Thoát vị rốn, chủ quan là nguy
Thoát vị rốn xảy ra khi một phần của ruột hoặc mô mỡ chui qua khu vực quanh rốn thông qua một điểm yếu trong thành bụng.
Mặc dù thoát vị rốn thường dễ điều trị, nhưng chúng có thể trở thành một tình trạng nghiêm trọng trong một số trường hợp.
Có nhiều dạng thoát vị khác nhau. Thoát vị rốn thực sự xảy ra khi có một khiếm khuyết ở thành bụng trước tại rốn. Chúng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và ít gặp hơn ở người lớn. Nguyên nhân của thoát vị rốn là khác nhau giữa các nhóm tuổi. Đối với trẻ sơ sinh: Khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ, một lỗ nhỏ hình thành ở cơ bụng. Vị trí này cho phép dây rốn đi qua.
Đối với người lớn: Nếu tăng áp lực lên thành bụng, mô mỡ hoặc quai ruột có thể xuyên qua vị trí phần cơ bụng yếu. Thường gặp ở những người thường xuyên bị tăng áp lực ổ bụng: ho dai dẳng, làm việc nặng, phụ nữ mang thai nhiều lần…
Các bác sĩ BV Sản nhi Quảng Ninh phâu thuât cho bệnh nhi bị thoát vị rốn.
Coi chưng biến chứng
Thoát vị rốn thường phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng tỷ lệ chính xác không được biết vì nhiều trường hợp không được báo cáo và tự giải quyết mà không cần điều trị.
Chúng đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh non. Có tới 75% trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg bị thoát vị rốn. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển nằm trong bụng mẹ, dây rốn đi qua một lỗ mở ở thành bụng. Vị trí sẽ đóng lại ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, các cơ không phải lúc nào cũng bịt kín hoàn toàn, để lại một điểm yếu mà qua đó thoát vị rốn có thể đẩy ra.
Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự đóng lại khi được 3 đến 4 tuổi. Nếu thoát vị vẫn còn tồn tại vào thời điểm đứa trẻ 4 tuổi có thể cần phải phẫu thuật.
Thoát vị rốn cũng có thể phát triển ở người lớn, đặc biệt nếu bị thừa cân, nâng vật nặng hoặc ho dai dẳng. Phụ nữ đã mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh thoát vị rốn cao hơn. Ở người lớn, thoát vị phổ biến hơn ở nữ giới. Trong số các trẻ sơ sinh, nguy cơ là như nhau đối với cả bé trai và bé gái.
Biến chứng của thoát vị rốn rất hiếm gặp ở trẻ em. Nếu phần thoát vị bị kẹt và không thể chui ngược vào ổ bụng khiến ruột có thể mất nguồn cung cấp máu và bị hoại tử. Nếu thiếu máu nuôi, ruột mắc kẹt có nguy cơ bị hoại tử và gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Thoát vị nghẹt rất hiếm gặp ở người lớn.
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán thoát vị rốn qua khám thực thể nhằm xác định loại thoát vị là gì. Nếu có liên quan đến ruột có thể có nguy cơ tắc nghẽn, biến chứng…
Video đang HOT
Các kỹ thuật cận lâm sàng như siêu âm bụng, Xquang, CTscan hoặc xét nghiệm máu có thể được chỉ định để chẩn đoán xác định
Điều trị không phải lúc nào cũng được áp dụng, vì một số trường hợp thoát vị rốn tự khỏi. Nhưng không phải trường hợp nào cũng khỏi đặc biệt là đối với người lớn.
Trẻ sơ sinh và trẻ em: Đối với phần lớn trẻ sơ sinh, thoát vị sẽ đóng mà không cần điều trị trước 12 tháng tuổi. Đôi khi, bác sĩ có thể đẩy khối thoát vị trở lại ổ bụng. Điều quan trọng là chỉ những bác sĩ mới được thực hiện phương pháp này.
