cao su hình bát (cup-blunger) để kéo. Chú ý, cần lau một lớp nước mỏng lên bề mặt thân xe để tăng độ bám, sau đó liên tục thực hiện động tác ấn, kéo cho đến khi vết lõm lồi dần.
Đối với vết lõm sâu hoặc ở những phần cứng hơn bạn nên đưa xe tới gara để xử lý, đảm bảo tính thẩm mỹ cho diện mạo chiếc xe.
Xử lý vết trầy xước nhẹ
Khi ô tô va chạm hoặc cọ xát với vật gì đó, bề mặt xe rất dễ bị xước. Với những vết trầy xước nhẹ, bạn có thể khắc phục bằng vài món đồ giá rẻ, dễ tìm như: lọ sơn móng tay, sáp, kem đánh răng, sơn cùng màu thân xe.
Đầu tiên, dùng khăn mềm đã được làm ẩm để lau sạch vị trí xước để xác định độ nông, sâu của vết xước, từ đó có cách xử lý phù hợp. Nếu đó là một vết xước nhẹ thì mọi việc đã dễ dàng rồi.
Lấy giấy nhám loại mịn rồi thấm một chút nước cùng một chút sơn cùng màu thân xe (hoặc sơn móng tay, kem đánh răng, sáp,…) sau đó chà theo chiều vết xước để tránh lan rộng hoặc làm vết xước thêm sâu hơn. Đợi khoảng 1 tiếng cho lớp “sơn” mới khô lại.
Tiếp tục, rửa sạch vết xước một lần nữa, dùng khăn mềm lau khô, thoa dung dịch đánh bóng lên vị trí trầy xước. Thao tác này cần được làm nhanh gọn và thoa ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi vết xước đã mờ hẳn.
Lấy khăn mềm nhúng nước để lau sạch dung dịch, đợi 5 phút cho khô rồi tiếp tục công đoạn này thêm lần nữa. Trước khi cất đồ, bạn nên vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa xử lý. Hãy thực hiện công đoạn đánh bóng tại vị trí có nhiều ánh nắng, ánh mặt trời giúp dung dịch đánh bóng bay hơi tốt hơn và tạo ra tông màu đẹp hơn.
Xử lý lớp rỉ sét
Vết rỉ sét xuất hiện bất trên ô tô bất cứ lúc nào, đặc biệt là xe cũ. Lớp rỉ sét không chỉ làm mất thẩm mỹ mà nó còn có thể gây ra một số hỏng hóc nghiêm trọng nếu không phát hiện và xử lý sớm.
Cách khắc phục là dùng miếng len thép, nhúng vào dầu hỏa, chà lên các vết rỉ sét nhỏ, sau đó dùng chiếc khăn đã thấm ướt nước sạch để lau chùi bề mặt có vết rỉ sét. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước coca, sáp tẩy rửa, hỗn hợp dấm và baking soda để lau sạch vết rỉ sét.
Ngoài những cách trên, bạn nên phòng ngừa tình trạng rỉ sét bằng cách chăm sóc và bảo dưỡng ô tô định kỳ, sơn thêm dung dịch chống rỉ bên ngoài lớp sơn xe, giữ cho xe được sạch và rửa xe ngay sau khi đi mưa.
Phanh tay điện tử và những điều cần biết
Hiện nay, phanh tay điện tử đang dần được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các dòng xe, đặc biệt là các dòng xe cao cấp, vậy phanh tay điện tử hoạt động như thế nào.
Phanh tay điện tử (còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử) được vận hành bằng một công tắc trong cabin áp dụng hệ thống phanh điện tử và giữ xe đúng vị trí.
Phanh tay điện tử hoạt động như thế nào?
Khác với phanh tay thông thường, phanh tay điện tử sử dụng mô tơ để thực hiện việc hãm và nhả phanh. Nhờ đó tài xế sẽ điều khiển phanh tay thông qua một cái lẫy ký hiệu hình chữ P nằm trong vòng tròn, thay vì phải kéo như phanh tay thông thường. Tính năng này sẽ hạn chế những rủi ro từ việc quên kéo phanh tay của tài xế. Khi đèn sáng có nghĩa phanh tay đã được hãm và ngược lại, khi đèn tắt tức phanh tay đã bị vô hiệu hóa.
Ngoài ra, trong trường hợp cần số ở những vị trí khác, nếu muốn kéo phanh tay bạn cần phải đạp phanh chân, sau đó, kéo lẫy điều khiển phanh tay lên lúc này hệ thống sẽ điều khiển để hãm phanh lại.
Khác với phanh tay thông thường, phanh tay điện tử sử dụng mô tơ để thực hiện việc hãm và nhả phanh
Về cơ bản, khi muốn nhả phanh tay điện tử, lái xe cần phải đạp chân phanh sau đó nhấn lẫy điều khiển phanh tay xuống. Lúc này đèn cảnh báo phanh tay sẽ tắt báo hiệu phanh tay đã được nhả. Thao tác này giúp người lái tránh khỏi việc xe bị tuột dốc, do nhả phanh tay nhưng quên đạp phanh chân.
Phanh tay điện tử có thể tự Unlock khi lái xe vào số tiến hay lùi và đạp bàn đạp ga. Do đó, trong trường hợp người lái quên thả phanh tay mà vẫn cho xe di chuyển thì hệ thống sẽ tự động Unlock để tránh tình trạng bó phanh, cháy phanh cũng như bảo vệ hệ thống truyền động.
Các lưu ý khi sử dụng phanh tay điện tử
Để sử dụng hiệu quả phanh tay điện tử, cũng như kéo dài tuổi thọ của chiếc xe, không nên cho xe di chuyển trong tình trạng đèn cảnh báo phanh vẫn đang sáng, tất nhiên khi bạn di chuyển hệ thống sẽ tự động unlock. Tuy nhiên, trong khoảnh khắc di chuyển lực hãm phanh vẫn còn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ thống phanh và truyển động.
Không nên cho xe di chuyển trong tình trạng đèn cảnh báo phanh vẫn đang sáng
Ngoài ra, khi hệ thống hoạt động sẽ có một số bất thường hạn như tiếng kêu hay rung bàn đạp phanh, những hiện tượng đó hoàn toàn bình thường bạn có thể yên tâm.
Mặc dù được sử dụng ít hơn các hệ thống khác trên xe, nhưng phanh tay cũng có vai trò rất quan trọng đối với người điều khiển cũng như bản thân chiếc xe. Về cơ bản, công năng của phanh tay điện tử tương tự như phanh tay thông thường, tuy nhiên, nó được điều khiển hoàn toàn tự động, nhằm mục đích ngăn ngừa hậu quả do việc quên kéo và nhả phanh tay của lái xe. Bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người lái.
Đừng tiếc vài phút mở nắp capo kiểm tra trước mỗi chuyến đi Chỉ cần bỏ ra 2-3 phút kiểm tra các bộ phận dưới nắp capo có thể sẽ cứu chiếc xe của bạn khỏi lâm vào cảnh "nằm đường", tiền mất tật mang. Cuộc sống bận rộn hoặc cũng có thể do thói quen nên rất nhiều người chỉ biết trèo lên xe rồi lái đi mà không hề có sự quan sát hay...