Phẫu thuật có thể được áp dụng nếu: Thoát vị còn phát triển sau khi trẻ được 1-2 tuổi; Khối thoát vị vẫn còn sau 4 tuổi. Ruột nằm trong túi thoát vị, làm giảm nhu động ruột… Phẫu thuật thường được áp dụng cho người lớn. Điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn, đặc biệt là nếu thoát vị phát triển hoặc bắt đầu đau.
Để hạn chế tình trạng mắc thoát vị rốn trong thời kỳ mang thai cần thường xuyên khám thai, tư vấn và thực hiện các biện pháp tránh sinh non. Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế bệnh bằng cách thực hiện chế độ ăn giảm cân nếu đang bị thừa cân. Không nên làm việc quá nặng nhọc. Nên có chế độ ăn uống hợp lý. Nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Em bé nửa tháng tuổi bị hoại tử ruột nghi do bố thêm 1 thìa sữa bột khi pha sữa
Pha sữa cho trẻ dù thừa hay thiếu đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con trẻ.
Bé sinh non bị hoại tử ruột, nghi do người bố pha quá nhiều sữa bột
Pha sữa bột là kỹ năng cơ bản nhất và đơn giản nhất mà mọi cha mẹ cần phải biết. Tuy nhiên thực tế không phải bất cứ cha mẹ nào cũng nắm rõ cách pha sữa cho con. Một tổ chức đã từng thực hiện một cuộc khảo sát, chỉ có 20% những người mới làm cha mẹ quen với việc pha sữa bột, gần 30% còn lúng túng và 50% hoàn toàn phụ thuộc vào người giúp việc và người già.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng việc pha sữa bột chỉ đơn giản là cho bột vào nước rồi lắc qua lại là xong. Thực tế đã chứng minh rằng việc xem nhẹ quá trình pha sữa bột, quá tùy tiện có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe.
Đứa trẻ sinh non mới được nửa tháng tuổi đã bị viêm ruột hoại tử.
Cách đây ít lâu, một em bé mới sinh được nửa tháng tuổi ở Ôn Châu, Trung Quốc được chẩn đoán mắc chứng hoại tử ruột, nghi ngờ do cách pha sữa bột không đúng cách của người cha. Lý do là vì người cha thấy lượng sữa bột pha hàng ngày ít quá nên quyết định cho thêm một thìa sữa bột vào sữa của con.
"Mỗi lần pha sữa bột cho con, tôi đều cố ý thêm vài thìa nữa, hy vọng con sẽ được ăn no", người cha chia sẻ. Mặc dù ý định của người cha là tốt nhưng lại bỏ qua nhu cầu sữa của trẻ. Đến khi thấy bé có các biểu hiện như chướng bụng, nôn trớ, bụng cứng mới đưa đến bệnh viện khám thì phát hiện 35cm ruột non đã chuyển sang màu đen. Đứa trẻ đã bị viêm ruột hoại tử.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non như ruột và hệ miễn dịch chưa trưởng thành, hàng rào niêm mạc ruột và vi tuần hoàn bị suy giảm, tuần hoàn không ổn định, phản ứng viêm,...
Nghi ngờ nguyên nhân có thể do người cha pha sữa quá đậm đặc trong khi con sinh non, cơ thể còn yếu. (Ảnh minh họa)
Cho đến nay, chưa có tài liệu khoa học uy tín nào chỉ ra rằng nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là do uống sữa pha quá đậm đặc. Nhưng do trẻ sinh non, khả năng tiêu hóa và hấp thụ sữa công thức còn yếu, nếu pha sữa không đúng liều lượng, công thức theo hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến carbohydrate và lipid không được tiêu hóa hết nên có thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột lên men tạo ra các chất khử, axit hữu cơ, axit béo chuỗi ngắn, carbon dioxide, hydro và các sản phẩm khác. Những chất này có thể gây tổn thương niêm mạc của em bé, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh.
Pha sữa bột cho trẻ dù thừa hay thiếu đều nguy hiểm
Nhiều cha mẹ thường nghĩ pha sữa bột quá đơn giản nhưng chính điều này lại quyết định đến sức khỏe của con trẻ. Pha sữa cho trẻ dù thừa hay thiếu một thìa cũng đều không được. Nếu bạn nhìn vào hướng dẫn ở nhãn dán trên sữa bột sẽ thấy mỗi hộp sữa đều có ghi rõ tỉ lệ sữa công thức, số thìa tương ứng với số tháng tuổi của trẻ, ngoài ra còn có các loại thìa đo đặc biệt để kiểm soát tỷ lệ.
Đối với trẻ nhỏ, thêm một thìa sữa bột là một vấn đề lớn. Tất cả các cơ quan của trẻ sơ sinh đều rất mỏng manh, và ruột của trẻ có khả năng chịu áp lực thẩm thấu vẫn còn hạn chế.
Nếu bạn cho con uống quá nhiều sữa bột sẽ làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu của hệ tiêu hóa, và cuối cùng là viêm ruột hoại tử cấp tính, cũng như các nguy cơ khác:
- Gây gánh nặng cho thận của em bé
- Dẫn đến cho ăn quá nhiều
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa
- Ảnh hưởng đến đường máu của bé
- Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước của bé
Nếu việc uống thừa sữa bột trong thời gian còn có thể gây sốt, có máu trong phân và các triệu chứng khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Pha sữa bột cho trẻ cần đúng tỷ lệ, không được thừa hay thiếu. (Ảnh minh họa)
Tất nhiên, pha sữa bột quá loãng cũng sẽ không tốt. Từ 0 đến 1 tuổi, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ, sữa quá loãng sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Hơn nữa sữa quá loãng tức là phần sữa bột ít hơn phần nước, uống quá nhiều nước cũng khiến nước không đào thải được qua thận, dẫn tới tình trạng thường gọi là nhiễm độc nước ở trẻ.
Vì vậy, hãy làm mọi thứ theo quy tắc và đừng bỏ qua hướng dẫn trên hộp sữa.
Một số điều cần lưu ý khi pha sữa bột cho trẻ
Pha sữa bột nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất đó là một công việc đòi hỏi phải chính xác. Bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Trình tự pha sữa bột là cho nước vào trước sau đó đổ sữa bột vào. Tránh cho sữa bột vào trước rồi mới pha nước vì có thể làm lượng nước không chính xác, nếu cho lượng nước ít thì nồng độ sữa bột sẽ cao hơn, không tốt cho bé. Và nếu bạn cho sữa bột vào trước rồi mới đổ nước vào thì sữa bột sẽ dễ bị vón cục và không dễ tan.
- Lấy chuẩn lượng sữa bột. Lấy lượng bột bằng đúng thể tích thìa, không múc đầy tràn và cũng không múc thiếu.
- Sau khi cho sữa bột vào nước, xoay bình sữa theo chiều ngang. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng lắc mạnh bình sữa lên xuống sẽ giúp bột hòa tan. Mặc dù cách làm này sẽ làm tan hoàn toàn nhưng cũng sẽ làm tăng bọt trong sữa, sau khi uống, trẻ dễ bị nấc, trào sữa, đầy hơi và các vấn đề khác.
Cách đúng là bạn nên cầm bình sữa trẻ em trong lòng bàn tay và vặn trái phải, giống như xoa tay khi bị lạnh vào mùa đông.
- Đa phần các loại sữa công thức đều yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C (trong hướng dẫn sử dụng đã ghi rõ với từng loại sữa). Một số sữa có chứa một lượng nhỏ vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các cấu trúc của các vitamin, làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa. Các loại sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn probiotic nếu pha nước nhiệt độ quá nóng cũng làm giết chết các lợi khuẩn này.
- Không thêm bất kỳ thành phần nào vào sữa bột.
Nguy hiểm khi thoát vị thành bụng Trước đây tôi có mổ sỏi thận phải, vài tháng lại đây tôi thấy bụng ngày càng to, đi khám được chẩn đoán là thoát vị thành bụng. Xin bác sĩ cho biết, bệnh này có nguy hiểm không? halanh@yahoo.com Ảnh minh họa Thoát vị thành bụng (TVTB) là sự di chuyển của các tạng từ trong khoang bụng (thường là ruột non)...